Định giá sản phẩm có sức cạnh tranh hơn

Một phần của tài liệu MỘT số vấn đề lý LUẬN cơ bản về CẠNH TRANH và KHẢ NĂNG CẠNH TRANH của DOANH NGHIỆP (Trang 59)

Với đặc điểm của cạnh tranh trên thị trường gỗ công nghiệp có mang tính chất của cạnh tranh độc quyền, sự thay thế giữa các sản phẩm của các công ty là rất cao và sự hiểu biết của người tiêu dùng về sản phẩm gỗ công nghiệp là thấp như đã trình bày. Nên cạnh tranh bằng giá cả sẽ không thật sự hiệu quả. Giá bán còn phản ánh một phần chất lượng của sản phẩm.

Do đó công ty cần định giá lại cho hợp lý hơn các sản phẩm của mình. Trên nguyên tắc tổng thể đó là:

+ Bám sát giá cả của đối thủ cạnh tranh đặc biệt là của các đối thủ lớn như Sunimex, Tradoco... Nhưng duy trì giá thấp hơn một chút sao cho có được sức cạnh tranh về giá mà không tạo ra cảm giác chất lượng sản phẩm thấp hơn sản phẩm cùng loại của các công ty này.Vì vậy, công ty cần có biện pháp định giá tổng thể cho các sản phẩm gỗ công nghiệp của mình dựa trên việc nghiên cứu và phân tích giá của đối thủ cạnh tranh.

+ Giảm chi phí thương mại

Trong thực tế, công ty Hứa Nguyên đã tiết kiệm chi phí thương mại bằng cách cắt giảm tối đa những chi phí cho những hoạt động rất cần thiết. Chi phí hoạt động quảng cáo đã bị hạn chế khiến cho hoạt động quảng cáo của công ty được tiến hành cầm chừng, chủ yếu là qua các đại lý, nên có hiệu quả không cao. Chi phí cho các hoạt động tham gia hội chợ cũng không dồi dào mặc dù tham gia hội chợ, triển lãm là hoạt động xúc tiến thương mại chủ yếu của công ty. Những chương trình khuyến mại cũng được tiến hành trên diện hẹp, chủ yếu tập trung vào các đại lý cũng do kinh phí hạn chế. Chính vì vậy Hứa Nguyên rất khó tiếp tục giảm chi phí thương mại mà trái lại phải gia tăng trong thời gian tới.Tuy nhiên công ty vẫn có thể cắt giảm một số chi phí như chi phí lưu chuyển hàng, chi phí dự trữ hàng. Bởi vì những chi phí này có cơ cấu phức tạp và thường bị lãng phí. Những chi phí này tuy mang tính khách quan, cần

thiết nhưng mức phí cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào trình độ tổ chức kinh doanh thương mại, sự tính toán hợp lý và các nhân tố chủ quan của người quản trị.

Để giảm chi phí vận tải, bốc dỡ, công ty cần có biện pháp lựa chọn đúng phương tiện vận tải, phân bố mạng lưới kinh doanh tại cửa hàng có đường vận động hợp lý và ngắn nhất, chuẩn bị tốt chào hàng, chuẩn bị tốt đóng gói hàng hoá, tổ chức tốt công tác bốc dỡ hàng hoá ở hai đầu tuyến vận chuyển.

Để giảm chi phí dự trữ, công ty cần phân bổ hợp lý dự trữ hàng hoá trong nội bộ doanh nghiệp bằng cách xác định tỷ lệ dự trữ hàng hoá ở kho. Đồng thời, công ty cũng cần tổ chức theo dõi và điều khiển dự trữ trên cơ sở xác định mức dự báo một mặt bảo đảm có hàng bán một mặt không làm ứ đọng vốn, và áp dụng các phương pháp dự trữ tiên tiến mang lại hiệu quả cao.

3..3.3 Hoàn thiện hệ thống phân phối hiệu quả

Để có thể mở rộng thị trường của mình, bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia cạnh tranh đều phải có kế hoạch xây dựng một mạng lưới bán hàng càng rộng, lớn càng tốt vì đó chính là cơ sở tốt nhất để bảo vệ thị trường và xâm nhập thị trường mới, chống lại sự tranh giành thị trường từ các đối thủ cạnh tranh của mình.

Ở thời điểm hiện tại với quy mô công ty nhỏ nên kênh phân phối trực tiếp là khá phù hợp. Tuy nhiên với mục tiêu tăng trưởng của công ty cùng với xu hướng phát triển như ngày nay thì ngoài kênh phân phối hiện tại công ty nên sử dụng phân phối đa kênh, theo đó công ty có thể sử dụng nhiều kênh phân phối cho những nhóm khách hàng khác nhau. Bằng cách sử dụng cùng lúc nhiều kênh, doanh nghiệp có thể tăng được phạm vi bao quát thị trường và gia tăng khả năng thỏa mãn theo ý muốn của khách hàng. Ví dụ, công ty nên phân phối thẳng cho:

• Các khu chế xuất

• Công ty có thể liên hệ với các nhà thầu xây dựng cac công trình lớn (xây dựng trường học, trung tâm thương mại..) miễn sao công ty không phân phối hàng cho những tổ chức đang mua sản phẩm của khách hàng của công ty.

• Mục tiêu hường tới của công ty sẽ là thị trường Trung Đông nên kênh mới của công ty sẽ là:

Công ty Hứa Nguyên xuất khẩu Đại lý ngoài nước Người tiêu dùng

Một phần của tài liệu MỘT số vấn đề lý LUẬN cơ bản về CẠNH TRANH và KHẢ NĂNG CẠNH TRANH của DOANH NGHIỆP (Trang 59)