Liên kết kinh tế là hiện tượng xã hội khách quan của nền kinh tế hàng hoá có sự phân công lao động xã hội ngày càng phát triển, nó phản ánh mối quan hệ phối
hợp hoạt động kinh tế giữa các chủ thể kinh tế với nhau để thực hiện những nhiệm vụ kinh doanh nhất định, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất đối với các bên tham gia. Trong cạnh tranh, các doanh nghiệp liên kết với nhau để tăng sức cạnh tranh thực hiện cạnh tranh thắng lợi các đối thủ khác. Liên kết kinh tế nhằm khai thác được các điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Để giành được thắng lợi và nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế, công ty cần tiến hành các hoạt động liên kết sau:
- Cần tiến hành liên kết chặt chẽ hơn nữa đối với các đơn vị cung ứng nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty.
- Tiến hành liên kết với các đơn vị nước ngoài nhằm thu hút các nguồn lực, tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm. Giữ quan hệ tốt giữa với công ty nước ngoài dựa trên hợp đồng kinh tế, giúp công ty đảm bảo sự ổn định trong kinh doanh nhập khẩu, tránh bị ép giá và các bất lợi khác.
- Xây dựng các mối quan hệ hợp tác lâu dài cùng có lợi với các nhà sản xuất. Chủ động đầu tư cùng nhà sản xuất và phát triển các nguồn hàng ổn định cho mạng lưới phân phối của công ty.
- Trong từng đơn vị đều tích cực tìm kiếm thị trường và cũng thiết lập mối quan hệ tốt với các bạn hàng, mở rộng mối quan hệ mua bán với mọi loại đôí tượng và nhiều thành phần, đẩy mạnh bán buôn, bán lẻ, nhận bán đại lý, ký gửi hàng hoá của các nhà máy xí nghiệp, cơ sở để luôn có hàng cung cấp cho khách hàng. Đối với mặt hàng gỗ công nghiệp đòi hỏi yêu cầu chất lượng cao những mặt hàng nhập khẩu của công ty cần nghiên cứu kỹ thị trường để lập kế hoạch nhập khẩu trước mỗi vụ.
- Liên kết với các tổ chức ngân hàng để thuận tiện trong việc thanh toán tiền hàng với khách hàng cũng như đối với các đơn vị cung cấp.
- Giữ mối quan hệ với các đơn vị vận chuyển, các đơn vị làm thủ tục nhập khẩu để hàng hoá của công ty lúc nhập khẩu được nhanh chóng, làm giảm chi phí lưu kho bãi, giao hàng đúng quy định của hợp đồng...
KẾT LUẬN
Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của cơ chế thị trường và cạnh tranh. Cạnh tranh thúc đẩy nền kinh tế phát triển, phát huy được hết mọi tiềm năng của xã hội và của từng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tham gia thị trường đều phải chấp nhận cạnh tranh và phải tìm cách giành được thắng lợi trong những cuộc cạnh tranh này. Tăng khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp xét cho cùng là để nhằm mở rộng thị trường, tăng doanh thu, là điều kiện để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển
được. Do vậy, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệplà một tất yếu mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện.
Công ty Hứa Nguyên ở trong một bối cảnh thị trường gỗ công nghiệp đang diễn ra một cuộc cạnh tranh gay gắt. Tham gia thị trường có nhiều hãng, công ty nổi tiếng, có kinh nghiệm như : Công ty Sunimex,Tradoco...Bên cạnh đó là sự de dọa của các tập đoàn lớn mới thâm nhập vào ngành như: Kim Tín Group, Cơng ty TNHH King Table Furniture…Nhờ có sự năng động nhạy bén trong hoạt động kinh doanh cùng với những lợi thế của hãng Robin dành cho Hứa Nguyên và kinh nghiệm kinh doanh gỗ công nghiệp, công ty đã đứng vững và lập cho mình một vị trí tương đối trên thị trường gỗ công nghiệp. Song để có thể tiếp tục phát triển, giành thắng lợi trong cạnh tranh, Hứa Nguyên cần phải sử dụng các vũ khí cạnh tranh của mình một cách có hiệu quả nhất.