Nguyên nhân hiện nay Chuẩn mực kế toánT ổn thất tài sản chưa được

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp vận dụng chuẩn mực kế toán tổn thất tài sản trong các doanh nghiệp tại việt nam (Trang 64)

ban hành ti Vit Nam:

2.4.1.1Nhóm nguyên nhân xuất phát từ đặc thù của Việt Nam:

Về mặt pháp lý, mặc dù đánh giá tài sản theo giá trị thị trường sẽ phản ánh đúng giá trị của tài sản, nhưng Nhà nước lại khó quản lý. Nhằm hạn chế rủi ro gian lận tài sản thông qua lạm dụng giá trị hợp lý, ví dụ như điều chỉnh tăng/ giảm tài sản nhằm điều chỉnh Lợi nhuận, Việt Nam rất hạn chế việc đánh giá lại tài sản (trừ trường hợp theo quy định của Nhà nước).

Việt Nam là một nước theo hướng điển chế luật (code law) hay luật thành văn (civil law), khác với các nước theo hướng thông luật (common law). Trong các nước theo hướng điển chế luật, nhìn chung, sự bảo vệ quyền cổ đông và yêu cầu về tính minh bạch của thông tin thấp hơn trong các nước theo hướng thông luật. VAS được xây dựng phù hợp với đặc điểm hệ thống luật của một nước theo hướng điển chế luật trong khi IAS/IFRS được phát triển phù hợp với hệ thống luật của các nước theo hướng thông luật. Ngoài ra, Việt Nam là quốc gia mà cơ sở, nguyên tắc kế toán được quy chiếu vào chế độ kế toán quốc gia. Theo đó, Nhà nước có vai trò kiểm soát kế toán về phương pháp đo lường, đánh giá, soạn thảo và trình bày báo cáo; việc soạn thảo, ban hành các chuẩn mực kế toán và các hướng dẫn thực hiện phải do các cơ quan nhà nước thực hiện và được đặt trong các bộ luật hoặc các văn bản pháp lý dưới luật. Trong khi đó, tại các quốc gia phát triển IAS/IFRS, các cơ sở, nguyên tắc kế toán không quy chiếu vào chế độkế toán quốc gia; việc kiểm soát của Nhà nước được thực hiện thông qua việc giải thích mục tiêu, nguyên tắc kế toán, phương pháp đo lường, đánh giá, soạn thảo và trình bày BCTC; chuẩn mực, nguyên tắc kế toán thường được thiết lập bởi các tổ chức tư nhân chuyên nghiệp, điều đó cho phép chúng trở nên dễ thích ứng với thực tiễn và sáng tạo hơn, và phần lớn các nguyên tắc này không được quy định trực tiếp trong các văn bản luật (Võ Văn Nhị, 2011).

Nền kinh tếViệt Nam chưa hoàn toàn là nền kinh tế thị trường (ví dụ: vẫn còn một số ngành độc quyền như xăng, dầu, điện…), thông tin còn bất cân xứng giữa các bên mua

bán, chưa có thị trường chính của tài sản, từ đó dẫn đến một số thông tin giá cả không được công bố minh bạch, rõ ràngđể doanh nghiệp có thể căn cứ vào để xác định giá trị có thểthu hồi của tài sản một cách thích đáng.

Văn hóa của người Việt Nam là tránh rủi ro và sựkhông chắc chắn. Chuẩn mực kế toán Tổn thất tài sản sửdụng nhiều các ước tính, ví dụ như giá trị hợp lý trong giao dịch trao đổi sòng phẳng, tỷ lệ chiết khấu, là những yếu tố không chắc chắn. Tuy nhiên việc không ban hành các Chuẩn mực liên quan tới giá trịthực của tài sản sẽlàm giảm đi nhiều sựphù hợp của thông tin trên BCTC.

Thị trường vốn thị trường vốn của Việt Nam là một trong những thị trường non trẻ nhất trên thế giới, mới được hình thành hơn mười năm nay. Đến nay, nó vẫn chưa thể hiện rõ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, mới chỉ trong phạm vi quốc gia, chưa liên thông với thị trường vốn trên thế giới. Trong khi đó, định hướng của IAS/IFRS là xây dựng hệ thống các chuẩn mực kế toán hoàn toàn thị trường và hỗtrợ thị trường vốn, một hệ thống chuẩn mực kếtoán phục vụcho lợi ích chung, chất lượng cao, dễ hiểu và có thể áp dụng trên toàn thếgiới, nhằm giúp những người tham gia vào các thị trường vốn khác nhau trên thế giới ra quyết định kinh tế. Do vậy, định hướng phát triển của VAS để phục vụ cho các nhà đầu tư trên thị trường vốn không mạnh như IAS/IFRS; nhu cầu của Việt Nam về một hệ thống kế toán phức tạp và hợp lý như IAS/IFRS để phục vụ thị trường vốn là chưa cấp bách. Ngoài ra, ở Việt Nam hiện nay, nhiều đối tượng sử dụng BCTC chưa có nhu cầu thực sự đối vối thông tin tài chính chất lượng cao vì thông tin tài chính chỉ đóng vai trò thứyếu trong việc ra quyết định của họ(Võ Văn Nhị, 2011)

2.4.1.2Nhóm nguyên nhân xuất phát từ hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam:

Hệ thống Chuẩn mực kếtoán Việt Nam (VAS) về cơ bản được soạn thảo dựa trên các IAS/ IFRS tương ứng được ban hành đến cuối 2003. Bộ Tài chính lần đầu tiên ban hành 4 Chuẩn mực kế toán vào ngày 31/12/2001. Đồng thời, các Chuẩn mực kế toán quốc gia tiếp tục được ban hành vào các năm 2002 (6 Chuẩn mực), năm 2003 (6 Chuẩn mực), năm 2005 (10 Chuẩn mực). Cho tới đợt ban hành Chuẩn lần thứ 4 (2005), Việt

Nam vẫn không có định hướng chỉ đạo về quan điểm hội nhập quốc tế, không biết với điều kiện quốc gia hiện tại sẽxây dựng Chuẩn mực Kếtoán Tổn thất tài sản ra sao.

Chi phí ban hành Chuẩn mực kế toán lớn, Việt Nam không có đủ nguồn lực và cũng không cònđư ợc cộng đồng Châu Âu (EU) và Ngân hàng thế giới (WB) hỗtrợthiết lập Chuẩn mực nữa nên khó khăn trong việc xây dựng Chuẩn mực mới. Thêm vào đó, công sức bỏ ra cho nghiên cứu, ban hành và soạn thảo Chuẩn mực không tương ứng với tốc độ phát triển của nền kinh tế cũng như t ốc độ phát triển của hệ thống Chuẩn mực kế toán quốc tế.

Về tổ chức lập quy, tại Việt Nam do Bộ Tài chính là cơ quan của Nhà nước chịu trách nhiệm trong việc ban hành Chuẩn mực kế toán. Vai trò của các hội nghề nghiệp chưa đủ mạnh, thiếu các nghiên cứu từ phía các chuyên gia, các nhà nghiên cứu đủ sức tác động đến tổ chức lập quy nên hệthống Chuẩn mực tại Việt Nam chậm thay đổi đểbắt kịp với Quốc tế.

Việt Nam không có chuẩn mực kế toán riêng cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Việc sử dụng bộ Chuẩn mực chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp ở đủ mọi mức độ quy mô sẽ dẫn tới độchênh nhất định, các doanh nghiệp lớn thì Chuẩn mực không đủ rộng để bao quát hết các vấn đề còn các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì Chuẩn mực lại quá thừa thãi trong vận dụng. Chuẩn mực Tổn thất tài sản là một ví dụ điển hình.

Có sự khác biệt lớn về tinh thần chung của hai hệ thống Chuẩn mực quốc tế và Việt Nam: IAS/ IFRS ngày càng hướng tới đo lường tài sản dựa trên cơ sởgiá trị hợp lý nhằm đảm bảo tính kịp thời, thích hợp của thông tin kế toán đối với các đối tượng sử dụng, trong khi giá gốc vẫn là cơ sở đo lường chủyếu được quy định bởi VAS. IAS/IFRS cho phép sửdụng các xét đoán và ước tính nhiều hơn so với VAS, dẫn đến IAS/IFRS yêu cầu khai báo thông tin liên quan đến sử dụng xét đoán và ước tính nhiều hơn (Võ Văn Nhị, 2011).

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp vận dụng chuẩn mực kế toán tổn thất tài sản trong các doanh nghiệp tại việt nam (Trang 64)