Định hƣớng phát triển hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT – Chi nhánh Nam Hà Nộ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam hà nội (Trang 64)

3.1. Định hƣớng phát triển hoạt động kinh doanh nói chung của NHNo&PTNT

Trong những năm tới, NHNo&PTNT xây dựng những định hướng chung sau: Giữ vững vị thế là ngân hàng thương mại lớn nhất đứng đầu trong hệ thống ngân hàng; là trụ cột trong đầu tư vào nền kinh tế và ưu tiên phát triển kinh tế nông thôn.

Tập trung xây dựng NHNo&PTNT Việt Nam thành tập đoàn tài chính.

Huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước để phục vụ đầu tư kinh tế, đặc biệt phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Duy trì mức tăng trưởng tín dụng hợp lý kết hợp với phát triển và mở rộng các sản phẩm dịch vụ khác.

Mở rộng cho vay khép kín từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ. Tập trung vào các nông sản hàng hóa xuất khẩu mang lại ngoại tệ cho nền kinh tế như thủy sản, cà phê, hồ tiêu, điều, cao su, gạo.

Không ngừng đổi mới và phát triển công nghệ ngân hàng, cung cấp ngày càng đa dạng các sản phẩm tín dụng, tiện ích và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.

3.2. Định hƣớng phát triển hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT – Chi nhánh Nam Hà Nội nhánh Nam Hà Nội

Để có thể tồn tại và phát triển bắt kịp xu hướng trong nền kinh tế hiện nay, NHNo&PTNT – Chi nhánh Nam Hà Nội đã và đang đổi mới để tiến tới định hướng phát triển toàn diện và phù hợp hơn. Cụ thể là trong thời gian sắp tới, Chi nhánh Nam Hà Nội dựa trên định hướng chung của NHNo&PTNT để đưa ra một số nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện nhằm mục tiêu củng cố vị thế, nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị phần của ngân hàng.

Thứ nhất, về công tác huy động vốn, ban lãnh đạo chi nhánh chủ trương phát triển nguồn vốn ổn định, tiếp tục áp dụng các biện pháp tích cực, đẩy mạnh công tác tiếp thị để tăng cường huy động vốn đặc biệt khai thác từ nguồn tiền gửi dân cư, tiền gửi doanh nghiệp và các tổ chức khác trong nền kinh tế. Áp dụng các chương trình huy động vốn với lãi suất linh hoạt, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tư vấn khách hàng sử dụng bán chéo các sản phẩm dịch vụ, gia tăng nguồn thu phí dịch vụ. Bên cạnh đó phát động các phong trào thi đua tới các phòng ban về huy động vốn, giữ ổn

định nguồn tiền gửi của khách hàng hiện có và động viên, khen thưởng kịp thời tới cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Thứ hai, về hoạt động tín dụng, áp dụng các biện pháp để thu hồi, xử lý nợ xấu, tiếp tục thực hiện cơ cấu và gia hạn nợ cho doanh nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, có nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng. Tích cực xử lý rủi ro đối với các khách hàng đủ điều kiện xử lý rủi ro, tập trung thu hồi các khoản nợ đã xử lý rủi ro như: phân công cụ thể các cán bộ tín dụng quản lý nợ đã xử lý rủi ro, giao khoán và tính chỉ tiêu thu nợ đã xử lý rủi ro trong khoán lương hàng tháng. Tiến hành phân tích đánh giá đối với tất cả các khách hàng có quan hệ tín dụng với chi nhánh, qua đó thực hiện việc sàng lọc khách hàng để duy trì khách hàng tốt, rút dần dư nợ đối với những cá nhân có tình hình tài chính yếu kém và những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không ổn định. Thực hiện tốt chính sách khách hàng, duy trì mối quan hệ với khách vay vốn lớn, chú trọng đầu tư cho những dự án khả thi, có tín nhiệm trong quan hệ với ngân hàng. Đồng thời, để đảm bảo cạnh tranh tốt phải nhanh nhạy, ngân hàng cần bám sát mặt bằng lãi suất thị trường, lãi suất NHTM khác trên địa bảo để điều chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó cần nâng cao chất lượng công tác kiểm tra kiểm soát, đặc biệt là công tác kiểm tra sau cho vay, bám sát khách hàng, quản lý nguồn thu để thu nợ kịp thời.

Thứ ba, về công tác tài chính, tìm kiếm các biện pháp để tăng thu dịch vụ: đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ; chú trọng công tác phát hành thẻ, quản lý an toàn hoạt động của các máy ATM, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến thẻ; tìm kiếm các dự án trở thành ngân hàng phục vụ nhằm thu hút nguồn ngoại tệ và thu phí dịch vụ; tăng thu từ nghiệp vụ bảo lãnh…Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, công cụ hiện có; lựa chọn mua sắm tài sản công cụ phục vụ thiết thực cho yêu cầu kinh doanh; thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Tận thu các khoản phải thu, tiết kiệm chi phí.

Thứ tư, tăng cường đào tạo kỹ năng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ, áp dụng các hình thức đào tạo cán bộ phù hợp gắn với phát triển từng nghiệp vụ. Xây dựng được đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cao và có đủ bản lĩnh và năng lực chuyên môn để hoàn thành tốt công việc đảm nhiệm. Đổi mới phong cách phục vụ, với không khí làm việc vui tươi, niềm nở, thân thiện, tận tình với khách hàng, thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh tác phong giao dịch của cán bộ, giảm thiểu các thủ tục phiền hà, thiếu khoa học, chậm trễ nhằm mang lại lợi ích tối đa cho ngân hàng và khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam hà nội (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)