tin chẳng hạn sự đáp ứng một yêu cầu pháp lý, thương mại, hay củng cố hình ảnh tài chính của doanh nghiệp, tạo niềm tin cho khách hàng và giới đầu tư (đối với người lập báo cáo)…hoặc cũng có thể là những kết quả phân tích, dự báo phù hợp và đáng tin cậy cho việc ra quyết định (đối với người sử dụng thông tin)….có thể không tương xứng với chi phí đã bỏ ra. Điều này gây ra áp lực rất lớn đến việc cung cấp thông tin tài chính hữu ích nếu yêu cầu quá cao về lợi ích mang lại của thông tin từ phía nhà nước, người sử dụng so với khả năng đáp ứng của Doanh nghiệp (Ngô ThịThùy Trang, 2012).
2.4.1.4Nhóm nguyên nhân xuất phát từ chủ quan người hành nghề kế toán, kiểm toán:
Theo kết quảkhảo sát của tác giảtrình bàyở mục 2.2.1, kếtoán viên và kiểm toán viên còn e ngại việc vận dụng Chuẩn mực kế toán về Tổn thất tài sản. Tâm lý e ngại này xuất phát từtính chất khá phức tạp, đòi hỏi nhiều phán đoán và ước tính của Chuẩn mực. Mặt khác, người hành nghề cũng không tin tưởng vào mức độ khách quan, khả năng ước tính của nhà quản lý cũng như rất bi quan vềviệc Chuẩn mực ra đời không thể ngănngừa được gian lận nếu như chủthể cố tình vi phạm. Ngoài ra còn tâm lý không thích thayđổi, việc ban hành một Chuẩn mực khó gây phức tạp thêm cho công việc của người hành nghề. Từ đó ta có thểnhận xét về tổng quan, ý thức trách nhiệm phải cung cấp thông tin minh bạch và xác thực cho các đối tượng sử dụng BCTC của người hành nghề kế toán, kiểm toán tại Việt Nam là không cao.
2.4.2 Đánh giá khả năng vận dụng Chuẩn mực kế toán Tổn thất tài sản tạiViệt Nam: Việt Nam:
Mặc dù tác giả đã trình bày nhiều nguyên nhân khó khăn dẫn đến Việt Nam chưa ban hành được Chuẩn mực kế toán về Tổn thất tài sản, nhưng những nguyên nhân này
hoàn toàn không phủ định khả năng vận dụng Chuẩn mực này tại Việt Nam trong tương lai. Việc vận dụng Chuẩn mực kế toán Tổn thất tài sản trong kế toán doanh nghiệp tại Việt Nam là hoàn toàn khả thi, căn cứ vào những luận điểm sau đây:
2.4.2.1Khả năng xuất phát từ sự thay đổi của nền kinh tế:
Chính phủ Việt Nam đang rất nỗ lực trong việc thay đổi nền kinh tế hướng tới thị trường, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tếtoàn cầu. Điều này kéo theo sự thay đổi của:
Bản chất của chế độ sở hữu và nguồn cung tài chính: Khi nhà nước ta chủ trương cổ phần hóa DN Nhà nước, sở hữu các DN trở nên phân tán hơn và sựtách biệt giữa quản lý và sở hữu ngày càng hiệu quả hơn, do đó, đòi hỏi nhu cầu thông tin nhiều hơn phục vụcho nhiều đối tương. Nguồn cung tài chính cho DN không chỉ tập trung chủ yếu là ngân hàng, các công ty tài chính, mà một phần đáng kể đến từ các nhà đầu tư và trong tương lai sẽtrở thành một trong hai nguồn vốn chính cho DN. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận thông tin kế toán của các nhà đầu tư thường bịhạn chế hơn so với người cho vay, do vậy, việc cung cấp thông tin tin cậy, đầy đủ và kịp thời hơn ra bên ngoài là rất quan trọng. Hệ thống kế toán phải giải quyết được sựcân bằng giữa nhu cầu thông tin kếtoán cho các đối tượng (Đường NguyễnHưng, 2012).
Mức độ phát triển kinh tế của Việt Nam: làm nảy sinh các vấn đề mà kế toán phải giải quyết. Nhiều nghiệp vụ mới phức tạp mới xuất hiện, hoặc các nghiệp vụ đã tồn tại nhưng chưa được giải quyết nay cần phải giải quyết như: thuê tài chính, ghi nhận doanh thu theo tiến độ hoàn thành, quỹ lương hưu, tổn thất tài sản, tài sản thế chấp, thù lao quản lý trên cơ sở cổphiếu (Đường Nguyễn Hưng, 2012)…. Việc Chuẩn mực kếtoán đi trước đón đầu những thay đổi sẽ tạo thuận lợi rất nhiều cho người hành nghề kế toán, kiểm toán.
Đứng trước sự thay đổi, biến động và phát triển nhanh chóng của nền kinh tếcũng như nghề nghiệp kế toán, ngày 18/3/2013, Thủ tướng Chính phủ VN đã ban hành Quyết
định 480/2013/QĐ – TTg phê duyệt Chiến lược kế toán– kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030 trongđó đề ra nhiệm vụcụ thể: “Cập nhật và xây dựng mới các chuẩn mực kế toán doanh nghiệp. Trong đó giai đoạn 2012 - 2015 hoàn thành cập nhật 26 chuẩn mực kế toán đã ban hành; giaiđo ạn 2016 - 2020 xây dựng và ban hành đầy đủcác chuẩn mực kế toán còn lại, đồng thời xem xét hướng dẫn việc áp dụng chuẩn mực đối với các doanh nghiệp hoạt động đặc thù”. Tác giả đánh giá đây là một động thái tích cực, phù hợp với bối cảnh nước ta hiện nay, và cũng tạo tiền đề về pháp lý cho việc ban hành Chuẩn mực kế toán về Tổn thất tài sản tương đồng với Quốc tế, nhưng đồng thời cũng phải có những điều chỉnh phù hợp với Việt Nam.