Nguồn gốc xuất xứ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận nghèo đa chiều và giải pháp giảm nghèo tại xã mai trung, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 35)

Cây chè (Camellia Sinesis) vốn là một giống cây hoang dại trong những cánh rừng phía Nam lục địa châu Á, trải từ Ấn Độ, Sri Lanka sang Việt Nam, Trung Quốc. Những cây chè cổ ở Suối Giàng (Lào Cai) hay Cao Bồ (Hà Giang) thuộc giống chè shan tuyết cao khoảng 15-20m, thường mọc ở nhữngđộ cao trên 1.200, khi hái phải bắc thang. Năm 1935, các lái buôn người Anh còn bắt gặp những cây chè như thế ở vùng Assam, Đông – Bắc Ấn Độ cao đến hơn 30m. Trung Quốc có lẽ là nước uống trà vào loại hàng đầu thế giới, vậy mà đặc biệt người ta không tìm thấy cây chè hoang nào ở đây.

Các công trình nghiên cứu và khảo sát trước đây cho rằng nguồn gốc của cây chè là vùng cao nguyên Vân nam Trung quốc, nơi có điều kiện khí hậu ẩm ướt quanh năm. Theo các tài liệu của Trung quốc thì cách đây 4.000 năm người Trung quốc đã biết dùng chè làm dược liệu, sau đó mới dùng chè để uống. Năm 1823, R.Bruce phát hiện những cây chè dại lá to ở vùng Atxam (Ấn Độ) từ đó các học giả người Anh cho rằng quê hương của cây chè là ở Ấn Độ chứ không phải ở Trung quốc. [3]

Những công trình nghiên cứu của Đjêmukhatze (1961 - 1976) về phức catechin của lá chè từ các nguồn gốc khác nhau, so sánh về thành phần các chất catechin giữa các loại chè được trồng trọt và chè mọc hoang dại đã nêu lên luận điểm về sự tiến hóa sinh hóa của cây chè và trên cơ sở đó xác minh nguồn gốc cây chè. Đjêmukhatze kết luận rằng: những cây chè mọc hoang dại từ cổ xưa, tổng hợp chủ yếu là (-) - epicatechin và (-) - epicatechin galat, ở chúng phát triển chậm khả năng tổng hợp (-) epigalo catechin và các galat của nó để tạo thành (+) galocatechin. Nghiên cứu các cây chè dại ở Việt Nam cho thấy chúng cũng tổng hợp chủ yếu là (-) - epicatechin và (-) - epicatechin galat (chiếm 70%

27

tổng số các loại catechin). Khi di thực những cây chè dại này lên phía Bắc, với các điều kiện khắc nghiệt hơn về khí hậu, chúng sẽ thích ứng dần với các điều kiện sinh thái bằng cách có thành phần catechin phức tạp hơn, cùng với sự tạo thành (-) epigalocatechin và các galat của nó. Điều này có nghĩa là sự trao đổi chất ở đây hướng về phía tăng cường quá trình hiđroxin hóa và galin hóa. Từ những biến đổi sinh hóa này của lá các cây chè mọc hoang dại và cây chè được trồng trọt chăm sóc, cho phép đi tới một kết luận mới "Nguồn gốc của

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận nghèo đa chiều và giải pháp giảm nghèo tại xã mai trung, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)