2.2.2.1. Sự hình thành và phát triển của khuyến nông Việt Nam
Cùng với sự phát triển khuyến nông trên thế giới, khuyến nông Việt Nam hình thành, phát triển tương đối sớm.
Ở nước ta, từ thời các vua Hùng đã rất chú trọng các hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhà vua trực tiếp dạy nông dân làm nông nghiệp. Các triều đại tiếp theo như nhà Lê, nhà Lý cũng có rất nhiều chính sách chăm lo phát triển nông nghiệp. Đặc biệt vào thời vua Lê Thái Tông (1492) thuật từ khuyến nông” được sử dụng lần đầu tiên trong bộ luật Hồng Đức. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nền nông nghiệp Việt Nam được sự quan tâm đặc biệt của Hồ Chí Minh, người kêu gọi toàn dân khôi phục kinh tế, phát triển sản xuất. Từ năm 1958 – 1975 hoạt động khuyến nông chủ yếu là cán bộ truyền đạt chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước hay tiến bộ kỹ thuật thông qua Ban quản trị Hợp tác xã rồi từ đó đến người dân. Thành lập các đoàn cán bộ nông nghiệp ở Trung ương, các Tỉnh, huyện về chỉ đạo sản xuất ở cơ sở.
Ngày 13/1/1981 chỉ thị 100CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng được ban hành về Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp” đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nền nông nghiệp Việt Nam.
Ngày 5/4/1988, Bộ chính trị Trung ương Đảng công sản Việt Nam khóa VI ban hành Nghị quyết 10 về Đổi mới quản lý trong nông nghiệp” nhằm giải phóng sản xuất trong nông thôn đến từng hộ nông dân, khẳng định xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn. Nghị quyết 10 đã mang lại hiệu quả nhanh chóng và tạo ra bước ngoặt lớn trên mặt trận nông nghiệp Việt Nam.
Ngày 2/3/1993, Chính phủ ra Nghị định 13/CP về công tác khuyến nông. Bắt đầu hình thành hệ thống khuyến nông từ Trung ương đến địa phương.
19
Năm 2005 Nghị định 56/2005/NĐ – CP ra đời đã quy định rõ hơn về hệ thống tổ chức khuyến nông, mục tiêu, nguyên tắc, chính sách và nội dung hoạt động của khuyến nông (bổ sung thêm nội dung tư vấn, dịch vụ khuyến nông và hợp tác quốc tế về khuyến nông).
Ngày 28/1/2008, Bộ Nông nghiệp & PTNT ra quyết định 236/QĐ- BNN- TCCB, thành lập trung tâm khuyến nông- khuyến ngư quốc gia trên cơ sở hợp nhất hai trung tâm: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia.
Ngày 8/1/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định 02/2010/NĐ-CP thay thế Nghị định 56. Nghị định 02 được đánh giá là: kế thừa, phát huy tinh thần các nghị định đã ban hành trước đây, thể hiện đầy đủ, cụ thể hơn, tạo điều kiện để thông tư hướng dẫn ngắn gọn và phù hợp với thực tế phát triển của nông nghiệp và nông thôn.
Trong những năm qua, Khuyến nông Việt Nam đã luôn đồng hành cùng bà con nông dân và đạt được nhiều thắng lợi trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Trong thời kỳ mới, tiếp thu tinh thần Nghị quyết 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Tam nông”, khuyến nông Việt Nam có quyền tin vào tương lai sáng lạng, tin vào sự đổi mới và đột phá trong hoạt động. Hoạt động khuyến nông sẽ phát huy được hiệu quả cao nhất khi có một hệ thống chính sách khuyến nông đúng đắn, được xây dựng dựa trên nhu cầu của nông dân và chiến lược phát triển của ngành, của địa phương; các văn bản hướng dẫn, văn bản pháp quy phù hợp, linh hoạt và luôn cập nhật với thực tiễn sản xuất nhằm xây dựng hệ thống khuyến nông mạnh về tổ chức, giỏi về nghiệp vụ và chuyên môn.
2.2.2.2. Hệ thống tổ chức bộ máy khuyến nông Việt Nam
Ngày 02/3/1993, khi Chính phủ ban hành Nghị định số 13-CP quy định về công tác khuyến nông; hệ thống khuyến nông đã được hình thành, củng cố
20
và phát triển ngày một toàn diện. Nhằm đổi mới công tác khuyến nông phù hợp với thực tiễn sản xuất, ngày 8/1/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định 02/2010/NĐ-CP thay thế Nghị định 56/2005/NĐ-CP.
Theo nghị định 02/2010/NĐ-CP thì hệ thống tổ chức Khuyến nông Việt Nam hiện được phân thành 4 cấp như sau:
Hình 2.3 Hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nƣớc Việt Nam
(Nguồn: Bài giảng nguyên lý và phương pháp khuyến nông)
* Ở trung ương: trung tâm khuyến nông Quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của trung tâm khuyến nông Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định.
Nhóm hộ sở thích Bộ nông nghiệp và
phát triển nông thôn Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Cấp huyện
Cấp xã
Trung tâm khuyến nông Quốc gia Trung tâm khuyến
nông tỉnh Trạm khuyến nông
huyện
Khuyến nông xã/ thôn
Làng khuyến nông tự quản
Câu lạc bộ khuyến nông
21
* Ở cấp tỉnh: có trung tâm khuyến nông là đơn vị sự nghiệp công lập.
- Hiện nay, tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều có Trung tâm Khuyến nông (hoặc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư) thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Ở những tỉnh 3 ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp tổ chức thành 1 Sở thì thành lập Trung tâm Khuyến nông thuộc Sở.
- Ở những tỉnh tổ chức thành 2 hoặc 3 Sở riêng biệt thì lập Trung tâm Khuyến nông thuộc Sở Nông nghiệp (hoặc Nông-Lâm), còn nhiệm vụ khuyến lâm, khuyến ngư, giao cho đơn vị thích hợp thuộc Sở Lâm nghiệp, Thủy sản đảm nhiệm. Trong trường hợp này sẽ lập Ban điều phối khuyến nông tỉnh gồm đại diện Sở Nông nghiệp (hoặc Nông Lâm), Lâm nghiệp, Thủy sản do Sở Nông nghiệp (hoặc Nông Lâm) là cơ quan thường trực. Ban điều phối Khuyến nông tỉnh có nhiệm vụ điều hòa, phối hợp các hoạt động về khuyến nông trong tỉnh.
* Ở cấp huyện: có trạm khuyến nông là đơn vị sự nghiệp công lập.
- Có 596 huyện, thị xã có sản xuất nông nghiệp (chiếm 955 số huyện, thị xã trong toàn quốc) đã có Trạm khuyến nông (hoặc Trạm khuyến nông - khuyến ngư).
* Ở cấp xã: : hiện có 51 tỉnh, thành phố có mạng lưới khuyến nông viên cơ sở, trong đó: khuyến nông viên cơ sở (KNV CS) chuyên trách từ 1-2 người/xã, m i thôn, bản có 01 cộng tác viên khuyến nông (bán chuyên trách); hiện có gần 700 Câu lạc bộ khuyến nông (CLB KN) cấp xã với gần 20.000 người tham gia
* Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức khuyến nông địa phương do chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định. Qua hình trên ta thấy công tác khuyến nông ở Việt Nam đã và đang từng bước được xã hội hóa, đa dạng hóa. Ngoài lực lượng của khuyến nông nhà nước
22
còn có các tổ chức khuyến nông tự nguyện: khuyến nông của các viện nghiên cứu, các trường chuyên nghiệp, các trung tâm phát triển; khuyến nông của các tổ chức xã hội, khuyến nông của các tổ chức quốc tế (tổ chức chính phủ và phi chính phủ)...Lực lượng khuyến nông này hoạt động nhờ nguồn kinh phí tự tạo, thu từ các hợp đồng thực hiện nhiệm vụ khuyến nông hoặc từ các nguồn tài trợ của các tổ chức KT - XH trong và ngoài nước. M i tổ chức lại hoạt động vì một mục tiêu riêng của mình nhưng tất cả họ đều hướng tới một mục đích chung đó là phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản, đem lại lợi ích cho dân, cho mình và cho xã hội. Vài năm trở lại đây lực lượng khuyến nông ngoài nhà nước đã dần khẳng định vai trò và ch đứng quan trọng của mình trong chiến lược phát triển NN - NT của đất nước. Trong đó phải đặc biệt kể đến những đóng góp của các tổ chức quốc tế trong các dự án khuyến nông ở các tỉnh nghèo.
Bảng 2.1 Vai trò và chức năng của các tổ chức khuyến nông ở Việt Nam
Tổ chức Vai trò Chức năng
Khuyến nông nhà nước
- Thực hiện sự quản lý của nhà nước - Các chương trình của Chính phủ - Tổ chức - Cung cấp - Kiểm tra - Hoàn thiện Viện nghiên cứu,
trường chuyên nghiệp
- Triển khai KHKT - Thu thập thông tin
- Thực hiện dự án phát triển
- Truyền bá
- Phát hiện vấn đề - Hoàn thiện Các tổ chức xã hội - Nâng cao lợi ích cúa các thành
viên
- Vận động - Thực hiện
- Rút kinh nghiệm
Các công ty - Bán sản phẩm và dịch vụ
- Vì sự sống còn của doanh nghiệp
- Truyền bá - Thuyết phục - Làm thử Tư nhân - Bán sản phẩm và dịch vụ - Vì bản thân - Bán - Dịch vụ - Hướng dẫn
Tổ chức quốc tế - Giúp đỡ dân nghèo - Tài trợ (kỹ thuật, vốn)
- Phối hợp
23