Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp vận dụng chuẩn mực kế toán tổn thất tài sản trong các doanh nghiệp tại việt nam (Trang 45)

Nội dung này phân tích những biến đổi của CM TTTS theo thời gian và không gian của nền kinh tế TQ, kết hợp với kết quả phân tích hiệu quả của việc áp dụng CM Tổn thất tài sảnở TQ đãđư ợc đăng tải trên những tạp chí khoa học có giá trị, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho phương hướng áp dụng CM này tại nước ta.

CM Tổn thất tài sản đã được đưa vào áp dụng trong hệ thống kế toán TQ dưới hình thức sơ khai từ năm 2001 và được điều chỉnh, sửa đổi, hệ thống hóa theo tinh thần chuẩn mực quốc tế từ năm 2006. Quá trình phát triển của CM này đi kèm với sự thay đổi về nền tảng định giá, tăng cường sử dụng giá trịhợp lý trong đo lường giá trị tài sản: hệ thống chuẩn mực cũ tại Trung Quốc chủ yếu dựa trên giá gốc, còn hệthống CM mới tăng cường sử dụng giá trị hợp lý. Tuy còn tồn tại những khác biệt nhưng về cơ bản, kế toán TQ đã phản ảnh được tinh thần chính của CM TTTS là đánh giá được giá trị thực của tài sản, nhằm cung cấp các thông tin hữu ích cho người sử dụng và gia tăng tính so sánh được của các BCTC các quốc gia trong bối cảnh nền kinh tếtoán cầu.

Trong thực tế áp dụng, về việc tính toán giá trịcó thể thu hồi, quy định của IAS 36 cũng như CAS 8 quá chung chung nên trong quá trình thực hành còn tồn tại những giao dịch bị lạm dụng quá mức, các doanh nghiệp có thể né tránh quy định của chuẩn mực TTTS thông qua việc lựa chọn tỉ lệ chiết khấu. Các doanh nghiệp ở TQ đã vấp phải vấn đềnày.

Để tránh lợi nhuận hoạt động bị tổn hại do lập và hoàn nhập tổn thất thì CAS 8 mới không cho phép các khoản hoàn nhập tổn thất, chỉkhi nào tiến hành thanh lý tài sản mới được phép tiếp tục các phương pháp kế toán. Quy trình này ở TQ chỉ thể hiện một góc nhìn tổn thất vĩnh viễn, còn xét trên bình diện quốc tế, có 2 quan điểm chính trong kế

toán các khoản lỗ do TTTS được ghi nhận ởnhững niên độ trước: Quan điểm đầu tiên là cho phép hoàn nhập các khoản TTTS, quan điểm thứ hai không cho phép hoàn nhập một khi đã ghi nhận khoản TTTS. Quy định của CAS 8 phù hợp với môi trường kinh tế TQ: thị trường chứng khoán chưa phát triển toàn diện và không hoàn hảo trong thời điểm hiện tại, lợi nhuận của các công ty niêm yết sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi áp dụng quy định về hoàn nhập tổn thất. Mặt khác, khả năng xét đoán nghềnghiệp của kế toán viênở TQ còn nhiều hạn chế, cần được hỗ trợ trong tương lai, đây cũng chính là những lý do chính tạo nên điểm khác biệt của quy định này so với CM quốc tế. Tuy nhiên, theo quan điểm quốc tế cho phép hoàn nhập TTTS là để có thể phản ánh giá trị thực của tài sản, cung cấp thông tin kếtoán hữu ích trong thực tế và những nhà đầu tư tiềm năng. Nhiều ý kiến của các học giả TQ cho rằng việc không cho phép hoàn nhập tài sản rõ ràng là không nhất quán với mục tiêu phản ảnh giá trị thực của tài sản theo tinh thần của CM kế toán quốc tế về TTTS, thêm vào đó là sự phát triển không ngừng của thị trường chứng khoán, môi trường pháp lý, chuẩn mực quốc tế về TTTS, họ cho rằng CAS 8 cũng nên cải tiến, cho phép hoàn nhập TTTS trong các điều kiện đặc biệt.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IAS/ IFRS) được Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) biên soạn và ban hành nhằm hướng dẫn việc lập và trình bày báo cáo kế toán có tính thống nhất cao và được sử dụng rộng rãi khắp thế giới. Mục đích của việc tiêu chuẩn hóa này là để giúp tạo ra sự phù hợp đối với quá trình chuẩn bị lập BCTC trong một môi trường kinh tế toàn cầu. Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế ngày nay được rất nhiều quốc gia trên toàn thế giới áp dụng, tính đến thời điểm cuối năm 2008 (27/8/2008) đã có hơn 100 qu ốc gia bao gồm Úc, Singapo, ThổNhĩ Kỳ,... và toàn bộ các quốc gia trong khối liên minh Châu Âu (Deloitte, IASplus).Tại Việt Nam, Chính phủ đang nỗ lực để cải tổ hệ thống kế toán– kiểm toán bằng việc cập nhật Chuẩn mực kiểm toán, Chuẩn mực kế toán cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc làm này không nằm ngoài xu hướng phát triển chung của kếtoán thời hiện đại.

Tuy xuất hiện từ rất lâu đời trong lịch sử kế toán nhưng kế toán TTTS mới chỉ được Chuẩn mực hóa lần đầu tiên trong Chuẩn mực kế toán quốc tế năm 1998 (IAS 36), từ đó thông qua chương trình cập nhật hàng năm Chuẩn mực này dần trở nên hoàn thiện. IAS 36 cung cấp cơ sở quan trọng cho các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam xây dựng Chuẩn mực vềkếtoán TTTS của mình.

Chương 1 đã trình bày cũng như gi ải thích một số nội dung lý thuyết cơ bản của Chuẩn mực kế toán TTTS, chương 2 tác giảtiến hành khảo sát thực trạng kế toán TTTS tại các doanh nghiệp Việt Nam, để từ đó đánh giá khả năng vận dụng Chuẩn mực nàyở nước ta và đề ra được phương hướng và giải pháp cho việc vận dụngở Chương 3.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TỔN THẤT TÀI SẢN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

2.1 Khái quát quá trình hội tụChuẩn mực Kế toán Việt Nam với Chuẩn mực kế toán quốc tế:

Cùng với quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế, quá trình hội tụ kế toán quốc tế ngày càng được sựquan tâm của các tổ chức quốc tế về kế toán cũng như các qu ốc gia trên thế giới. Nhiều quốc gia đã chủ động và tích cực tham gia bằng việc áp dụng chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IAS/IFRS). Nhưng mức độtoàn cầu hóa kinh tế giữa các quốc gia là không giống nhau, dẫn đến quá trình hội tụ kế toán quốc tế của các quốc gia cũng khác nhau. Từ năm 2005 nhiều quốc gia đã áp dụng IFRS, đầu tiên là các quốc gia Châu Âu, theo sau là Úc, New Zealand…Cho tới nay, gần 117 quốc gia bắt buộc hoặc cho phép sử dụng IFRS để lập báo cáo cho những công ty niêm yết nội địa. Một số quốc gia khác thì quá trình hội tụ IFRS chậm hơn, những quốc gia này vẫn đang trong quá trình thảo luận, xem xét lợi ích khi áp dụng đầy đủ bộ chuẩn mực quốc tế IFRS (Anh Tuan Nguyen and Guangming Gong, 2012).

Tại Việt Nam, từ Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần VI năm 1986, Chính phủ đã công bốviệc xây dựng nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủnghĩa, lĩnh vực kế toán nước ta từ đó cũng trãi qua những thay đổi sâu sắc. Quá trìnhđổi mới hệ thống kế toán, dựa trên cải cách kinh tế và chính sách mở cửa đã mở ra giai đoạn mới, kéo theo Chuẩn mực kếtoán Việt Nam đã vàđang tiến tới dần hội tụvới Chuẩn mực kếtoán Quốc tế. Có thểphân chia quá trìnhđổi mới hệthống kế toán nước ta thành 3 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1 (1981 - 1990): đầu những năm 1980, công cuộc cải cách kế toán đã khiến khu vực tư nhân có một vị trí nhất định trong nền kinh tế. Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành các quyđ ịnh đơn giản về kế toán dành cho các doanh nghiệp tư nhân, được biết đến như Quyết định 278/QĐ/CĐKT (10/3/1981) “Chính sách kếtoán cho các doanh nghiệp tư nhân lĩnh vực công nghiệp và thương mại”. Sau đó, sự phát triển nhanh chóng của khu vực tư nhân dẫn tới Bộ Tài chính phải ban hành những chính sách kế toán phức

tạp hơn để hướng dẫn hoạt động kế toán cho khu vực này, Quyết định 229/QĐ/CĐKT (12/1988) “Chính sách kế toán dành cho kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân” và Quyết định 598/QĐ/CĐKT (12/1990) “Chính sách kế toán dành cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh”. Và một sựkiện quan trọng trong thời kỳ này là sự ra đời của Pháp lệnh Kế toán và Thống kê (tháng 5/1988). Đây chính là văn bản pháp quy cao nhất về kếtoán.

Tiếp tục quá trình cải cách, ngày 18/3/1989, Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức Kế toán Nhà nước bằng Nghị định 25/HĐBT, Điều lệ Kế toán trưởng doanh nghiệp. Bộ Tài chính tiếp tục ban hành mới hệ thống kế toán áp dụng thống nhất trong toàn bộ nền kinh tếquốc dân, bao gồm hệthống tài chính kếtoán, chế độchứng từkếtoán, chế độsổ kế toán, hệ thống báo cáo kế toán (Quyết định 212/QĐ/CĐKT ngày 15/12/1989, Quyết định 224/QĐ/CĐKT). Nhìn chung, những cải cách kế toán trong giai đoạn này không toàn diện nên hệthống kếtoán chủ yếu chỉphục vụcho nền kinh tếkếhoạch.

Giai đoạn 2 (1991 - 1995): chính sách cải tiến trong thời kỳ này hướng tới tái cấu

trúc doanh nghiệp nhà nước sở hữu, và nâng cao chất lượng các hoạt động của các doanh nghiệp này. Ngoài ra, sự phát triển mạnh mẽ của các khu vực kinh tế khác cấu thành nền kinh tếthị trường đầy đủ hơn thời kỳ trước. Điều này tạo áp lực phải cải cách hệthống kế toán để đáp ứng cho giai đoạn phát triển nền kinh tếthị trường tại nước ta.

Dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ, Bộ Tài chính hướng dẫn hoàn thiện công cuộc đổi mới kế toán, bao gồm tất cả các bộ phận của kếtoán và kiểm toán. Bộ Tài chính đã vận động một số lượng lớn các chuyên gia hàn lâm, những nhà làm chính sách kế toán, các kế toán viên chuyên nghiệp từ các công ty kế toán và kiểm toán nước ngoài, kế toán từ các doanh nghiệp quốc doanh lớn và các chuyên gia từ miền Nam trước đây tham gia cải cách kế toán. Năm 1995, Bộ Tài chính ban hành hệ thống tài khoản thống nhất (Quyết định 1141 – TC/QĐ/CĐKT) thông qua ngày 1/1/1995 và có hiệu lực vào ngày 1/1/1996. Năm 1994, thành lập Hiệp hội kế toán Việt Nam (VAA) (Quyết định 12/TTg, 10/01/1994) đánh dấu một thành phần quan trọng trong cơ chếkế toán nước nhà.

Giai đoạn 3 (1996 tới nay): thời kỳ này đãđánh d ấu những thay đổi quan trọng trong hệ thống kế toán Việt Nam. Chính phủ phải đối mặt với áp lực từ các bên nhà đầu tư và các tổ chức tài chính nước ngoài như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Tổ chức tiền tệ thếgiới (IMF), và chuẩn bịcho sựkhởi đầu của thị trường chứng khoán Việt Nam, chính phủ buộc phải cam kết sẽ có những cải cách thiết yếu trong kếtoán.

Dựán hỗtrợcủa Châu Âu “Chương trình hỗtrợkỹthuật cho việc chuyển đổi sang nền kinh tếthị trườngởViệt Nam của Châu Âu” (EURO- TapViet), bắt đầu từ9/1995 và kết thúc năm 1998, dự án này đã giúp các nhà lãnh đạo nước ta hiểu được tập quán kế toán quốc tế và được trang bị những kiến thức kế toán – kiểm toán của nền kinh tế thị trường. Cũng với sự giúp đỡcủa Châu Âu (EU), năm 1996, Hiệp hội kế toán Việt Nam (VAA) đã tổ chức thành công các hội nghịquốc tếvềkếtoán với sựtham gia của 160 đại diện từ các tổ chức nghề chuyên nghiệp như Liên đoàn kếtoán quốc tế (IFAC), Hiệp hội kế toán Châu Âu (EAA), Liên đoàn kế toán Châu Á Thái Bình Dương (CAPA), Liên đoàn kế toán Đông Nam Á (AFA) và các tổ chức chuyên nghiệp từ nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Cũng trong năm này, Hiệp hội kế toán Việt Nam đã được chấp nhận là thành viên của Liên đoàn kếtoán quốc tế (IFAC). Năm 1998, Việt Nam là thành viên của Liên đoàn kế toán Đông Nam á (AFA). Những sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình hội nhập kếtoán quốc tế.

Sự phát triển của các chuẩn mực kế toán Việt Nam được coi là cách tốt nhất để làm hệ thống kế toán phù hợp với tập quán kế toán quốc tế. Việc xây dựng hệ thống Chuẩn mực kếtoán Việt Nam (VAS) dựa trên cơ sởChuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) là tương thích với sựphát triển của nền kinh tếthị trường, kinh nghiệm, trìnhđộvà tập quán nghề nghiệp kếtoán tại Việt Nam (Anh Tuan Nguyen and Guangming Gong, 2012). Với nỗ lực cải cách và ban hành các VAS, Bộ Tài chính lần đầu tiên ban hành 4 Chuẩn mực kế toán vào ngày 31/12/2001. Các Chuẩn mực kế toán quốc gia tiếp tục được ban hành vào các năm 2002(6 Chuẩn mực), năm 2003 (6 Chuẩn mực), năm 2005 (10 Chuẩn mực). Tính đến nay, Việt Nam đã ban hànhđược 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam. Song song

đó, Bộ Tài chính cũng đã ban hành các thông tư đ ể hướng dẫn thực thi Chuẩn mực kế toán như thông tư 161 (2007) hướng dẫn thực hiện 16 Chuẩn mực (đợt 1, 2, 3); thông tư 20 (2006) hướng dẫn thực hiện 6 Chuẩn mực kế toán (đợt 4) và thông tư 21 (2006) hướng dẫn thực hiện 4 Chuẩn mực kế toán (đợt 5). Danh sách các chuẩn mực kế toán Việt Nam đã ban hành chia theo nhómđược trình bàyởPhụlục 2.

Mục đích khi thiết lập hệ thống chuẩn mực Việt Nam là các chuẩn mực kế toán được xây dựng trên cơ sở chuẩn mực quốc tế, nhưng phải phù hợp với đặc điểm kinh doanh, mức độ phát triển kinh tế, chế độ chính trị, hệ thống luật pháp,đặc điểm văn hóa xã hội Việt Nam, nên còn tồn tại những khác biệt so với Chuẩn mực quốc tế:

Một số Chuẩn mực kế toán có sự khác biệt đáng kể so với Chuẩn mực quốc tế. Khi ban hành Chuẩn mực kế toán nhằm tránh biến động kinh tế cũng như đ ể phù hợp với đặc điểm riêng nên Việt Nam đãđi ều chỉnh một số nguyên tắc, phương pháp so với quốc tế. Chính điều này đã tạo nên sự khác biệt về nội dung giữa Chuẩn mực kế toán Việt Nam so với Chuẩn mực kế toán quốc tế. Do vậy, một số nội dung Chuẩn mực không tương thích vớixu hướng quốc tế.

Một số Chuẩn mực kế toán quốc tế đãđược ban hành nhưng Việt Nam vẫn chưa xúc tiến nghiên cứu, soạn thảo. Những Chuẩn mực này bao gồm: Tổn thất tài sản (IAS 36), Nông nghiệp (IAS 41), Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu (IFRS 2). Điều này dẫn đến sựthiếu tính đồng bộ trong hệthống Chuẩn mực kếtoán Việt Nam. Hệ thống Chuẩn mực kế toán hiện nay được ban hành áp dụng chung cho tất cả các đơn vị thuộc các ngành, các thành phần kinh tế. Điều này đồng nghĩa, Chuẩn mực kế toán áp dụng cho cả công ty niêm yết và không niêm yết, cả công ty lớn lẫn công ty nhỏ và vừa. Việc sử dụng Chuẩn mực kế toán chung sẽ dẫn đến nơi thiếu chỗ thừa. Đối với các công ty lớn, công ty niêm yết ngày càng xuất hiện nhiều nghiệp vụ phức tạp như bộphận kinh doanh, tài sản dài hạn nắm giữ để bán và hoạt động không liên tục… Hệ thống Chuẩn mực kế toán hiện nay của Việt Nam chưa đáp ứng được những yêu cầu mới này. Trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏthì hệthống Chuẩn mực trởnên quá tầm, nhiều nội dung khác phức tạp.

Hệ thống Chuẩn mực kế toán chưa được sửa đổi cho phù hợp với sự phát triển kinh tế. Từ khi ban hành lần đầu năm 2001 đến nay, mặc dù đã có những góp ý sửa đổi nhưng đến nay sau hơn 10 năm vẫn chưa được cập nhật đểbổ sung, hoàn chỉnh. Điều này gây cản trởtrong việc xây dựng và phát triển hệthống Chuẩn mực kế toán cũng như sẽ phát sinh các bất cập khi phải giải quyết những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn.

Có thểthấy, trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cần có những điều chỉnh linh hoạt và tích cực để thích ứng với tình hình mới nhằm đáp ứng sự phát triển kinh tế quốc gia. Việt Nam cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để xây dựng Chuẩn mực phù hợp với các nguyên tắc, thông lệ của các quốc gia trên thế giới cũng như đáp ứng xu hướng hòa hợp và tiến tới hội tụ kếtoán quốc tế(Trần Quốc Thịnh, 2012). Việc xây dựng Chuẩn mực Tổn thất tài sản cũng không nằm ngoài định hướng phát triển chung đó. Nội

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp vận dụng chuẩn mực kế toán tổn thất tài sản trong các doanh nghiệp tại việt nam (Trang 45)