Công tác đào tạo, tập huấn

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận nghèo đa chiều và giải pháp giảm nghèo tại xã mai trung, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 66)

Bám sát chức năng và nhiệm vụ được giao và nhu cầu đào tạo của người trồng chè trong những năm qua Trạm khuyến nông huyện Đại Từ đã phối hợp với phòng nông nghiệp, Trạm BVTV huyện, các doanh nghiệp, các đơn vị trong xã... mở nhiều lớp đào tạo, tập huấn cho người dân về kỹ thuật trồng chè, cách chăm sóc chế biến và bảo quản, cách phòng trừ sâu bệnh hại cho chè để phù hợp với những tiêu chuẩn của VietGAP.

Giảng viên tham gia tập huấn thường là cán bộ Trạm hoặc có những giảng viên là cán bộ của TTKN tỉnh, Trung tâm dạy nghề của huyện Đại Từ hoặc là các giảng viên thuộc các trường chuyên ngành nông nghiệp. Hàng năm tại xã Phú Cường đều được tổ chức các lớp học về kỹ thuật trồng, cách chăm sóc, chế biến bảo quản chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. M i năm

58

được tổ chức 3- 4 lớp học, tùy vào điều kiện và nhu cầu của người dân có thể tăng số lớp tập huấn.

Kết quả tập huấn được tổ chức tại xã được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.7 Kết quả đào tạo, tập huấn kĩ thuật sản xuất chè an toàn qua 2 năm 2013-2014

Nội dung ĐVT Năm So sánh (%)

2013 2014 14/13

1. Tổng số lớp Lớp 3 4 133,33

2. Tổng số người tham gia Người 125 170 136

3. Bình quân số người tham gia

Người/ lớp

42 43 102,38

(Nguồn: Trạm khuyến nông)

Qua bảng 4.7 cho chúng ta thấy các lớp học ngày càng được tổ chức nhiều hơn, năm 2013 có 3 lớp đến năm 2014 đã tăng lên mở 4 lớp học cho người dân và số lượng học viên tham gia cũng tăng lên. Năm 2013 có 125 người, năm 2014 có 170 người. Bình quân số người tham gia cũng được tăng lên qua các năm. Có thể thấy nhu cầu học tập của người dân ngày càng cao và họ cũng đã hiểu được tầm quan trọng của những kiến thức về sản xuất chè an toàn tiêu chuẩn VieTGAP mà các lớp tập huấn đã truyền đạt. Tuy nhiên người dân không chỉ mong muốn được tham gia các buổi tập huấn mà họ còn muốn người cán bộ khuyến nông có thể mang kinh nghiệm của chính bản thân truyền đạt cho người dân, họ mong muốn được làm cùng với cán bộ khuyến nông trên đồng ruộng chứ không phải chỉ làm việc, trao đổi trên lớp học...

59

Bảng 4.8 Kết quả điều tra hộ về công tác đào tạo, tập huấn về sản xuất chè an toàn qua 2 năm 2013-2014

Nội dung Số lƣợng (Hộ) Cơ cấu (%)

1.Số hộ tham gia 42 70

2.Số hộ chưa tham gia 18 30

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015)

Qua bảng trên chúng ta có thể nhận xét rằng trong 60 hộ dân được điều tra thì có 42 hộ (chiếm 70%) tham gia vào hoạt động này. Nhiều gia đình đã đạt những thành quả đáng kể khi tham gia sản xuất chè an toàn như: nâng cao được chất lượng sản phẩm chè của gia đình, tiết kiệm được chi phí sản xuất, đó là niềm vui lớn nhất của những người dân trồng chè. Trong năm 2014, hai tổ hợp tác sản xuất chè của địa phương đã được cấp giấy chứng nhận chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Sản phẩm của họ đã được tập chung và bán theo tổ hợp tác và mang lại nhiều kết quả cao. Đưa sản phẩm chè an toàn của địa phương ra thị trường và khẳng định chất lượng chè. Họ hi vọng cuộc sống sau này sẽ đầy đủ và khá giả hơn nữa nhờ vào hiệu quả kinh tế của cây chè và mô hình chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Tuy nhiên, vẫn còn 18 hộ dân (chiếm 30%) chưa tham gia vào các lớp đào tạo tập huấn này họ cho biết vì các lớp học này có năm chỉ tổ chức 3 đến 4 lớp, m i lớp có 50-60 học viên mà hầu hết các hộ gia đình ở 10 xóm đều trồng chè do vậy những hộ nào được phát giấy mời mới được tham gia vào các lớp học này. Bên cạnh đó do một số người dân còn e ngại khi tham gia tập huấn vì họ nghĩ sản phẩm chè mới này sẽ gây khó khăn cho họ. Dù họ chưa tham gia một lớp tập huấn nào nhưng họ cho biết nghe thông tin qua những chương trình trên tivi thấy rằng kĩ thuật sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP yêu cầu khắt khe, đòi hỏi cao về trách nhiệm của người tham gia. Tuy nhiên họ vẫn mong muốn mở nhiều lớp học hơn nữa để họ có cơ hội được tham gia để hiểu biết thêm về các

60

kiến thức mới, được cán bộ khuyến nông, các nhà nghiên cứu giải đáp về những vấn đề họ gặp phải trong quá trình sản xuất chè. Đồng thời họ cũng hi vọng cán bộ các cấp có thể giúp đỡ họ tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm cũng như mong muốn thị trường tiếp nhận sản phẩm chè an toàn.

Bảng 4.9 Đánh giá hiệu quả sau khi tham gia tập huấn sản xuất chè an toàn của hộ nông dân qua 2 năm 2013- 2014

Nội dung Số lƣợng

(Hộ)

Cơ cấu (%)

1. Số hộ tham gia và áp dụng thấy có hiệu quả 32 71,11

2. Số hộ tham gia và áp dụng không có hiệu quả 8 17,78

3. Số hộ tham gia tập huấn nhưng không áp dụng 5 11,11

4. Ý kiến khác 0 0

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015)

Sau khi được tham gia vào các lớp đào tạo tập huấn về cây chè hầu hết các gia đình đã mạnh dạn áp dụng các kiến thức, kỹ thuật học được vào trong sản xuất và kết quả là có tới 32 hộ dân áp dụng thấy có hiệu quả trong tổng số 45 hộ tham gia tập huấn (chiếm 71,11%). Như vậy, có thể thấy được các thông tin, kiến thức và kỹ thuật được truyền đạt có tác dụng và đem lại hiệu quả cao cho người dân trồng chè. Họ cũng khẳng định "để cây chè có năng suất cao và chất lượng tốt không thể thiếu kỹ thuật được" nhất là đối với sản xuất mô hình chè an toàn. Vì sản xuất chè an toàn yêu cầu rất cao về kĩ thuật chăm sóc, thu hái, chế biến cũng như bảo quản. Bên cạnh đó còn yêu cầu cả về thái độ và ý thức của người dân. Tuy nhiên, có 8 hộ dân (chiếm 17,78%) áp dụng không có hiệu quả do gặp phải thời tiết bất thuận nên hiệu quả không được như mong muốn. Và có 5 hộ ( chiếm 11,11%) tham gia tập huấn nhưng không áp dụng do họ sợ gặp rủi do khi sản xuất và lo sợ hình thức sản xuất mới này chưa được thị trường chấp nhận nên thu nhập sẽ giảm.

61

Theo điều tra cho biết việc đưa mô hình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VIETGAP mới được đưa vào áp dụng ở địa phương từ cuối năm 2012. Nhưng Phú Cường đã thực hiện khá thành công cụ thể: đã triển khai thành công 2 mô hình chè an toàn tại 2 HTX chè Nam Cường và Phú Cường Bắc và đã được cấp giấy chứng nhận chè sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VIETGAP . Nhiều hộ dân được sự giúp đỡ của chủ nhiệm HTX chè, CBKN họ cùng nhau tìm hiểu và áp dụng sản xuất các giống từ các trung tâm giống, cơ sở cây trồng, học hỏi kinh nghiệm sản xuất từ các vùng chè nổi tiếng như Tân Cương, Trại Cài...để tạo ra những sản phẩm chè đặc sản.

Như vậy, có thể thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc người dân tham gia vào các lớp đào tạo, tập huấn. Đã đem lại những kết quả, lợi ích mà

người dân đáng được hưởng. Qua đó, đánh giá được mức ảnh hưởng của chương trình đào tạo đến năng suất chè qua các năm gần đây. Có tới 32 hộ(chiếm 71,11%) cho rằng năng suất tăng lên rõ rệt và 8 hộ (chiếm 17,78%)

cho rằng có tác dụng ít. Họ cho biết từ khi được cấp giấy chứng nhận giá cả đắt hơn gấp 2,3 lần so với sản phẩm chè sản xuất thông thường, đặc biệt với

loại chè đặc sản, chất lượng cao đạt 200-300 ngàn đồng/kg.

Bảng 4.10 Đánh giá mức ảnh hưởng của chương trình đào tạo đến năng suất chè qua 3 năm 2012 - 2014

Nội dung Số lƣợng (Hộ) Cơ cấu (%)

1. Năng suất tăng lên 32 88,89

2. Năng suất không đổi 0 0

3. Năng suất giảm đi 0 0

4. Có tác dụng ít 4 11,11

5. Không biết 0 0

62

Tập huấn là một nội dung quan trọng không thể thiếu, nhưng để hoạt động khuyến nông thực sự mang lại những hiệu quả và lợi ích cho người nông dân trồng chè cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động khuyến nông không chỉ về mặt lượng mà cả về mặt chất. Công tác khuyến nông tại xã cần phối hợp với các tổ chức cơ sở như: Hợp tác xã chè, Hội phụ nữ, Hội nông dân... một cách chặt chẽ thông qua đó nắm bắt được những khó khăn mà bà con gặp phải trong quá trình sản xuất, tiêu thụ chè và các nhu cầu của họ để tổ chức kịp thời các lớp tập huấn. Trong tập huấn cần gắn kết lý thuyết với thực hành, cần có sự trao đổi thông tin hai chiều giữa cán bộ khuyến nông và người dân trồng chè.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận nghèo đa chiều và giải pháp giảm nghèo tại xã mai trung, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)