Tác động của công tác khuyến nông đến sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận nghèo đa chiều và giải pháp giảm nghèo tại xã mai trung, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 77)

tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn xã Phú Cường

4.3.5.1. Ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất chè của xã

Trong lĩnh vực nông nghiệp xã Phú Cường cây chè chưa thể giúp người dân làm giàu theo hướng đột phá, nhưng cây chè là cây mũi nhọn về phát triển kinh tế, bởi nó có nhiều lợi thế, dễ chăm sóc, đầu tư không nhiều, thu hoạch lâu dài, giúp người dân ổn định đời sống một cách dễ dàng. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc canh tác chè Trạm khuyến nông đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn, các buổi hội thảo cho hàng trăm hộ trồng chè tham gia. Hiện nay, cây chè tiếp tục được người dân đầu tư chuyên canh, sản xuất ra sản phẩm trà có chất lượng tốt, đảm bảo thu nhập cao và ổn định cho bà con. Nhờ đó mà năng suất, sản lượng chè của xã so với những năm trước đã không ngừng tăng lên.

Bảng 4.16 Diện tích và năng suất chè qua một số năm của xã Phú Cường

Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha)

Năm 2012 2013 2014 2012 2013 2014

Số Lượng 205 220 269,3 105,1 107,9 107,9

Tốc đọ phát triển (%) 100 107,3 131,36 100 102,66 102,66

(Nguồn: UBND xã Phú Cường)

Qua bảng 4.18 có thể thấy rõ những biến đổi tích cực về diện tích, năng suất chè Phú Cường qua một số năm từ khi bắt đầu đưa các giống cây trồng mới chất lượng cao tới nay. Năm 2013 diện tích tăng thêm 15 ha (tăng 10%) so với năm 2012 là 205 ha, nhưng năng suất đạt 107,9 tạ/ha tăng 2,8 tạ/ha so với 105,1 tạ/ha (năm 2012) đó là nhờ sự h trợ về kỹ thuật của công tác khuyến nông cho người dân trồng chè. Năm 2014 diện tích và năng suất chè đạt mức cao nhất với 269,3 ha tăng 49,3 ha. Chỉ trong vòng 1 năm (từ 2013 đến 2014) mà diện tích đã tăng gấp đôi so với 1 năm từ 2012 đến 2013, năng

69

suất đạt 107,9 tạ/ha giữ nguyên so với năm 2013. Thực tế cho thấy qua các năm sản phẩm chè không chỉ tăng về diện tích, năng suất mà chất lượng chè được nâng cao hơn. Tuy nhiên trong 2 năm 2013 – 2014 diện tích chè vẫn tăng nhưng năng suất lại được giữ nguyên do người dân tham gia sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP nên năng suất không tăng. Bên cạnh đó chất lượng chè được tăng lên rõ rệt minh chứng là năm 2014 2 HTX sản xuất chè của xã đã được cấp giấy chứng nhận chè an toàn.Có được thành quả này một phần có sự đóng góp của đội ngũ CBKN, cũng do người dân luôn sáng tạo, cần cù chăm chỉ trong sản xuất chè.

Nhằm làm tăng thêm hiệu quả công tác khuyến nông trong việc thúc đẩy sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Trạm khuyến nông không chỉ chuyển giao KHKT mà còn chỉ đạo người dân thực hiện theo các chính sách trong việc phát triển cây chè tại địa phương của UBND đã phê duyệt để người dân cùng nhau phát triển thành vùng chè có quy hoạch.

* Tình hình tiêu thụ chè an toàn tại xã Phú Cường:

Sản phẩm chè an toàn của các hộ tham gia vào tổ hợp tác sản xuất chè an toàn bước đầu đã gặp nhiều thành công, do các doanh nghiệp tiêu thụ chè được giới thiệu đã kí hợp đồng mua chè an toàn của tổ hợp tác với giá cả ổn định từ 120.000 đồng/1kg đến 160.000 đồng/1kg. Với diện tích 61 ha đã dăng kí sản xuất của 2 tổ hợp tá, sản lượng bình quân khoảng 59,34 tấn chè búp tươi. (khoảng 11,87 tấn chè khô) mang lại thu nhập khoảng 1,5 tỉ đồng/ tháng. Tuy nhiên sản phẩm chè an toàn chưa được thị trường chấp nhận nhiều, nhiều thương lái thường chê sản phẩm chè an toàn xấu mã” vì thế hạ giá chè. Đối với các hộ trong tổ hợp tác sản xuất gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ nếu như sản phẩm của gia đình không kịp bán theo tổ. Vì thế yêu cầu cấp thiết hiện nay là cần phải tìm ra nhiều đầu ra cho sản phẩm, cần có cái nhìn mới

70

cho người tiêu dùng về sản phẩm chè an toàn... tạo điều kiện cho phất triển mô hình chè an toàn rộng rãi hơn.

* Hiệu quả kinh tế của chè an toàn:

+ Chi phí cho sản xuất chè an toàn

Chi phí sản xuất giúp chúng ta tìm hiểu một cách cụ thể các nhân tố cấu thành trong hiệu quả kinh tế. Chi phí sản xuất cho một sào chè an toàn năm 2014 được thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 4.17. Chi phí sản xuất cho một sào chè an toàn của các hộ điều tra năm 2014 Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lƣợng Đơn giá ( đồng) Thành tiền (đồng) Cơ cấu (%) 1. Chi phí chung gian 857.000 48,78 Phân chuồng Kg 400 500 200.000 11,38 Phân sinh học Kg 30 6.000 180.000 10,24 Đạm Urê Kg 15 9.000 135.000 7,68 Supe lân Kg 40 4.500 180.000 10,24 Kaliclorua Kg 10 11.200 112.000 6,37 Thuốc BVTV Sào 50.000 2,85 2. Công lao động Ngày 10 90.000 900.000 51,22 Tổng chi phí 1.757.000 100,00 Tổng thu Sào 14 150000 2.100.000

Lãi suất Sào 343.000

71

Qua bảng 4.19 cho ta thấy tổng chi phí cho 1 sào chè an toàn là 1.757.000 đồng, trong đó:

+ Phí trung gian là 857.000 đồng chiếm 48,78% tổng chi phí trong đó chiếm mức cao nhất trong chi phí trung gian là chi phí về phân bón hữu cơ (phân chuồng) chiếm 12,68% trong tổng chi phí, chiếm số lượng lớn 400 kg lượng phân hữu cơ ủ mục nhằm đảm bảo mô hình sản xuất theo quy trình đảm bảo chất lượng an toàn. Chiếm ít nhất trong chi phí trung gian là chi phí thuốc BVTV ( chiếm 2,58% tổng chi phí). Chi phí về dịch vụ làm cỏ, chế biến, tiêu thụ không đưa vào chi phí trung gian vì trong quá trình phỏng vấn các hộ đều cho rằng họ tự bỏ công làm trên cơ sở điều kiện s n có của gia đình nên được đưa vào chi phí công lao động

+ Về chi phí công lao động chiếm tỷ trọng 51,22% do khi trồng chè an toàn tiêu tốn rất nhiều thời gian của người lao động như công làm cỏ, vun xới, chăm sóc… do chè an toàn chỉ được sử dụng thuốc hợp lí và yêu cầu cao về hàm lượng các chất trong chè nhất là thuốc BVTV và đặc biệt là công thu hái tiêu tốn rất nhiều thời gian lao động.

Việc phân tích kỹ chi phí sản xuất của chè an toàn làm cơ sở cho phân tích hiệu quả kinh tế sau này.

Áp dụng chè an toàn vào sản xuất cho thấy hiệu quả rõ ràng qua vốn đầu tư vào chè an toàn thấp hơn so với chè thông thường. mà số lượng búp trên cây không thay đổi nhiều so với sản xuất chè truyền thống.

72

Bảng 4.18: So sánh chi phí sản xuất giữa chè an toàn và chè truyền thống

STT ĐVT Chè an toàn Chè truyền thống Số lƣợng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) Số lƣợng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) 1. Chi phí chung gian 857.000 Phân chuồng Kg 400 500 200.000 400 500 200.000 Phân sinh học Kg 30 6.000 180.000 Đạm Urê Kg 15 9.000 135.000 30 9.000 270.000 Supe lân Kg 40 4.500 180.000 50 4.500 225.000 Kaliclorua Kg 10 11.200 112.000 30 11.200 336.000 Thuốc BVTV Sào 50.000 75.000 1. Công lao động Ngày 10 90.000 900.000 6 90.000 540.000 Tổng chi phí 1.757.000 1.646.000 Tổng thu Sào 14 150.00 0 2.100.000 14 130.00 0 1.820.000

Lãi suất Sào 343.000 174.000

Lãi suất Ha 9.261.000 4.698.000

[Nguồn điều tra năm 2015] Qua bảng trên có thể thấy sự chênh lệch lãi suất của 2 loại hình sản xuất

73

chỉ đạt 174.000 đồng ( đạt 50%) so với lãi suất mà 1 sào chè an toàn mang lại. Tuy nhiên đây những hộ sản xuất theo tổ và bán sản phẩm theo tổ hợp tác, còn trên thực tế chưa phải hộ sản xuất nào cũng đạt lãi suất cao như vậy. Vì thế cần đẩy mạnh việc phất triển chè an toàn và khẳng định chất lượng sản phẩm, tìm đầu ra cho sản phẩm chè an toàn là nhiệm vụ cấp thiết.

4.3.5.2. Ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển kinh tế hộ

Hiện nay, cây chè có tầm ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của người dân xã Phú Cường, họ nói rằng nguồn thu nhập để chi cho mọi sinh hoạt và nuôi con đi học chủ yếu dựa vào cây chè nếu như không ai mua sản phẩm của chúng tôi hay có bất lợi về thị trường tiêu thụ sản phẩm chè thì cuộc sống của chúng tôi sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên những bước đầu tham gia sản xuất chè an toàn người dân còn gặp nhiều khó hăn trong khâu tìm đầu ra cho sản phẩm, cũng như sản phẩm chưa được biết đến rộng rãi nên sản phẩm còn bị hạn chế về giá. Do vậy, người dân mong muốn thị trường mua bán chè luôn được ổn định và nhu cầu tiêu thụ chè ngày càng cao để cải thiện kinh tế gia đình, nâng cao được mức thu nhập từ sản phẩm chè.

Người dân xã Phú Cường cho rằng yếu tố quan trọng giúp người dân nâng cao thu nhập từ cây chè là việc đầu tư phân bón và công tác bảo vệ thực vật tốt nhằm nâng cao năng suất chè. Yếu tố quan trọng khác theo người dân đánh giá là việc áp dụng các kỹ thuật mới vào trong sản xuất từ việc được tham gia vào các lớp tập huấn, học hỏi một số mô hình có kết quả tốt cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao từ sản xuất chè. Bên cạnh đó việc trồng giống mới và giá chè trên thị trường tăng lên cũng là yếu tố nhằm nâng cao mức thu nhập cho người dân vì nguồn thu chủ yếu của >90% người dân xã Phú Cường dựa vào cây chè.

74

Bảng 4.19: Những yếu tố quan trọng giúp người nông dân nâng cao thu nhập từ sản xuất chè an toàn ĐVT: %

Yếu tố Số lƣợng hộ Cơ cấu

Tăng diện tích 28 48

Trồng giống

mới

33 56

Năng suất tăng 48 80

Giá tăng 45 76 Áp dụng kỹ thuật mới 30 50 Mở rộng thị trường 48 80

Đầu tư phân bón

27 45

Bảo vệ thực vật tốt

31 52

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015)

Để đánh giá các hoạt động khuyến nông đã ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ trồng chè như thế nào, họ thu được những từ việc tham gia vào hoạt động của các công tác khuyến nông thúc đẩy phát phiển cây chè. Tôi đã tiến hành điều tra 60 hộ dân tại xã Phú Cường, kết quả như sau:

Bảng 4.20: Đánh giá của người nông dân về mức sống của hộ gia đình so với thời kỳ trước năm 2012

Mức so sánh Số lƣợng (hộ) Cơ cấu (%)

Khá hơn 52 86,7

75

Kém hơn 0 0

Bình thường 2 3,3

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015)

Qua số liệu điều tra cho thấy có 86,7% (52 hộ) trong tổng số các hộ gia đình được phỏng vấn tự đánh giá mức sống của gia đình mình trong thời gian gần đây tính đến năm 2014, khá hơn so với thời kỳ trước năm 2012. Trong quá trình điều tra về yếu tố giúp kinh tế gia đình được cải thiện hơn trước thì các hộ cho biết đều là nhờ vào việc đầu tư cho sản xuất chè. Tuy nhiên, vẫn có 3,7% (2 hộ) đánh giá mức sống của gia đình mình vẫn ở mức bình thường không có nhiều thay đổi. Họ cho biết do giá cả vật tư bấp bênh trong khi gia đình lại không có điều kiện để mở rộng diện tích nên kinh tế hộ không thay đổi nhiều,

Trong những năm qua Trạm khuyến nông huyện Đại Từ đã phối kết hợp với nhiều cơ quan của xã Phú Cường trong việc chuyển giao KHKT mới tới người dân trồng chè. Đặc biệt là các nhóm hội tại địa phương như Hội nông dân, HTX chè xã Phú Cường...thông qua các nhóm hội này công tác khuyến nông đến với được với đông đảo người dân vì họ tham gia tự nguyện, khi có những khó khăn hay nhu cầu cần giải quyết cũng dễ dàng đến với CBKN hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận nghèo đa chiều và giải pháp giảm nghèo tại xã mai trung, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)