Vài nét về khuyến nông tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận nghèo đa chiều và giải pháp giảm nghèo tại xã mai trung, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 32)

Sở Nông nghiệp Bắc Thái (nay là Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Nguyên) đã xây dựng các chương trình kinh tế kỹ thuật có mục tiêu giai đoạn 1991-1995 và được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 475 ngày 29/11/1991. Để thực hiện các chương trình kinh tế kỹ thuật có mục tiêu đó tỉnh Bắc Thái đã có quyết định số 209 ngày 13/12/1991 về việc thành lập Trung tâm khuyến nông tỉnh Bắc Thái. Ngày 02/3/1993, khi Chính phủ ban hành Nghị định số 13-CP quy định về công tác khuyến nông, tổ chức khuyến nông nhà nước ở Thái Nguyên hệ thống khuyến nông đã được hình thành. Với sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ (CIDSE/SNV) khuyến nông Thái Nguyên đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ khuyến nông có nhiều kinh nghiệm. Và đã hình thành được hệ thống khuyến nông từ tỉnh xuống cơ sở với nhiều hình thức và hoạt động có hiệu quả cao. [10]

Năm 1996, Trung tâm khuyến nông, Trung tâm khuyến lâm và Trung tâm giống vật nuôi sáp nhập thành Trung tâm khuyến nông và kỹ thuật nông lâm nghiệp Thái Nguyên đến ngày 24/06/2004 UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành quyết định số 1429/QĐ-UB về thành lập Trung tâm khuyến nông tỉnh (năm 2011 có thêm Trạm chuyển giao KHKT NLN Gia Sàng trực thuộc). [11] Mặc dù ngày 26/04/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/CP thay thế cho Nghị định 13/CP, trong đó quy định rõ hơn về hệ thống tổ chức khuyến nông, mục tiêu, nguyên tắc, chính sách và nội dung hoạt đông khuyến nông; mở rộng đối tượng tham gia và hưởng thụ lợi ích khuyến nông nhằm thực hiện mục tiêu xã hội hóa công tác khuyến nông. Nhưng khuôn khổ pháp lý hiện nay đối với công tác khuyến nông Thái Nguyên vẫn căn cứ và thực thi theo Quyết định 1570.

Để tổ chức thực hiện nhiệm vụ kế hoạch được giao qua từng năm hệ thống Khuyến nông của tỉnh hoạt động theo 2 cấp quản lý:

24

- Cấp tỉnh: Trung tâm Khuyến nông trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT do Sở trực tiếp quản lý, chỉ đạo và giao nhiệm vụ kế hoạch cụ thể. Năm 2011 Trạm chuyển giao kỹ thuật giống cây trồng NLN Gia Sàng trực thuộc làm nhiệm vụ dịch vụ cung ứng cho các mô hình của Trung tâm

- Cấp huyện: Trạm Khuyến nông do UBND các huyện, thành thị quản lý và chỉ đạo giao nhiệm vụ. Hoạt động trực tiếp từ huyện đến cơ sở xã.

+ Tổng số lực lượng khuyến nông toàn tỉnh là 150 người + Trung tâm khuyến nông tỉnh: 30 người

+ Trạm khuyến nông huyện, thành, thị: 120 người

Trong đó trình độ đại học chiếm đa số là 119 người, trên đại học 03 người còn lại là cao đẳng, trung cấp và công nhân lao động. [10]

* Sau đây là kết quả thực hiện một số chương trình, dự án khuyến nông trong việc thúc đẩy sản xuất chè:

- Trung tâm Khuyến nông đã phối hợp với Đài truyền hình tỉnh và Trạm Khuyến nông các huyện, thành phố, thị xã xây dựng được chuyên mục trên truyền hình khuyến nông với công tác phát triển cây chè. Ngoài ra, Trung tâm còn tổ chức được các lớp tập huấn kỹ thuật chuyên ngành gồm các lớp: Nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông; Nông nghiệp với môi trường; Sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap...cho 120 cán bộ khuyến nông của Trung tâm Khuyến nông, Trạm khuyến nông và nông dân đầu mối các huyện thành phố thị xã. Thời gian m i lớp là 5 ngày, kết thúc m i lớp đều có cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành tốt nội dung lớp học.

- Trung tâm còn phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Miền núi phía Bắc triển khai mô hình tổ hợp tác trong sản xuất và chăm sóc chè với quy mô: Máy hái: 6 máy, máy đốn: 2 máy, máy phun chè: 4 máy triển khai tại huyện Định Hoá. Mô hình được triển khai đúng tiến độ, cấp

25

vật tư đảm bảo đúng chủng loại chất lượng cho nông dân. Qua tổng kết được mọi người đánh giá cao, mong muốn nhân ra diện rộng.

- Đầu tháng 2 năm 2010 Trung tâm đã triển khai kế hoạch tới các Trạm khuyến nông huyện, đồng thời phân công cán bộ của Trung tâm phối hợp với các Trạm khuyến nông khẩn trương triển khai chương trình sản xuất chè theo VietGap:

+ Trồng mới chè bằng các giống mới Phúc Vân Tiên và Kim Tuyên là các giống có khả năng chịu hạn tốt tại xã Tiên Hội, La Bằng huyện Đại Từ quy mô 7,8 ha với 60 hộ tham gia, do làm tốt công tác chuẩn bị đất đai các điều kiện trước trồng cũng như xác định được đặc thù vùng đất của địa phương đồi dốc cao chỉ trồng được vụ xuân, vụ đông thường khô hạn. Thời điểm trồng gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cây đạt tỉ lệ sống cao trên 90% cây sinh trưởng tốt.

+ Mô hình chè năm thứ hai tại 2 xã Tân Linh và Phú Lạc huyện Đại Từ với quy mô 8,5 ha, với 60 hộ tham gia. Sau 2 năm trồng và chăm sóc đúng quy trình cây đã sinh trưởng và phát triển tốt chiều cao cây đạt 45cm; Mô hình chăm sóc chè năm thứ ba thực hiện tại xã Phấn Mễ và Tức Tranh huyện Phú lương, quy mô 8 ha với 60 hộ trồng giống LDP1. Sau 3 năm trồng và chăm sóc đúng quy trình cây đã sinh trưởng và phát triển tốt. Qua tổng kết được mọi người đánh giá cao mong muốn nhân ra diện rộng.

Nhìn chung, các dự án chăm sóc chè đã được triển khai theo đúng kế hoạch, đạt các yêu cầu, mục tiêu về năng suất, chất lượng, hiệu quả. Các điểm trình diễn cho năng suất cao hơn từ 15- 25% so với ngoài mô hình, chất lượng sản phẩm cũng được nâng lên, áp dụng các quy trình sản an toàn, sản xuất theo GAP, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Các đơn vị đã tổ chức tập huấn, tham quan giúp nông dân nắm được các quy trình kỹ thuật trồng trọt để áp dụng vào sản xuất tại gia đình. Chương trình đã góp phần làm thay đổi tập

26

quán sản xuất nhỏ lẻ của một số hộ nông dân, từng bước phát triển hình thức sản xuất tập trung. Các mô hình được người dân hưởng ứng và có khả năng nhân rộng.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận nghèo đa chiều và giải pháp giảm nghèo tại xã mai trung, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)