Phân tích SWOT: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công tác

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận nghèo đa chiều và giải pháp giảm nghèo tại xã mai trung, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 84)

76

Điểm mạnh

- Đội ngũ CBKN có kinh nghiệm công tác (số năm công tác từ 2 năm trở nên).

- Được sự ủng hộ của các cấp chính quyền và nhân dân.

- Có được sự hợp tác của các tổ chức, doanh nghiệp phát triển nông nghiệp. - Có nguồn kinh phí h trợ từ tỉnh, trung ương để hoạt động hàng năm - Các câu lạc bộ, HTX chè hoạt động đã có hiệu quả trong nhiều năm.

Điểm yếu

- Hoạt động của đội ngũ CBKN còn hạn chế, kém hiệu quả.

- Năng lực CBKN về thị trường tiêu thụ chè còn yếu.

- Kế hoạch tập huấn của một số chương trình, dự án chưa hợp lý. - Cơ cấu nguồn lực khuyến nông tại cơ sở còn thiếu.

Cơ hội

- Festival Trà Quốc tế - Thái Nguyên 2013 là cơ hội đưa sản phẩm chè tiếp cận thị trường quốc tế, có nhiều hoạt động quảng bá cây chè và các sản phẩm trà, tôn vinh người trồng và chế biến chè…

- Liên hoan trà quốc tế là cơ hội đặc biệt để giới thiệu thương hiệu "Đệ nhất danh trà"- cơ hội phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch làng nghề.

- Có nhiều chính sách cho phát triển cây chè của xã.

- Chương trình xây dựng nông thôn

Thách thức

- Thiếu nguồn kinh phí cho hoạt động khuyến nông.

- Vốn đầu tư cho các chương tình, dự án phát triển chè bị thất thoát, không được đầu tư đúng ch , đúng lúc do vậy đầu tư chưa hiệu quả.

- Một số mô hình trồng chè chưa có hiệu quả, đầu tư dở chừng.

- Giá cả thị trường, vật tư phân bón.... bấp bênh.

- Sản phẩm mới chưa được thị trường chấp nhận.

- Mô hình mới còn gặp nhiều rủi ro và người dân chưa thực sự tin tưởng

77

mới, Đảng bộ xã Phú Cường coi đây là cơ hội lớn để địa phương có điều kiện thu hút đầu tư, vươn lên phát triển kinh tế, nhất là về nông nghiệp.

- Được cục bảo vệ an toàn thực phẩm cấp giấy chứng nhận chè an toàn năm 2014 là cơ hội đưa sản phẩm chè an

toàn của xã tới thị trường với sản phẩm an toàn về chất lượng.

78

4.5. Định hƣớng và giải pháp về công tác khuyến nông trong phát triển sản xuất chè tại xã

4.5.1. Định hướng

- Tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống khuyến nông, từng bước nâng cao năng lực cho đội ngũ CBKN.

- Phối hợp chặt chẽ tổ chức khuyến nông với các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân để đẩy mạnh hơn nữa công tác khuyến nông, làm cho công tác khuyến nông đi sâu và sát sao hơn trong việc phát triển chè an toàn theo tiêu chuẩn VIETGAP trên địa bàn xã.

- Tăng cường hoạt động đào tạo tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn, thông tin tuyên truyền và tham quan hội thảo cho người dân trồng chè.

- Trang bị thêm kiến thức về chè an toàn cho CBKN, cộng tác viên khuyến nông tại cơ sở.

- Tiếp tục xây dựng và triển khai mở rộng diện tích trồng chè an toàn, các giống chè chất lượng cao nhằm quy hoạch thành vùng nguyên liệu chè chất lượng cao.

4.5.2. Giải pháp

Để thực hiện được các phương hướng trên Trạm khuyến nông huyện Đại Từ cần có giải pháp thực hiện cụ thể như sau:

* Giải pháp về công tác tổ chức và quản lý:

- Cần xây dựng cơ chế quản lý và h trợ đối với các nhóm nông dân như: câu lạc bộ, HTX chè...

- Tăng cường đội ngũ CBKN cơ sở theo nghị định số: 02/2010/NĐ-CP của chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư, đồng thời tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho CBKN.

- Đổi mới chế độ chính sách ưu đãi cho CBKN, tăng mức phụ cấp cho CBKN để họ hăng say và nhiệt tình với công việc của mình.

- Sử dụng và đầu tư nguồn vốn có hiệu quả vào các hoạt động khuyến nông trong lĩnh vực sản xuất chè.

79

* Giải pháp về công tác đào tạo tập huấn

- Tổ chức thường xuyên các lớp đào tạo tập huấn, đặc biệt khuyến nông tại cơ sơ cần phải tổ chức được các buổi họp, sinh hoạt cộng đồng tại các xóm để trao đổi kinh nghiệm sản xuất.

- Nội dung tập huấn cần ngắn gọn, xúc tích, cụ thể phù hợp với từng giai đoạn sản xuất, có như vậy người dân mới có hứng thú với bài giảng.

- Trước khi lập kế hoạch tập huấn cần có điều tra nhu cầu của các hộ nông dân đang trực tiếp tham gia sản xuất.

* Giải pháp về công tác mô hình trình diễn

- Xây dựng các mô hình được người dân ủng hộ và tích cực tham gia. - Tăng cường sự trao đổi thường xuyên giữa các hộ cùng tham gia xây dựng mô hình.

- CBKN cần thường xuyên giám sát mô hình.

- Mở rộng một số mô hình có hiệu quả cao theo cụm của xóm để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia, tham quan và học tập.

* Giải pháp về hoạt động thông tin tuyên truyền.

- Để đạt được hiệu quả trong tuyên truyền nội dung thông tin cần ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và đúng thời điểm.

- Thông tin tuyên truyền cũng cần chú ý đến tính định kỳ và lịch cụ thể để nông dân có nhu cầu và quan tâm tới nội dung tuyên truyền sẽ nắm bắt được thông tin một cách chủ động và có hiệu quả.

* Giải pháp về công tác tham qua hội thảo.

- Khi tổ chức cần tìm hiểu và lựa chọn mô hình phù hợp.

- Đối tượng tham gia, tham quan phải là những người thực sự quan tâm tới mô hình, ham học hỏi, chăm chỉ, biết chấp nhận rủi ro, có năng lực và có điều kiện để áp dụng mô hình.

- Sau khi tham quan mô hình các hộ phải thường xuyên gặp mặt để trao đổi thông tin, kinh nghiệm để mô hình được mở rộng và có hiệu quả cao.

80

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua một thời gian nghiên cứu đề tài tại xã Phú Cường – Đại Từ - Thái Nguyên tôi đưa ra một số kết luận sau:

Đội ngũ CBKN đã thể hiện được vai trò của mình trong việc góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội tại địa phương. Đặc biệt, công tác khuyến nông đã có nhiều hoạt động thiết thực đóng góp vào thành tích trong sản xuất chè của địa phương như tổ chức các lớp tập huấn, xây dựng các mô hình trình diễn về cây chè, cung cấp cho người dân các thông tin cần thiết cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè khô. Dưới sự hướng dẫn của Trạm khuyến nông Đại Từ và cán bộ khuyến nông xã, các hộ gia đình trồng chè dần chuyển sang trồng các giống chè mới chất lượng cao, sản xuất chè theo hướng an toàn đem lại năng suất và chất lượng cao hơn hẳn so với các giống chè cũ. Và đã tạo nên thương hiệu chè an toàn xã Phú Cường.

Cơ cấu tổ chức khuyến nông được bố trí từ huyện tới cơ sở, tuy nhiên mạng lưới CBKN của huyện còn mỏng, phần lớn chưa đáp ứng được nhiệm vụ công việc được giao. Trình độ CBKN còn chưa đồng bộ, chủ yếu tâp trung trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, còn các lĩnh vực như lâm nghiệp, thuỷ lợi, khuyến công, khuyến diêm, khuyến nông thị trường... đều rất ít hoặc chưa có. Mặt khác, chuyên ngành đào tạo chưa đi sâu vào thực tế sản xuất, hầu hết đều thiếu kỹ năng phát triển cộng đồng, tỷ lệ CBKN được đào tạo về nghiệp vụ khuyến nông còn thấp nên khả năng truyền đạt kiến thức cho bà con còn hạn chế.

Công tác đào tào tập huấn nhìn chung đã đóng góp được nhiều thành công trong việc thúc đẩy sản xuất chè tại địa phương, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của người dân trồng chè. Các thông tin và nội

81

dung truyền đạt trong các hoạt động khuyến nông còn thiên về kỹ thuật, chưa đầy đủ. Chưa có hệ thống khuyến nông thị trường, khuyến nông xúc tiến thương mại, khuyến nông tư vấn dịch vụ kỹ thuật và khuyến nông hợp tác quốc tế.

Để hoạt động khuyến nông tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được trong thời gian tới, khuyến nông Đại Từ đã và đang có những hướng đi tích cực nhằm đổi mới hoạt động, nâng cao hiệu quả. Bên cạnh sự chuyến hướng của ngành cũng rất cần sự chung tay, chung sức của các cấp, các ngành. Chỉ như thế mới đạt được mục tiêu Khuyến nông mạnh, nông dân giàu”.

5.2. Kiến nghị

* Đối với nhà nước

- Cần củng cố tổ chức khuyến nông từ huyện tới cơ sở, rà soát thường xuyên năng lực, trình độ, chuyên môn của đội ngũ CBKN của huyện và cơ sở. - Về phụ cấp khuyến nông cơ sở: Đề nghị tăng mức phụ cấp cho đội ngũ CBKN ở mức điều chỉnh thu nhập tối thiểu hiện nay hoặc trả lương theo bằng cấp đào tạo.

- Về kinh phí: Tăng thêm kinh phí cho hoạt động khuyến nông để tăng cường và đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông như: tham quan hội thảo, mở rộng quy mô lớp tập huấn, các chương trình khuyến nông; mua các dụng cụ h trợ việc học và giảng dạy cho các lớp tập huấn.

* Đối với địa phương

- Tiến hành quy hoạch vùng trồng chè.

- Cần thực hiện tốt công tác tổ chức và quản lý các chương trình, dự án PTNT.

- Xây dựng các chính sách ưu đãi cho những hộ tham gia tích cực phát triển mô hình trình diễn, HTX chè, các CLB, nhóm hộ cùng sở thích...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TIẾNG VIỆT

1. Dương Văn Sơn, Tiago Wandscheider, Bùi Đình Hòa, Nguyễn Văn Cương (2010), Khuyến nông định hướng thị trường, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Hợp tác phát triển Đức (2006), Kỹ thuật sản xuất chè an toàn, Nxb Tổ

chức

Hợp tác Kỹ thuật Đức.

3. Nguyễn Thanh Lâm (2003), Hoạt động khuyến nông Việt Nam”, Http://www.khuyennongvn.gov.vn, (Website: Trung tâm khuyến nông Quốc gia).

4. Nguyễn Văn Long (2005), Giáo trình khuyến nông, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Nguyễn Hữu Thọ (2004), Bài giảng khuyến nông, Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

6. Nguyễn Hữu Thọ (2007), Bài giảng nguyên lý và phương pháp khuyến nông, Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

7. Trạm khuyến nông huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên (2015), Báo cáo kết quả hoạt động hệ thống khuyến nông và phương hướng hoạt động giai đoạn 2012-2014.

8. Trạm khuyến nông huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên (2015), Báo cáo kết quả thực hiện mô hình sản xuất chè an toàn năm 2014.

9. Trần Văn Hà và Nguyễn Khánh Khắc (1997), Khuyến nông học, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Trịnh Xuân Ngọ (2009), Cây chè và kỹ thuật trồng trọt, Nxb Nông nghiệp, Tp.HCM.

11. Sở NN & PTNT Thái Nguyên (2014), Báo cáo đánh giá công tác khuyến nông năm 2014 và triển khai kế hoạch năm 2015.

12. Uỷ ban nhân dân xã Phú Cường (2015), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ và phương hướng nhiệm vụ công tác trong giai đoạn 2012-2014.

13. Uỷ ban nhân dân xã Phú Cường (2015), Báo cáo thực trạng kinh tế xã hội xã Phú Cường năm 2014.

PHỤ LỤC

BẢNG HỎI ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA CBKN TRONG SẢN XUẤT CHÈ TIÊU CHUẨN VIETGAP

I. THÔNG TIN CHUNG

1.Tên chủ hộ ………tuổi………..

2.Giới tính ………( nam/nữ) Nghề nghiệp………

3.Số nhân khẩu ……….. số lao động chính………..

4.Địa chỉ ……….. xã Phú Cường,huyện Đại Từ, tỉnh Thái

Nguyên.Ngày điều tra ……….

II. NỘI DUNG

1. NÔNG NGHIỆP

Gia đình bác trồng những cây nông nghiệp nào? Diện tích bao nhiêu?

Tên cây trồng Diện tích Năng suất

1.1 Cây lúa

Gia đình bác thường trồng những giống lúa gì?

………. Gia đình bác cấy lúa theo hình thức nào?

□ cấy □ xạ

Gia đình bác thường cấy mấy vụ/ năm?

□ 1 □ 2 □ 3 1.2 cây chè

Gia đình bác thường trồng những loại chè gì? ………

Tên giống chè Diện tích Năng suất

Chè của gia đình có bị sâu bệnh hại gì không? □ có □ không Nếu có thì đó là sâu bệnh gì?

………. Gia đình thường phòng bệnh như thế nào cho chè?

……….

Gia đình bác có biết đến mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VIETGAP không?

□ có □ không Bác lấy thông tin đó từ đâu?

□ CBKN □ tivi/đài □ internet Gia đình có tham gia vào HTX sản xuất mô hình chè này không?

□ có □ không

Bác thấy những tiêu chuẩn đưa ra trong sản xuất chè VIETGAP có phù hợp không?

□ có □ không

Theo bác thì tiêu chuẩn này có thể áp dụng trên tất cả các giống chè không? □ có □ không

Khi áp dụng tiêu chuẩn này vào sản xuất bác thấy có những ưu điểm gì? ………. Nhược điểm của tiêu chuẩn sản xuất này là gì?

……… C BKN có giúp gia đình bác thông tin gì về sản xuất chè tiêu chuẩn

□ có □ không Nếu có thì đó là những thông tin gì?

……… Khi chè bị sâu bệnh thì CBKN có thông báo đến địa phương không?

□ có □ không Nếu có thì thông tin bằng phương tiện gì?

□ lớp tập huấn □ đài phát thanh □ khác

Thông tin mà CBKN chuyển đến có kịp thời không? □ có □ không

Khi cần hỏi thông tin thì bác trao đổi với CBKN bằng cách nào?

□ gặp trực tiếp □ gọi điện □ cách khác CBKN có thường xuyên mở các lớp tập huấn về kĩ thuật sản xuất chè tiêu chuẩn VIETGAP không?

□ có □ không Thường thì bao nhiêu lâu có một lớp?

………

Gia đình bác có phải mua thêm thiết bị khác ngoài các thiết bị sản xuất chè thông thường không?

□ có □ không

Nếu có thì khi mua thiết bị đó gia đình bác có được h trợ gì không? □ có □ không

Bác thấy kỹ thuật sản xuất chè này có khác gì với kĩ thuật sản xuất chè thông thường không?

□ dễ hơn □ khó hơn □ ngang nhau

□ có □ không H trợ bằng cách nào?

□ tập huấn □ làm cùng □ bằng cách khác

Gia đình có khuyến nghị gì với CBKN trong vấn đề chuyển giao kĩ thuật này không?

……… So sánh năng suất 2 loại chè ( chè thông thường và chè VIETGAP) thì bác thấy loại chè nào cho năng suất cao hơn?

□ chè thông thường □ chè VIETGAP

So sánh chất lượng 2 loại chè ( chè thông thường và chè VIETGAP) thì bác thấy loại chè nào có chất lượng cao hơn?

□ chè thông thường □ chè VIETGAP

So sánh vốn đầu tư 2 loại chè ( chè thông thường và chè VIETGAP) thì bác thấy loại chè nào có vốn đầu tư cao hơn?

□ chè thông thường □ chè VIETGAP Sản phẩm chè của gia đình thường tiêu thụ bằng cách nào? □ bán buôn □ bán lẻ

Bán ở đâu?

□ chợ □ nhà □ nơi khác ………..

Theo gia đình bác thấy thì sản phẩm 2 loại chè thì loại nào tiêu thụ dễ hơn? □ chè thông thường □ chè VIETGAP

Sản phẩm nào có giá bán cao hơn?

□ chè thông thường □ chè VIETGAP

CBKN có h trợ gia đình trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm chè VIETGAP không?

□ có □ không H trợ như thế nào?

……… Sự h trợ đó có cần thiết không?

□ có □ không

Gia đình có khuyến nghị gì với CBKN trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm này không? ……… CBKN có h trợ gia đình về giá của sản phẩm không?

□ có □ không H trợ bằng cách nào?

……… Gia đình có khuyến nghị gì với CBKN trong việc trợ giá cho sản phẩm này không? ……… Gia đình có thể cho một vài nhận xét về mô hình sản xuất chè VIETGAP này sẽ có tác động như thế nào đến :

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận nghèo đa chiều và giải pháp giảm nghèo tại xã mai trung, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)