các doanh nghiệp:
Theo khuôn mẫu Lý thuyết của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB), mục tiêu của BCTC là cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động và sự thay đổi tình hình tài chính của một tổchức hữu ích với phần lớn đối tượng sửdụng trong việc ra các quyết định kinh tế. Các đối tượng chính sử dụng BCTC cần các thông tin về nguồn lực của doanh nghiệp không những cho việc đánh giá khả năng tạo ra dòng tiền trong tương lai của các nguồn lực mà cònđể đánh giá sựhữu hiệu và hiệu quả trong công việc của ban quản trịtrong việc sửdụng các nguồn lực.
Theo Quyết định 480/QĐ – TTg về Chiến lược Kế toán – Kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Chính phủ Việt Nam đã nêu rõ quan điểm Kế toán– Kiểm toán là công cụ quản lý kinh tế quan trọng có chức năng tạo lập hệ thống thông tin về kinh tế – tài chính – ngân sách phục vụ cho việc điều hành và quyết định kinh tế của Nhà nước cũng như của mỗi đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp. Vì vậy, cần nâng cao chất lượng thông tin; đồng thời tạo lập đầy đủhệthống thông tin kế toán– kiểm toán. Từ đó, nhiệm vụ của kế toán Việt Nam trong thời kỳ hội nhập hướng tới mục đích chính là nâng cao chất lượng hệ thống thông tin kinh tế – tài chính – ngân sách thông qua việc cập nhật, hoàn thiện các hệthống Chuẩn mực kếtoán, kiểm toán phù hợp với sự đổi mới của chuẩn mực quốc tế và đáp ứng yêu cầu quản lý nền kinh tếthị trường của Việt Nam.
Bản chất của việc đánh giá tổn thất tài sản chính là báo cáo giá trịthực của tài sản thông qua việc đánh giá khả năng thu hồi từ dòng tiền kỳ vọng trong tương lai trong giá trị còn lại của tài sản. Như vậy, việc ban hành và vận dụng Chuẩn mực kế toán Tổn thất tài sản là hoàn toàn phù hợp mục tiêu cung cấp thông tin trên BCTC theo yêu cầu của Quốc tếvà khung nhiệm vụtrong công tác kếtoán tại Việt Nam.
3.1.4 Vận dụng Chuẩn mực kếtoán vềTổn thất tài sản trên cơ sở đảm bảo tínhkhảthi trong thực tế: