Những hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam hà nội (Trang 57)

Tuy đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận song có thể nhận thấy CVTD của NHNo&PTNT – Chi nhánh Nam Hà Nội vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế.

Thứ nhất, tỉ trọng dư nợ CVTD tại NHNo&PTNT – Chi nhánh Nam Hà Nội mới chỉ đạt dưới 13% so với tổng dư nợ cho vay và tỉ trọng doanh số mặc dù có tăng trưởng nhưng vẫn chỉ dưới 16% so với tổng doanh số cho vay, một con số còn quá ít đối với một ngân hàng có vị thế như NHNo&PTNT, đó là điều mà chi nhánh Nam Hà Nội cần nghiêm túc xem xét và điều chỉnh trong thời gian tới.

Thứ hai, vòng quay vốn tín dụng của NHNo&PTNT – Chi nhánh Nam Hà Nội giai đoạn này chỉ trong khoảng 0,92 – 1,22 vòng, con số rất khiêm tốn này cho thấy tốc độ quay vòng vốn của chi nhánh là chưa thực sự tốt. Chi nhánh cũng rất cần cân đối cơ cấu nguồn vốn sao cho tương xứng với cơ cấu cho vay để tránh được các rủi ro

58

về thanh khoản và sự quản lí các khoản vay có thời gian thu hồi vốn lâu này cũng rất cần được nâng cao.

Thứ ba, tỉ lệ nợ quá hạn mặc dù đã có sự chuyển biến giảm dần nhưng vẫn rất cao, hơn 6%, chi nhánh cần phải theo dõi sát sao đến các khoản vay để có thể ngăn ngừa các tình huống bất lợi xảy ra ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, tác động trực tiếp đến sự an toàn, lành mạnh trong hoạt động ngân hàng này.

Thứ tư, một số trường hợp khách hàng đã có ý kiến về thái độ phục vụ tư vấn và sự thiếu chuyên nghiệp của một số nhân viên nói chung và CBTD trẻ tuổi nói riêng chưa có nhiều kinh nghiệm, mặc dù đã được các CBTD khác nhanh chóng giúp đỡ và giải đáp tuy nhiên điều này chắc chắn đã tác động không tốt tới tâm lý và độ hài lòng của các khách hàng khó tính này. Ngân hàng cần chú trọng hoàn thiện hơn về văn hóa doanh nghiệp, đem lại cho khách hàng sự tin tưởng và hài lòng.

Thứ năm, khách hàng CVTD tại chi nhánh chưa đa dạng, chủ yếu là một số nhóm đối tượng công nhân viên chức.

Thứ sáu, ngân hàng mới chỉ có một số sản phẩm CVTD cơ bản, chưa có sự khác biệt nổi bật so với các ngân hàng khác.

Thứ bảy, chính sách lãi suất chưa thực sự đa dạng và nhạy cảm với xu thế lãi suất CVTD trên thị trường. Ngân hàng chưa có chính sách ưu đã lãi suất với các đối tượng khách hàng thường xuyên thân thiết và có tín nhiệm đối với ngân hàng.

Thứ tám, công tác thu thập hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác thẩm định làm chưa được tốt, chủ yếu là cách thức thủ công, chưa hệ thống. Một số thông tin, tài liệu khách hàng cung cấp còn mơ hồ, chưa chính xác, CBTD mất nhiều thời gian để xác minh và chỉnh lý. Bên cạnh đó khả năng thẩm định của một số CBTD vẫn còn hạn chế. Công tác kiểm tra giám sát sau cho vay vẫn còn lỏng lẻo dẫn đến khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, chậm trả nợ vốn vay. Đây là một thực tế ở Việt Nam hiện nay mà khó có thể khắc phục ngay được trong ngắn hạn.

Thứ chín, thủ tục cho vay chưa thực sự linh hoạt gây ra sự chậm trễ, tốn chi phí của cả ngân hàng và khách hàng. Điều này khiến khách hàng không hài lòng và nhiều khi không đáp ứng được kịp thời nhu cầu của khách hàng.

Thông qua những đánh giá và nhận xét về những kết quả và hạn chế của hoạt động CVTD nêu trên, ban lãnh đạo chi nhánh cần tìm ra những phương hướng để có thế tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được và đề ra những biện pháp loại bỏ những hạn chế còn tồn tại giúp nâng cao chất lượng CVTD cũng như tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT – Chi nhánh Nam Hà Nội.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam hà nội (Trang 57)