Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về Bảo hiểm xã hội tại huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội (Trang 69)

Mặc dù đã đạt đƣợc những thành công nhất định nhƣng quản lý nhà nƣớc về BHXH tại huyện Sóc Sơn còn nhiều bất cập cần đƣợc khắc phục sớm, đó là:

- UBND và các ngành chức năng vẫn chƣa thực sự quan tâm đến việc thực thi chính sách pháp luật BHXH, văn bản ban hành còn hạn chế, chƣa cụ thể, chƣa có chƣơng trình, kế hoạch mang tính lâu dài, chiến lƣợc phù hợp với tình hình thực tế của huyện để triển khai thực hiện chế độ, chính sách BHXH. Tình trạng doanh nghiệp trốn đóng, nợ đọng tiền BHXH kéo dài nhƣ đã đề cập ở trên đã đƣợc cơ quan BHXH huyện nhiều lần báo cáo nhƣng chƣa đƣợc UBND các cấp quan tâm chỉ đạo, xử lý cụ thể. Nhiều doanh nghiệp vi phạm

61

pháp luật BHXH nhƣng vẫn đƣợc xét khen thƣởng, tôn vinh các danh hiệu danh nhân, doanh nghiệp. UBND chƣa hỗ trợ cơ quan BHXH thu nợ BHXH đối với các doanh nghiệp nợ đọng qũy BHXH.

- Số lƣợng cán bộ viên chức thực hiện công tác BHXH tại cơ quan BHXH còn ít so với yêu cầu thực tế dẫn đến việc giải quyết hồ sơ còn chậm, việc phân công, sắp xếp công việc chƣa hợp lý dẫn đến tình trạng ngƣời làm nhiều, ngƣời làm ít gây sự bất bình trong nội bộ, môi trƣờng làm việc còn nhiều bon chen, xảy ra tình trạng “ma cũ bắt nạt ma mới” khiến cho hiệu qủa công việc chƣa cao. Sự phối hợp giữa các bộ phận nghiệp vụ chƣa chặt chẽ, chƣa có sự hỗ trợ lẫn nhau.

- Việc tổ chức thực hiện cũng còn nhiều vấn đề cần xem xét:

+ Hàng năm, số lao động tham gia BHXH liên tục tăng nhƣng thực tế vẫn còn nhiều lao động chƣa tham gia BHXH nhất là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nguyên nhân là do các đơn vị chƣa khai báo đúng số lao động hoặc dùng các thủ đoạn nhƣ thuê lao động dƣới 3 tháng. Vì vậy số lao động tham gua BHXH tăng nhƣng vẫn chiếm tỷ lệ thấp so với số ngƣời trong độ tuổi lao động

+Tình trạng chiếm dụng gây nợ đọng quỹ BHXH trở nên phổ biến. Việc nợ đọng quỹ BHXH gây khó khăn cho cơ quan BHXH và Nhà nƣớc trong quá trình thực hiện chế độ BHXH cho đối tƣợng đồng thời giảm sự uy nghiêm của pháp luật, giảm lòng tin của nhân dân vào Nhà nƣớc. Cũng trong thời gian qua việc trốn đóng BHXH cho ngƣời lao động cũng ngày càng tăng đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

+Vấn đề chi trả và quản lý các chế độ trợ cấp BHXH còn nhiều bất cập, khó khăn trong công tác thẩm định; hồ sơ hƣởng còn phức tạp chƣa gọn nhẹ gây khó khăn cho ngƣời lao động. Tại nhiều doanh nghiệp tình trạng lập khống hồ sơ, giấy tờ nhằm trục lợi quỹ BHXH cho một số cá nhân của doanh

62

nghiệp ngày càng phổ biến, thủ đoạn ngày càng tinh vi mà điển hình là các chế độ thanh toán ngắn hạn nhƣ: ốm đau, thai sản, dƣỡng sức.

- Công tác thông tin tuyên truyền chấp hành chính sách pháp luật BHXH của cơ quan quản lý Nhà nƣớc, các ngành, các cấp chƣa thực hiện một cách thƣờng xuyên, liên tục, thƣờng chạy theo phong trào; có lúc rầm rộ nhƣng có khi lại buôn lỏng nên tình trạng hiểu biết và áp dụng luật BHXH của ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động còn hạn chế.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về BHXH còn mỏng, đôi khi còn buôn lỏng, chồng chéo, chƣa có cơ chế phối hợp nên xảy ra tình trạng nhiều đoàn thanh tra kiểm tra vào cùng một đơn vị trong cùng một khoảng thời gian ngắn làm ảnh hƣởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Mặt khác, hình thức, nội dung, phƣơng pháp tiến hành thanh tra, kiểm tra chƣa phù hợp, việc kiểm tra, thanh tra đôi khi còn chạy theo thành tích, mang tính hình thức. Công tác thanh tra, kiểm tra thiếu sự quan tâm của cơ quan quản lý nhà nƣớc và thiếu sự kết hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về Bảo hiểm xã hội tại huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)