Sự phù hợp giữa HĐV và sử dụng vốn của HDBank PGD Thái Sơn

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng huy động vốn tại ngân hàng TMCP phát triển TP.HCM phòng giao dịch Thái Sơn (Trang 53)

4. Kết quả thực tập theo đề tà

2.2.5 Sự phù hợp giữa HĐV và sử dụng vốn của HDBank PGD Thái Sơn

Có thể thấy, mối quan hệ giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn là mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Tính vững chắc, ổn định của nguồn vốn huy động không chỉ ở bản thân việc huy động vốn mà còn phụ thuộc vào quá trình sử dụng vốn. Nếu việc huy động vốn và sử dụng vốn không cân đối sẽ gây trở ngại cho hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, việc thực hiện kế hoạch cân đối vốn kinh doanh, đảm bảo tính cân xứng giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn, đảm bảo khả năng thanh toán trong hoạt động kinh doanh luôn là vấn đề đặt ra cho bất cứ ngân hàng nào. Nhận thức đƣợc điều này, trong thời gian qua, PGD Thái Sơn luôn cố gắng duy trì sự cân đối giữa nguồn vốn huy động và nhu cầu sử dụng. Sau đây là bảng số liệu thể hiện sự tƣơng quan giữa vốn huy động và sử dụng vốn của ngân hàng.

Bảng 2.6: Cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn của PGD Thái Sơn giai đoạn 2011-2013

(ĐVT: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng nguồn vốn huy động 43.072 111.316 262.972

Sử dụng vốn 48.068 126.867 245.836

Thừa, thiếu -4.996 -15.551 17.136

(Nguồn: Ph ng kế toán HDBank - PGD Thái Sơn)

Qua Bảng 2.6, ta thấy, việc sử dụng vốn của PGD vào năm 2011 đạt 48.068 triệu đồng, trong khi nguồn vốn huy động chỉ đạt 43.072 triệu đồng. Điều này cho thấy nguồn vốn huy động của PGD chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của việc sử dụng nguồn vốn, thiếu 4.996 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2011 lạm phát tăng cao, nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, việc huy động vốn của PGD gặp nhiều khó khăn.

Sang năm 2012, VHĐ đã tăng từ 43.072 triệu đồng đến 111.316 triệu đồng, tăng 158,44%. Điều này có đƣợc là do PGD ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm thu hút khách hàng và kết hợp với các chƣơng trình khuyến mãi. Tuy nhiên việc sử dụng vốn để cho vay của PGD trong năm này lại tăng cao 163,93% so với năm 2011. Do đó, mặc dù nguồn vốn huy động có tăng nhƣng vẫn không đáp ứng đƣợc nhu cầu cho vay.

Đến năm 2013, vốn huy động đã đáp ứng đƣợc nhu cầu cho vay của PGD, biểu hiện là nguồn vốn huy động tăng từ 111.316 triệu đồng lên 262.972 triệu đồng, tăng 136,24%, sử dụng vốn năm nay vẫn tăng nhƣng ở mức thấp hơn vốn huy động là 245.836 triệu đồng.

Trong giai đoạn 2011 - 2012, PGD không đáp ứng đƣợc nhu cầu trong việc sử dụng vốn nhƣng trong năm 2013, với những nỗ lực của mình, PGD đã cân đối đƣợc điều này và đạt đƣợc sự phù hợp.

2.2.6 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của HDBank - PGD Thái Sơn

Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của PGD Thái Sơn giai đoạn 2011 - 2013

(ĐVT: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Vốn huy động 43.072 111.316 262.972 Vốn huy động bình quân 34.093 77.194 187.144 Tổng nguồn vốn 47.980 118.246 267.510

Doanh số cho vay 78.592 142.537 312.485

Doanh thu 5.872 9.320 5.882

Lãi thu từ cho vay 5.209 9.165 5.680

Lãi chi cho huy động vốn 3.858 6.021 3.888

Vốn huy động có kỳ hạn 32.397 91.910 236.793

Vốn huy động trung, dài hạn 8.759 4.294 5.839

Vốn huy động/Tổng nguồn vốn (%) 89,77 94,14 98,30 Vốn huy động/Doanh số cho vay (lần) 0,548 0,781 0,842 Vòng quay vốn huy động (vòng) 0,172 0,121 0,031

Chênh lệch thu chi 1.351 3.144 1.792

Chênh lệch thu chi/Vốn huy động bình quân (%) 3,96 4,07 0,96 Vốn huy động có kỳ hạn/Tổng vốn huy động (%) 75,22 82,57 90,05 VHĐ trung, dài hạn/ Tổng vốn huy động (%) 20,34 3,86 2,22

(Nguồn: Bộ ph n kế toán tổng h p tại PGD Thái Sơn)

Vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Vốn huy động của PGD Thái Sơn chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn vốn của PGD. Tỷ lệ này đạt 89,77% và 94,14% vào năm 2011 và năm 2012, sau đó tăng lên đến 98,30% trong năm 2013. Tốc độ tăng trƣởng không đều là do tác động của các quy định do NHNN ban hành về lãi suất huy động cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM khác. Mặc dù trong giai đoạn này, NHNN nhiều lần hạ lãi suất huy động nhƣng do PGD đã kịp thời đƣa ra các chƣơng trình khuyến mãi hấp dẫn, chƣơng trình chăm sóc khách hàng kết hợp với việc cung ứng nhiều loại sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của ngƣời sử dụng, do đó, tỷ trọng vốn huy động tăng lên đáng kể.

Vốn huy động trên doanh số cho vay

Năm 2011, tỷ lệ này là 0,548, điều này có nghĩa để cho vay 1 đồng thì PGD sử dụng 0,548 đồng vốn huy động. Tỷ lệ này tiếp tục tăng từ 0,781 (năm 2012) lên đến 0,842 (năm 2013). Điều này cho thấy PGD đã sử dụng nguồn vốn huy động một cách tƣơng đối có hiệu quả.

Vòng quay vốn huy động

Nếu vòng quay vốn huy động càng lớn thì ngân hàng sử dụng vốn càng hiệu quả một mặt nữa phản ánh kỳ hạn các khoản vay và gửi tiền tại ngân hàng là các kỳ hạn ngắn. Vòng quay vốn huy động của PGD 0,172 vòng vào năm 2011, giảm còn 0,121 vòng ở năm 2012 và tiếp tục giảm còn 0,031 vòng năm 2013. Vòng quay vốn huy động của PGD chƣa cao trong giai đoạn qua, tốc độ luân chuyển vốn còn chậm, các dự án đã cho vay là dài hạn tăng, mặt khác các doanh nghiệp lâm vào khó khăn nên dƣ nợ cho vay chƣa thể thu về đúng thời hạn, làm giảm tốc độ luân chuyển vốn của PGD. Nhìn chung, việc PGD sử dụng vốn huy động vẫn chƣa linh hoạt, chƣa đem lại hiệu quả cao nhất, tốc độ luân chuyển vốn còn hạn chế do đó PGD cần chú trọng hơn trong việc phát triển, đẩy mạnh vòng quay vốn để đem lại hiệu quả sử dụng vốn cao hơn.

Chênh lệch thu chi

Chỉ tiêu này của PGD Thái Sơn đạt 1.351 triệu đồng vào năm 2011 và sau đó tăng lên 3.144 triệu đồng vào năm 2012. Điều này cho thấy hiệu quả sinh lời của mỗi đồng vốn huy động ngày càng cao. Đến năm 2013, sự chênh lệch này giảm chỉ còn 1.792 triệu đồng, giảm 43% so với 2012. Năm 2013, NHNN tiếp tục hạ trần lãi suất huy động, do đó chi phí cho hoạt động huy động vốn giảm, tuy nhiên việc ngân hàng HDBank nói chung và PGD Thái Sơn nói riêng hạ lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp trong thời kỳ kinh tế khó khăn đã khiến doanh thu từ hoạt động cho vay giảm đáng kể, nhìn chung khoản chênh lệch thu chi của PGD có xu hƣớng giảm trong giai đoạn 2012 - 2013.

Chênh lệch thu chi trên vốn huy động bình quân

Tỷ lệ này tăng từ 3,96% vào năm 2011 lên 4,07% vào năm 2012. 4,07% có nghĩa là cứ 100 đồng vốn huy động PGD tạo ra đƣợc 4,07 đồng thu nhập ròng. Tuy nhiên hiệu quả sinh lời của vốn huy động của PGD vẫn còn ở mức thấp, PGD cần

chú trọng nâng cao hiệu quả sinh lời của mỗi đồng vốn huy động đƣợc thay vì chỉ chú trọng nâng cao doanh số huy động vốn. Đến năm 2013, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 0,96%, do vốn huy động của PGD vẫn tăng ở năm 2013 nhƣng lãi thu từ cho vay và chi phí lãi cho huy động vốn của PGD đều giảm đáng kể. Từ đó cho thấy tuy lƣợng vốn huy động của PGD ngày càng tăng nhƣng PGD chƣa đạt hiệu quả cao trong việc giải quyết đầu ra của nguồn vốn làm cho hiệu quả sinh lời của vốn huy động giảm.

Vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn huy động

Vốn huy động có kỳ hạn của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động, các ngân hàng thƣờng ƣu tiên huy động loại vốn này bằng cách tăng cao lãi suất huy động vì đây là nguồn vốn ổn định, ngân hàng có thể sử dụng vốn này để cho vay hoặc đầu tƣ dài hạn. Đối với PGD Thái Sơn tỷ lệ này liên tục tăng qua 3 năm, từ 75,22% vào năm 2011 lên 82,57% vào năm 2012 và đến năm 2013, tỷ lệ này đạt 90,05%. Nguyên nhân của sự tăng trƣởng trên là do vốn huy động có kỳ hạn có mức lãi suất cao hơn, có nhiều kỳ hạn thích hợp để khách hàng lựa chọn; bên cạnh đó, PGD có chính sách huy động vốn ổn định, đƣa ra nhiều ƣu đãi cho khách hàng khi sử dụng loại sản phẩm này nhƣ các chƣơng trình dự thƣởng, khách hàng thân thiết.

Vốn huy động trung và dài hạn trên tổng vốn huy động

Vốn huy động trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng cơ cấu nguồn vốn và tỷ lệ này giảm dần qua các năm. Cụ thể tỷ lệ này là 20,34% vào năm 2011, giảm xuống còn 3,86% vào năm 2012 và 2,22% vào năm 2013. Nguyên nhân là do năm 2013, nhu cầu sử dụng vốn thƣờng xuyên của khách hàng tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh nên lƣợng vốn trung và dài hạn mà PGD huy động đƣợc cũng bị hạn chế. Do đó, chỉ có một bộ phận nhỏ khách hàng gửi tiền ở kỳ hạn này. Nhìn chung, tỷ trọng vốn huy động trung và dài hạn trong tổng nguồn vốn huy động của PGD còn ở mức thấp, làm hạn chế nguồn vốn dùng để sử dụng cho việc cho vay trung và dài hạn, khiến giảm một phần lợi nhuận của PGD vì thế PGD Thái Sơn cần đƣa ra những chiến lƣợc đột phá, phù hợp để có thể huy động những nguồn vốn trung và dài hạn nhiều hơn nhằm phục vụ cho nhu cầu cho vay dài hạn giúp nâng cao lợi nhuận cho PGD.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng huy động vốn tại ngân hàng TMCP phát triển TP.HCM phòng giao dịch Thái Sơn (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)