2.5.3.1.Nguyên nhân khách quan
Môi trƣờng kinh tế
Trong những năm qua, tình hình kinh tế có nhiều biến động và diễn biến phức tạp, những dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và cuộc khủng hoảng nợ công dường như vẫn còn sức tác động không hề nhỏ một cách trực tiếp và gián tiếp đến nền kinh tế trong nước, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của chi nhánh, đồng thời cũng tác động sâu sắc tới đời sống của nhân dân, ảnh hưởng tới thu nhập, công việc của người lao động, gây khó khăn trong việc khách hàng trả nợ một cách đầy đủ và đúng hạn. Từ đó gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động CVTD của chi nhánh.
Môi trƣờng pháp lý
Môi trường pháp lý có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cho vay nói chung và CVTD nói riêng. Đối với TSĐB là bất động sản, tốc độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và các thủ tục liên quan sang tên, nộp thuế rất chậm gây khó khăn cho người có nhu cầu vay vốn. Do vậy, nhiều người mặc dù có tài sản hợp pháp nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận, có nhu cầu vay vốn hợp lý và khả năng trả nợ nhưng không thể vay được vốn vì không có TSĐB. Mặt khác, các thủ tục pháp lý liên quan đến TSĐB như công chứng hợp đồng thế chấp, đăng ký/xoá đăng ký giao dịch bảo đảm hiện nay rất phiền hà, mất nhiều thời gian và chi phí, điều này gây tâm lý e ngại cho người dân mỗi khi có nhu cầu vay vốn, do đó họ thường tìm đến vay vốn của người thân hoặc thậm chí vay của tư nhân kể cả trong trường hợp lãi suất cao hơn nhiều so với ngân hàng.
Bên cạnh đó là các thủ tục liên quan đến việc xử lý TSĐB để thu hồi nợ gặp rất nhiều khó khăn, chưa bảo vệ quyền lợi của người cho vay, sự hỗ trợ của các cơ quan liên quan trong việc thu hồi nợ: toà án, thi hành án chưa hiệu quả và nhanh chóng. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào chính sách, chủ trương của Nhà nước mà Chính phủ/ NHNN ban hành những văn bản luật khác nhau, trong đó quy định mở rộng hay thu hẹp CVTD, do vậy ít nhiều cũng có ảnh hưởng đến chất lượng CVTD xét trên một vài khía cạnh nào đó.
Môi trƣờng văn hoá
Đây là nhân tố có ảnh hưởng nhiều tới hoạt động CVTD của các ngân hàng nói chung và NHNo&PTNT – Chi nhánh Nam Hà Nội nói riêng, bởi thói quen tâm lý tiêu dùng của người dân Việt Nam là rất tiết kiệm và chưa quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là những người dân ở nông thôn. Khi có nhu cầu để sửa chữa nhà cửa, đầu tư, kinh doanh hay nhất là những người có nhu cầu mua sắm, họ thường không
60
thích đi vay hay ngại tiếp xúc với nguồn vốn của ngân hàng vì cho rằng nó phức tạp. Mà thay vào đó, họ thường đã có tích lũy từ lâu nên phần lớn họ chờ tích luỹ đủ mới tiêu dùng. Do vậy, muốn mở rộng hoạt động CVTD trong thời gian tới thì chi nhánh cần có biện pháp tìm cách tác động vào tâm lý của người dân, cho họ thấy rõ được những tiện ích khi sử dụng dịch vụ ngân hàng nói chung và sản phẩm CVTD của ngân hàng nói riêng, để các sản phẩm CVTD của ngân hàng dần được nhiều người biết đến và tin dùng.
Đối thủ cạnh tranh
Mặc dù với vị thế là ngân hàng lớn hàng đầu Việt Nam, NHNo&PTNT cũng không thể tránh khỏi sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường. Hiện nay có rất nhiều ngân hàng cổ phần, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và ngân hàng liên doanh nước ngoài hoạt động, tập trung đông đặc biệt là ở thủ đô đã tạo nên sự cạnh tranh gay gắt này. Đặc biệt các ngân hàng rất chú trọng đối với mở rộng cũng như nâng cao chất lượng CVTD với nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú vì CVTD đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng. Điều này tạo áp lực rất lớn cho NHNo&PTNT nói chung và Chi nhánh Nam Hà Nội nói riêng là làm thế nào để có thể thu hút được nhiều khách hàng đến với mình, tin cậy sử dụng dịch vụ của mình.
Các nhân tố từ phía khách hàng
Về đạo đức của khách hàng: Nhiều khách hàng không trung thực khi làm thủ tục hồ sơ vay vốn, lấy xác nhận thu nhập nhiều lần để vay nhiều ngân hàng khác nhau, ý thức trả nợ ngân hàng kém, nhiều trường hợp khách hàng còn có chủ định không trả nợ cho ngân hàng từ đầu.
Về khả năng tài chính của khách hàng: Nhiều trường hợp khách hàng không có kế hoạch chi tiêu hợp lý hay bị mất việc làm không còn nguồn thu để trả nợ, gây ảnh hưởng đến công tác thu nợ của cán bộ tín dụng.
Về thái độ hợp tác của thủ trưởng tại các cơ quan, đơn vị có cán bộ công nhân viên vay vốn: Hiện nay, giấy đề nghị vay vốn tiêu dùng của đối tượng vay là cán bộ công nhân viên đều phải có xác nhận của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chủ quản. Nếu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị nhận thức được lợi ích thiết thực mà ngân hàng mang đến cho cán bộ công nhân viên của họ thì việc xác nhận này nhanh chóng, CBTD đến thẩm định cũng thuận lợi hơn. Tuy nhiên, nếu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đó chỉ thấy những mặt không tiện lợi của hình thức CVTD như người đi vay phải đến ngân hàng giao dịch trong giờ làm việc, hàng tháng phải đến ngân hàng trả nợ, mất nhiều thời gian hoặc họ sợ liên quan trách nhiệm nên không ký xác nhận cho vay thì công tác tín dụng trở nên khó khăn hơn.