Công tác thông tin tuyên truyền

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận nghèo đa chiều và giải pháp giảm nghèo tại xã mai trung, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 71)

Thông tin tuyên truyền là một trong những hoạt động quan trọng của công tác khuyến nông nhằm giúp cho bà con nông dân nắm được các thông tin KHKT, để ứng dụng phát triển sản xuất nông nghiệp ngày càng hiệu quả. Do vậy, hoạt động thông tin khuyến nông luôn khẳng định được vai trò hết sức quan trọng của mình trong công tác khuyến nông nói riêng và hoạt động thông tin nói chung, bởi nó truyền đạt được tới nhiều đối tượng với chi phí thấp, dễ thực hiện nên được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Trong điều kiện các lớp tập huấn, buổi hội thảo...chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu về thông tin thì công tác này thực sự giải quyết phần nào vấn đề đó cho người dân trồng chè xã Phú Cường.

Trạm khuyến nông huyện Đại Từ đã phối kết hợp với Đài truyền hình huyện thực hiện các cuộc ghi hình, phỏng vấn nhằm phổ biến kỹ thuật chăm sóc chè, cũng như kịp thời thông báo về các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại chè trên địa bàn huyện khi có dấu hiệu của dịch bệnh xảy ra. Về số lần đưa tin có biến động khá lớn trung bình qua các năm tăng 41,66%. Trạm cũng tiến hành phát nhiều tờ rơi, tờ gấp, tài liệu kỹ thuật nhằm h trợ kiến thức kỹ

63

thuật, tiêu chuẩn để sản xuất chè tiêu chuẩn VietGAP cho người dân trồng chè. Năm 2014 Trạm phát khoảng 410 tài liệu liên quan tới chè tiêu chuẩn VietGAP và các năm tiếp theo các tài liệu này tăng dần, bình quân 3 năm tăng 14,63%.

Bảng 4.11 Kết quả thông tin tuyên truyền khuyến nông về tiêu chuẩn VietGAP đối với cây chè trong 2 năm 2013-2014

Nội dung ĐVT Năm So sánh (%)

2013 2014 14/13

Đài PT-TH đưa tin Lần 5 10 200

Tờ gấp, tờ rơi, tờ

bướm, tài liệu... Tờ 264 410 155,3

(Nguồn: Trạm khuyến nông)

Trong thời gian diễn ra Festival Trà quốc tế - Thái Nguyên 2013 không chỉ có Đài truyền hình huyện Đại Từ đưa tin giới thiệu về cây chè, các sản phẩm từ chè Phú Cường mà còn có sự tham gia của các nhà báo, phóng viên của tỉnh Thái Nguyên cùng kết hợp với lãnh đạo xã, người dân trồng chè thực hiện các bài viết, tin bài về KHKT và các khuyến cáo trên các báo như: Tạp chí khuyến nông, Báo Thái Nguyên, Báo Nông nghiệp....Đây là cơ hội để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về kỹ thuật trồng, chăm sóc chè và chế biến sản phẩm trà giữa người dân làm chè, các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ chè trên địa bàn xã Phú Cường với các khu vực khác trong tỉnh và trên cả nước, nhằm từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với cây chè và sản phẩm trà Thái Nguyên.

Bên cạnh đó trong địa bàn xã đã phối hợp triển khai 2 mô hình chè an toàn tại 2 HTX chè và đã nhận được giấy chứng nhận chè sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ( năm 2014) của Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm.

64

Nhờ đó sản phẩm chè an toàn của địa phương đã khẳng định với thị trường về cả lượng và chất.

Ngoài thời gian lao động sản xuất người dân cũng đã dành thời gian tham gia vào công tác thông tin tuyên truyền về cây chè trên các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, loa đài, sách báo hoặc các tài liệu liên quan tới kỹ thuật trồng chè.

Bảng 4.12 Điều tra hộ nông dân về sự tham gia công tác thông tin tuyên truyền những tiêu chuẩn an toàn đối với cây chè trong 2 năm 2013-2014

ĐVT: %

Các hình thức Phú Cƣờng

Đài phát thanh 20

Loa phát thanh 35

Tivi 37

Tờ rơi,tờ gấp, tài liệu 18

Báo, tạp chí 3

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015)

Qua điều tra cho thấy các phương tiện truyền thông chiếm ưu thế, trong đó tivi (chiếm 37%) là phương tiện được người dân đa phần quan tâm vì nó có hiệu quả nhất trong việc truyền đạt thông tin, tiếp đó là các tài liệu, tờ rơi, tờ gấp (chiếm 18%) mà người dân nhận được trong các buổi tập huấn. Tuy công tác thông tin truyền thông chưa được thực hiện nhiều trên địa bàn xã nhưng người dân đã có được những thông tin, kiến thức cần thiết cho hoạt động sản xuất chè an toàn để áp dụng vào sản xuất của gia đình.

65

Bảng 4.13 Điều tra hộ nông dân về công tác thông tin tuyên truyền về tiêu chuẩn chè VietGAP trong 2 năm 2013-2014

Nội dung Số lƣợng (Hộ) Cơ cấu (%)

1. Số hộ thường xuyên theo dõi thông tin khuyến

nông 46 76,67

2. Số hộ không thường xuyên theo dõi thông tin

khuyến nông 14 23,33

3. Số hộ chưa bao giờ theo dõi thông tin khuyến nông 0 0

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015)

Qua điều tra 60 hộ dân trồng chè cho thấy công tác tuyên truyền thông tin khuyến nông trong 2 năm trở lại đây đạt được hiệu quả cao đa phần người dân tích cực tham gia vào các hoạt động tuyên truyền. Có 76,67% hộ dân thường xuyên theo dõi các thông tin khuyến nông. Nhằm hưởng ứng không khí đón chào sự kiện này người dân luôn tham gia tích cực, theo dõi các hoạt động tuyên truyền thông tin về cây chè họ cho rằng các thông tin rất bổ ích và cần tiếp thu, áp dụng vào sản xuất. Tuy nhiên vẫn có 23,33% hộ dân không theo dõi thường xuyên được một phần vì không có nhiều thời gian rảnh để theo dõi thông tin một cách thường xuyên.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận nghèo đa chiều và giải pháp giảm nghèo tại xã mai trung, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)