• Đặc điểm chung về ngành
Thị trường tiêu thụ nội địa cho các sản phẩm bằng gỗ và các sản phẩm thay thế gỗ với nhiều chủng loại xuất sứ, đa dạng về kích cỡ, chất lượng, giá bán của các sản phẩm cùng loại lại ngang nhau, cho thấy đây là thị trường cạnh tranh vô cùng gay gắt của các doanh nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn nhất trong cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nình quân 12%/ năm, đóng góp GDP nhiều cho quốc gia, là thị trường có sức tiêu thụ mạnh, có sức hấp dẫn cao, nhưng đây là thị trường luôn biến động.
Sản phẩm bán tại thị trường nội địa chủ yếu là nhập từ nước ngoài: với sản phẩm có chất lượng tốt hơn thì nguồn nhập chủ yếu là từ Malaysia, Thailand, Indonexia..còn sản phẩm có chất lượng trung bình đáp ứng được phần lớn khách hàng còn lại thì có nguồn hàng nhập từ Trung Quốc. Tuy nhiên, nguồn hàng nhập từ Trung Quốc thì không có 1 đơn vị nào quản lý được nguồn gốc và chất lượng chính xác. Chúng được mang vào thị trường Việt Nam bằng nhiều con đường: có thể là từ công ty xuất nhập khẩu (rất ít), thường qua con đường chi hợp pháp được nhập lậu vào thị trường đã gây thiệt hại không nhỏ với các nhà phân phối nhập hàng chính thức bằng con đường hợp pháp. Do đó, giá cả hàng Trung Quốc trên thị trường rất phức tạp và thay đổi thường xuyên tùy theo nhu cầu thị trường, tùy theo khả năng cung ứng và tùy theo sự đầu cơ của các đầu nậu. Tình hình phân phối khá dễ dãi, ai muốn mua, muốn bán với số lượng bao nhiêu cũng được, hoàn toàn tự do, chẳng sợ bị ai quản lý của bất cứ một cơ quan nhà nước nào.
Hiện tại, trong nước có rất nhiều nhà cung ứng các sản phẩm thay thế gỗ như hardboard, MDF,.. nhưng nhìn chung thì sản lượng và chất lượng vẫn chưa đáp ứng
được mong muốn của khách hàng, một phần cũng do tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam luôn hướng ngoại, phần khác là giá cả của nó so với hàng Trung Quốc chẳng rẻ hơn là bao, có loại giá thành còn cao hơn.
Với nhu cầu sử dụng đồ gỗ ngày càng tăng cả thị trường trong và ngoài nước, nhưng ngành chế biến gỗ Việt Nam đang trong tình trạng thiếu nguyên liệu phải nhập từ 70%-80% gồm gỗ tự nhiên lẫn nhân tạo.
Riêng nhu cầu tiêu thụ gỗ nhân tạo cả nước hiện cần 1 triệu m3, trong đó ván MDF chiếm 50% , tuy nhiên trong nước chỉ đáp ứng 30%, còn lại phải nhập từ nguồn nước ngoài như Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Úc, Indonesia, New Zealand và Đài Loan. Do tính chất tiện lợi và thân thiện môi trường nên xu hướng sử dụng sản phẩm ván sợi MDF ngày càng tăng, bình quân tăng 30%/năm. Điều này cho thấy mức độ cạnh tranh của sản phẩm nội địa còn thấp.
• Đánh giá tình hình cạnh tranh chung của ngành
Nếu chỉ tính riêng địa bàn TPHCM thì có hơn 30 doanh nghiệp cùng tham gia sản xuất, cạnh tranh trong ngành sản phẩm gỗ công nghiệp đã tạo ra trạng thái cạnh tranh hoàn hảo của ngành này. Bên cạnh đó, vì đa số các sản phẩm đều cùng được nhập về từ các thị trường nước ngoài như nhau nên việc cạnh tranh lại càng gay gắt hơn. Mặc dù nền kinh tế hiện tại gặp khó khăn nhưng các doanh nghiệp trong nước vẫn phát triển các sản phẩm thương hiệu nội địa. Đơn cử mới nhất là sự thành lập của Kim Tín Group đã khới công xây dựng Nhà máy sản xuất ván nhân tạo tổng hợp MDF tại Bình Phước với công suất lớn nhất Việt Nam hiện nay, chất lượng bằng sản phẩm nhập khẩu và giá thành cạnh tranh. Ngoài ra sự xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏngày càng nhiều vì kinh tế suy thoái, giá thiết bị, máy móc sẽ rẻ hơn, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận được hệ thống máy móc hiện đại. Bên cạnh đó những tác động xấu thì khủng hoảng kinh tế chính là cơ hội để doanh nghiệp gỗ nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm thay thế gỗ
tái cấu trúc doanh nghiệp. Và do kinh tế thế giới gặp khó khăn nên Việt kiều từ nhiều nước trở về đầu tư. Đây chính là cơ hội để doanh nghiệp tìm kiếm nguồn vốn, bổ sung đội ngũ cán bộ và công nhân lành nghề. Vì vậy thị trường gỗ sẽ trở nên gay gắt trong thời gian sắp tới.