Đối với mọi doanh nghiệp khi bước vào nền kinh tế thị trường đều bị quy luật cạnh tranh chi phối. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải chấp nhận nó và sử dụng nó
như một công cụ để đạt được mục tiêu. Song trong thực tế điều này không dễ gì thực hiện được. Bởi cạnh tranh đâu chỉ đơn giản là thấy người ta làm gì cũng cố gắng bắt chước sao cho giống, sao cho bằng hoặc hơn đối thủ cạnh tranh, đó là cả một quá trình nghiên cứu, phân tích để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu từ đó hạn chế những mặt còn yếu kém, phát huy thế mạnh của mình dựa trên cơ sở nắm bắt khả năng của đối thủ. Nói cách khác, đó cũng là lý do vì sao phải đánh giá tính năng đa dạng hơn, kiểu dáng đẹp hơn, thể hiện mức độ sang trọng hơn khi tiêu dùng sản phẩm đó.
• Thị phần
Thị phần của hàng hoá của doanh nghiệp là phần trăm về số lượng hoặc giá trị của hàng hoá của doanh nghiệp đã bán ra so với tổng số lượng hoặc tổng giá trị của tất cả các hàng hoá cùng loại đã bán trên thị trường. Chỉ tiêu này phản ánh tình hình chiếm lĩnh và khả năng chi phối thị trường của hàng hoá của doanh nghiệp. Hiện nay, khi mà cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, ngày càng có nhiều đối thủ gia nhập thị trường gỗ, còn các đối thủ hiện tại thì cố gắng bành trướng thị phần của mình. Điều đó làm cho thị phần của Hứa Nguyên bị giảm sút qua các năm mặc dù sản lượng tiêu thụ vẫn tăng. Qua tổng kết kết quả tiêu thụ của Công ty Hứa Nguyên, thị phần của Hứa Nguyên thể hiện như sau:
Từ biểu trên ta thấy thị phần của Công ty Hứa Nguyên chiếm 10% so với thị phần toàn ngành gỗ công nghiệp tại thị trường phía Nam, thị phần của Sunimex chiếm 18% so với thị phần toàn ngành, thị phần của Tradoco chiếm 13% so với thị phần toàn ngành. Đây là hai đối thủ cạnh tranh lớn nhất, mạnh mẽ nhất không chỉ riêng đối với Hứa Nguyên mà còn là đối thủ mạnh của rất nhiều công ty khác. Hiện tại Sunimex đang dẫn đầu thị trường gỗ công nghiệp tại TPHCM , với thâm niên hoạt động kinh doanh dài trên 40 năm), với quy mô hoạt động rất lớn, doanh thu năm 2008 gấp hơn 6 lần so với doanh thu của Hứa Nguyên, Tradoco cũng là một Công ty rất lớn mạnh, với doanh thu năm 2008 đạt gấp 17 lần so với doanh thu của Hứa Nguyên. Qua đó ta thấy rằng Hứa Nguyên với thâm niên hoạt động kinh doanh ngắn hơn (trên 10 năm), với quy mô kinh doanh nhỏ hơn nhưng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty được đánh giá khá cao và đã chiếm được một vị thế nhất định trong tổng thị phần của toàn ngành gỗ công nghiệp ở phía Nam (10%).
• Doanh thu
Là khoản tiền mà doanh nghiệp đã thu về hoặc có quyền đòi về do việc bán các sản phẩm hàng hoá dịch vụ được xác định là đã hoàn thành. Do vậy doanh thu được coi là một chỉ tiêu rất quan trọng được sử dụng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua từng quý, từng năm. Để đánh giá được tính hiệu quả của
hoạt động sản xuất kinh doanh thì ta phải xét mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí, giữa lợi nhuận và doanh thu thông qua tỷ lệ Tỷ suất chi phí/ Doanh thu , Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu.
Bảng 2.4: So sánh doanh thu với đối thủ cạnh tranh
Chỉ tiêu Năm
2007 2008
Doanh thu của DN trên tổng doanh thu trên thị
trường
6,81% 2,56%
Doanh thu của DN trên
doanh thu của Sunimex 25% 15,54%
Doanh thu của DN trên
doanh thu của Tradoco 10,35% 5,65%
( Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)
Doanh thu của công ty chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu của thị trường sản xuất và kinh doanh sản phẩm gỗ công nghiệp cho ta thấy mức độ ảnh hưởng của công ty trên thị trường là rất thấp.
Chỉ tiêu doanh thu của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất là công ty Sunimex cho thấy thực tế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là không cao. Chỉ tiêu này giảm từ năm 2007(25%) đến năm 2008 (15,54%), năm 2007 doanh thu của công ty Hứa Nguyên là 78179 triệu trong khi đó công ty Sunimex là 312833 triệu đồng, đến năm 2008 doanh thu của công ty Sunimex là 282413 triệu trong khi công ty Hứa Nguyên chỉ là 43901 triệu đồng. Đặc biệt năm 2008, doanh thu của công ty Tradoco không giảm mà còn tăng từ 755479 triệu lên 1384541 triệu.
Các chỉ tiêu trên đều có xu hướng giảm xuống cho thấy sự hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp đang thiếu hiệu quả, doanh thu của doanh nghiệp giảm trong khi đó đối thủ cạnh tranh lại tăng lên. Điều này cho thấy công ty cần phải
đưa ra các biện pháp và chiến lược kinh doanh để nâng cao doanh thu và vị trí trước đây của mình (thị phần lúc mới bước vào kinh doanh là 30%).
• Lợi nhuận
Bảng 2.5: Bảng so sánh lợi nhuận với các đối thủ cạnh tranh
Đơn vi: Đồng Công ty Năm 2008/2007 2007 2008 CL TL Hứa Nguyên 334.484.078 (472.276.257) (806.760.335) (41,19) Sunimex 2.300.969.14 4 2.974.181.131 673.211.987 29,25 Tradoco 5.487.438.06 0 10.649.169.088 5.161.731.020 94,06
( Nguồn: Phòng kế toán tài vụ công ty )
Mặc dù nền kinh tế gặp khó khăn nhưng cả 2 đối thủ cạnh tranh là Sunimex và Tradoco không giảm mà tăng về lợi nhuận. Điều này cho thấy 2 công ty đã và đang hoạt động rất hiệu quả. Do đó, để có thể cạnh tranh Hứa Nguyên cần phải nhanh chóng đề ra cho mình biện pháp để nâng cao hoạt động kinh doanh.