Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận nghèo đa chiều và giải pháp giảm nghèo tại xã mai trung, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 45)

- Đánh giá về kỹ thuật, KT - XH và môi trường đối với chè tiêu chuẩn VietGAP.

- Thực trạng các hoạt động và vai trò của người CBKN trong quá trình thực hiện việc triển khai và phát triển.

- Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của CBKN trên địa bàn xã trong việc duy trì và phát triển bền vững mô hình.

37

3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.3.1 Chọn địa điểm nghiên cứu

- Tiến hành chọn 5 xóm đại diện cho xã về điều kiện tự nhiên, kinh tế và hạ tầng xã hội đồng thời có số lượng hộ gia đình tham gia trong HTX sản xuất chè tiêu chuẩn VietGAP trong năm 2014 là lớn nhất, đó là các xóm: Văn Cường 1, Văn Cường 2, Văn Cường 3, Đèo và xóm Chiềng.

3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất kỳ tài liệu nào.

Trước khi tiến hành điều tra để thu thập thông tin, số liệu sơ cấp chúng tôi tiến hành chọn mẫu điều tra và xây dựng mẫu phiếu câu hỏi điều tra hộ.

+ Chọn mẫu điều tra: Theo phương pháp mẫu ngẫu nhiên không lặp lại với khoảng cách theo danh sách có đánh số thứ tự là lẻ, xóm có nhiều hộ tham gia mô hình nhiều nhất chọn 25 hộ, xóm tham gia mô hình trung bình chọn 15 hộ, 2 xóm có ít nhất hộ tham gia mô hình chọn 10 hộ. Với các hộ trong mô hình phải đảm bảo diện tích trồng lớn hơn 1sào/vụ.

Xác định số lượng mẫu ở m i nhóm hộ. Căn cứ vào thực tế sản xuất của từng địa điểm nghiên cứu chúng tôi tiến hành chọn 60 mẫu ngẫu nhiên không lặp lại.

+ Xây dựng phiếu điều tra:

Phiếu điều tra được chúng tôi xây dựng thông qua các bước:

Bước 1: Dự thảo nội dung phiếu điều tra với các nội dung nghiên cứu. Bước 2: Tiến hành điều tra thử ở một số các địa điểm nghiên cứu

Bước 3: Bổ xung, chỉnh sửa và hoàn thiện mẫu phiếu điều tra và đó là mẫu phiếu điều tra chính thức cho các địa điểm chọn nghiên cứu của đề tài.

38 - Một là thông tin cơ bản về hộ

- Hai là tình hình sử dụng đất đai của hộ. - Ba là thông tin chi tiết về vấn đề điều tra

Với các phiếu câu hỏi chuẩn bị s n, kết hợp với các câu hỏi mở tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp hộ.

3.3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Các số liệu thứ cấp bao gồm: số liệu về điều kiện tự nhiên, các báo cáo về tình hình phát triển KT-XH của UBND xã Phú Cường, báo cáo kết quả công tác khuyến nông của xã Phú Cường qua các năm 2012 - 2014.

- Các thông tin được thu thập thông qua các văn bản, nghị định liên quan đến vấn đề khuyến nông, các báo cáo tổng kết hàng năm, các tài liệu thống kê của UBND xã, số liệu từ các cơ quan có liên quan...và một số tài liệu, sách báo, ấn phẩm đã được công bố.

3.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin

- Từ các nguồn số liệu điều tra, thu thập được trên địa bàn nghiên cứu, tiến hành tổng hợp và phân tích.

- Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả: sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích các số liệu định lượng và định tính.

- Phân tích SWOT: tìm ra sự liên kết giữa mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức của CBKN xã trong việc triển khai và phát triển sản xuất chè tiêu chuẩn VIETGAP này. Để từ đó tìm ra những giải pháp nhằm tận dụng cơ hội, trên cơ sở phát huy những điểm mạnh và đẩy lùi điểm yếu, để vượt qua thách thức trong tương lai.

39

PHẦN 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phƣơng. 4.1.1. Điều kiện tự nhiên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

- Xã Phú Cường là xã miền núi, xã an toàn khu nằm ở phía Tây – Tây Bắc của huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.

- Về địa giới:

+ Phía Bắc giáp xã Minh Tiến

+ Phía Nam - Tây Nam giáp với 2 xã là Phú Thịnh và Na Mao + Phía Đông giáp xã Đức Lương và Phú Lạc

+ Phía Tây – Tây Bắc giáp với xã Yên Lãng

- Về địa hình: Địa hình tự nhiên của xã Phú Cường rất phong phú và đa dạng, mang đầy đủ đặc điểm của vùng rừng núi nhiệt đới, có núi cao rừng rậm, có sông suối đan xen với những cánh đồng nhỏ màu mỡ, bản làng trù phú.

- Về khí hậu: Do nằm ở thung lũng núi Hồng và dòng sông Công chảy qua giữa xã nên khí hậu ở Phú Cường khá mát mẻ, độ ẩm thích hợp với sự phát triển của các loài thực vật, động vật nhiệt đới. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm từ 22°C đến 25°C, lượng mưa trung bình từ 1800mm đến 2000mm/năm . Nhìn chung khí hậu và thời tiết của xã Phú Cường tương đối thuận lợi cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi, đặc biệt trong việc phát triển cây chè.

4.1.1.2. Tài nguyên

* Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên: 1657,4 ha.

- Diện tích đất nông nghiệp: 1455,57 ha ( Lúa nước: 243,13 ha, Thủy sản: 41,91 ha, Đất lâm nghiệp: 696,23).

40 - Diện tích đất chưa sử dụng: 20,21 ha. - Đất chè: 263,3 ha

- Trồng lúa 2 vụ: + Xuân: 174,3 h + Mùa: 223 ha * Tài nguyên nước

- Phú Cường có hệ thống sông suối, khe lạch phong phú tạo thành một mạng lưới khá dày đặc, bình quân 1km² có 1,2km sông suối, khe lạch, tạo điều kiện khá thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất của người dân.

- Nguồn nước ngầm tuy chưa được khảo sát cụ thể, nhưng qua thực tế sử dụng của nhân dân cho thấy mực nước ngầm có độ sâu từ 4-15m, chất lượng nước tốt.

* Khoáng sản: Trên địa bàn xã Phú Cường có mỏ than nằm giáp ranh giữa Phú Cường và Minh Tiến đang được khai thác. Có nguồn tài nguyên khoáng sản đá, cát, sỏi cấp phối cung cấp cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như phục vụ xây dựng của nhân dân địa phương.

4.1.1.3. Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực của xã được bao gồm công nhân, nông dân, trí thức.... Chủ yếu là lao động nông nghiệp, với tổng dân số là 5104 người, thuộc 1310 hộ. Số người trong độ tuổi lao động là 2885 người, trong đó lao động trong lĩnh vực nông nghiệp 2430 người, chiếm 84,23%, lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ 455 người chiếm 15,77%. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo hoặc được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật rất thấp. Do vậy, lãnh đạo địa phương cần có kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả.

41

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Phú Cường là 1657,4 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 696,23 ha chiếm 42%; diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 759,34 ha chiếm 45,81%; đất phi nông nghiệp là 199,62 ha chiếm 12%. Cụ thể qua bảng số liệu 4.1 chúng ta thấy tình hình sử dụng đất đai của xã như sau:

42

Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2012 - 2014

(Nguồn: UBND xã Phú Cường)

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%)

I. Tổng diện tích tự nhiên 1657,4 100,00 1657,4 100,00 1657,4 100,00

1. Đất nông nghiệp 1396,04 81,94 1398,27 84,10 1428,17 87,82 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đất sản xuất nông nghiệp 705,8 19,69 712,3 17,47 759,34 14,67

+ Đất trồng cây hàng năm 342,5 39,31 349 48,95 372,3 16,24

+ Đất trồng cây lâu năm 243,3 50,74 263,3 51,02 269,3 42

- Đất lâm nghiệp 705,17 79,32 696,0 79,38 696,23 81,6

- Đất NTTS 29,07 0,27 29 0,37 29 0,16

2. Đất phi nông nghiệp 210,54 5,84 205,78 7,74 199,62 10,01

- Đất ở 100,97 1,33 101,67 1,43 94,49 5,56 - Đất chuyên dùng 109,57 3,45 104,11 4,03 105,13 3,62 3. Đất chưa sử dụng 19,99 5,67 15,4 4,92 12 0,74 II. Một số chỉ tiêu BQ 1. Đất TN/ nhân khẩu 0,58 0,6 0,59 2. Đất NN/ nhân khẩu 0,5 0,5 0,52 3. Đất NN/ lao động NN 0,91 0,92 0,92

43

Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy được diện tích đất nông nghiệp có xu hướng tăng lên năm 2014 là 1568,83 ha tăng lên 4,7% so với năm 2013 (tăng 70,56 ha), năm 2013 là 1498,27 ha tăng lên 0,15% so với năm 2012 (tăng 2,23 ha). Diện tích đất nông nghiệp tăng lên nguyên nhân là do việc chuyển đổi các loại đất khác sử dụng không có hiệu quả, khai hoang thêm đất trồng chè mới...

Trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì đất trồng cây lâu năm chiếm diện tích lớn hơn đất trồng cây hàng năm. Tuy nhiên, qua các năm diện tích đất trồng cây hàng năm có sự biến động lớn hơn. Năm 2012 là 438,5 ha, tới năm 2013 là 447 ha tăng 8,5 ha so với năm 2012, đến năm 2014 là 472,3 ha tăng lên 25,3 ha so với năm 2013. Trong khi đó diện tích trồng cây lâu năm chỉ tăng nhẹ năm 2012 là 243,33 ha, năm 2012 là 263,3 ha tăng 19,97 ha so với năm 2012, năm 2014 là 269,3 ha tăng 6 ha so với năm 2014. Nguyên nhân của thay đổi này là diện tích trồng cây hàng năm tăng lên đột ngột điển hình là lúa, ngô do có nhiều giống lúa và ngô mới có năng suất cao, chất lượng tốt đảm bảo nguồn lương thực cho người và vật nuôi.

Diện tích cây lâm nghiệp của xã khá lớn và có xu hướng tăng lên. Năm 2013 là 659,4 ha tăng 19,1 ha so với năm 2012, năm 2014 là 696,23 ha tăng 36,83 ha so với năm 2013. Đó là do các chính sách giao đất giao rừng và h trợ vốn trồng rừng cho người dân, một phần người dân chuyển dịch các diện tích trồng cây lâu năm không có hiệu quả trên đồi núi cao sang cây lâm nghiệp.

Do giá trị kinh tế của cây chè, mật độ dân số tăng lên một số gia đình đã lấp ao hồ để trồng cây, làm đất xây dựng nhà do đó diện tích nuôi trồng thủy sản đã giảm mạnh từ 45,64 ha năm 2012 còn 40,91 ha năm 2014.

Diện tích đất phi nông nhiệp có xu hướng giảm qua các năm gần đây. Năm 2014 là 199,62 ha sau 3 năm đã giảm 10,92 ha (năm 2012 210,54 ha). Nguyên nhân là do diện tích đất ở giảm nhẹ trong 2 năm từ năm 2013 tới năm 2014 là 6,25 ha do nhu cầu nhà ở tương đối ổn định. Ngoài ra do diện

44

tích đất chuyên dùng năm 2013 giảm 5,46 ha so với năm 2012. Nguyên nhân của việc đất chuyên dùng giảm chủ yếu là do việc đo đạc và quy hoạch lại đất chuyên dùng.

Diện tích đất chưa sử dụng của xã có sự thay đổi đáng kể. Năm 2012 là 19,99 ha chiếm 5,4% tổng diện tích đất tự nhiên, do được khai phá với diện tích lớn cho nên các năm tiếp theo giảm dần và đến năm 2014 diện tích này chỉ còn 12 ha

Tóm lại, Phú Cường là một xã có diện tích đất tự nhiên khá lớn với diện tích đất nông nghiệp tương đối rộng, trong đó chủ yếu là đất trồng chè và có diện tích đất lâm nghiệp. Đây là điều kiện thích hợp cho việc Phú Cường thúc đẩy các mô hình trồng chè, mô hình kinh tế vườn rừng...nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế toàn xã. Tiềm năng về diện tích đất chưa sử dụng của xã còn tương đối nhiều, để phát triển kinh tế xã hội cần khai thác loại đất này vào mục đích có hiệu quả do vậy cần có phương hướng và kế hoạch phát triển cụ thể.

* Tình hình sử dụng đất trồng chè

Từ năm 2001 xã Phú Cường bắt đầu tiến hành cải tạo các giống chè nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Các cơ quan tổ chức khuyến nông huyện Đại Từ kết hợp với Viện nghiên cứu giống cây trồng miền Bắc giúp người trồng chè tìm ra được hướng kinh doanh mới trong sản xuất chè. Giống chè trung du cũ cho năng xuất thấp và chất lượng kém đang được thay thế bằng những giống chè mới LDP1, Kim Tuyên, Bát Tiên v.v.. Đó là những giống chè đã được nghiên cứu và chọn lọc từ Viện nghiên cứu giống cây trồng miền Bắc và các trung tâm nghiên cứu khác. Các giống chè này có năng xuất cao và chất lượng tốt đang góp phần cải nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời tạo thu nhập cao hơn cho người dân trồng chè tại địa phương.

Ngành sản xuất cây chè và giống cây trồng hiện đang là điểm sáng của nông nghiệp Phú Cường đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân trong những năm gần đây. Vì vậy, diện tích trồng chè trong những năm gần đây

45

tăng lên đáng kể. Năm 2012 là diện tích trồng chè là 243,33 ha, chè cải tạo có 21 ha, hàng năm cho sản lượng búp tươi đạt trên 2374,1 tấn. Trong đó, có hơn 22,8 ha mô hình chè giống mới, 199,53 ha diện tích chè thâm canh. Đến năm 2014 diện tích trồng chè đã tăng thêm 25,97 ha (269,3 ha) do người dân trồng chè thấy được hiệu quả kinh tế từ việc trồng chè bán được với giá cao cho nên họ tiếp tục mở rộng diện tích trồng chè của gia đình.

Bảng 4.2: Tình hình sử dụng đất trong sản xuất chè qua 3 năm 2012-2014

Nội dung ĐVT 2012 2013 2014

Diện tích chè Ha 243,33 263,3 269,3

Diện tích chè cải tạo Ha 21 24,1 25

Diện tích chè thâm canh Ha 199,53 212,7 214,3

Diện tích trồng chè mới Ha 22,8 24,2 25

(Nguồn: UBND xã Phú Cường năm 2014)

Hợp tác xã và các tổ chức khác của xã Phú Cường tích cực chuyển tới người trồng chè các giống cây mới phù hợp với điều kiện đất đai của vùng do vậy diện tích trồng chè giống mới trong năm 2014 đã tăng lên 25,6 ha tăng lên 2,8 ha so với năm 2012. Diện tích chè cải tạo và chè thâm canh cũng tăng lên. Năm 2012 diện tích chè cải tạo là 21 ha tới năm 2013 tăng lên 24,1 ha, năm 2014 tăng lên 25 ha. Chè thâm canh năm 2011 đạt 199,53 ha năm 2013 đã tăng lên 212,7 ha đến năm 2014 đã tăng lên 214,3 ha. Có thể thấy rằng việc thúc đẩy sản xuất chè tại xã Phú Cường được thực hiện rất tốt, đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân cả về mặt kinh tế và xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chủ trương nhân rộng mô hình sản xuất chè an toàn là chủ trương đúng đắn, đảm bảo chất lượng và hiệu quả lâu dài. Vì thế việc làm quan trọng và cấp thiết hiện nay là phải thay đổi tư duy người trồng chè, người tiêu dùng để tạo điều kiện phát triển mô hình này.

46

4.1.2.2. Tình hình dân số, lao động và việc làm

Lao động là một bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản xuất và có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Vai trò này càng được thể hiện rõ hơn trong sản xuất nông nghiệp khi mà trình độ cơ giới hóa còn ở mức thấp. Dân số và lao động của xã mang đặc điểm chung với hầu hết các xã trong huyện Đại Từ. Xã Phú Cường có 10 xóm, dân số 5104 khẩu/1310 hộ. Tại thời điểm thống kê 01/01/2014, số người trong độ tuổi lao động của xã là 2885 người, trong đó:

+ Lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp 2430 người, chiếm 84,23% + Lao động làm việc trong các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ 455 người chiếm 15,77%.

Bảng 4.3 Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm 2012-2014

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận nghèo đa chiều và giải pháp giảm nghèo tại xã mai trung, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 45)