Đối với nhóm nguyên nhân xuất phát từ hệ thống Chuẩn mực Kế toán

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp vận dụng chuẩn mực kế toán tổn thất tài sản trong các doanh nghiệp tại việt nam (Trang 76)

Vit Nam:

Thứ nhất, đối với định hướng chỉ đạo trong việc hoàn thiện hệ thống Chuẩn mực kếtoán Việt Nam:

Tuy đến đợt ban hành Chuẩn mực kế toán lần 4 năm 2005, Bộ tài chính vẫn chưa hoàn thiện tất cả những Chuẩn mực kế toán Việt Nam tương ứng với thế giới nhưng tính tới năm 2013, đã 8 năm qua đi, tình hình kinh tế trong quá trình phát triển đã phát sinh nhiều biến động, dẫn đến hệ thống Chuẩn mực cũng dần phải thay đổi vì hệthống Chuẩn mực cũ không còn đáp ứng đủ với nhu cầu mới cũng như không tiên đoán trước được những phát sinh của tương lai (principles –based). Những thay đổi đó là phù hợp với quy tắc chung của sự phát triển: nếu quan hệ xã hội thay đổi thì hệ thống pháp lý cũng phải thay đổi theo. Như đã nhắc lại nhiều lần trong luận văn này, trong năm 2013, Quyết định 480/QĐ – TTg về Chiến lược Kế toán– Kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030 rađời là một bằng chứng xác thực nhất khẳng định nỗ lực thay đổi cho phù hợp với quốc tế của Việt Nam, cũng như xác lập được phương hướng chỉ đạo cho việc hoàn thiện hệ thống Chuẩn mực kếtoán tại nước ta.

Thứhai và thứ ba, đối với chi phí ban hành Chuẩn mực kế toán và đối với tổ chức lập quy tại Việt Nam: nhóm nguyên nhân chi phí ban hành Chuẩn mực có liên

quan tới tổ chức lập quy Chuẩn mực nên tác giả gom vào cùng một phương hướng khắc phục. Cụthể như sau:

Tại Việt Nam, việc ban hành Chuẩn mực kếtoán khác với Chuẩn mực kiểm toánở chỗ: Trước yêu cầu thực tiễn phát triển của các loại hình kinh tế cùng với hoạt động hợp tác kinh tếquốc tế gia tăng, năm 2010 Bộ Tài chính đã giao việc nghiên cứu soạn thảo hệ thống chuẩn mực kiểm toán mới cho Hội Kiểm toán viên hành nghềViệt Nam (VACPA) thực hiện (Cổng thông tin điện tử của VACPA). Và hệ thống 37 Chuẩn mực kiểm toán mới đã được ban hành năm 2012 và được áp dụng cho năm tài chính bắt đầu từ1/1/2014.

Đây là công cụ quan trọng nâng cao chất lượng hoạt động tài chính, kinh tế đất nước trong bối cảnh hội nhập nhanh với nền kinh tế thế giới (Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính). Còn đối với Chuẩn mực kế toán, tổ chức lập quy của Việt Nam do Bộ Tài chính là cơ quan của Nhà nước có trách nhiệm ban hành cao nhất. Lý giải nguyên nhân Bộ Tài chính chưa thểgiao cho Hội nghề nghiệp ban hành hệ thống Chuẩn mực kế toán như hệ thống Chuẩn mực kiểm toán, các chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực nghiên cứu cho rằng Hội nghề nghiệp kế toán chưa đủ mạnh để có thể tự biên soạn và ban hảnh Chuẩn mực. Mỗi Chuẩn mực kế toán ra đời lại cóảnh hưởng sâu rộng tới nhiều mặt của đời sống kinh tếquốc gia hơn so với Chuẩn mực kiểm toán. Thêm vào đó, khi không còn nhận được hỗ trợtài chính từcác quốc gia Châu Âu cũng như Ngân hàng thếgiới, chi phí cho việc ban hành mới một Chuẩn mực kế toán (chi phí soạn thảo, chi phí đánh giá ảnh hưởng…) rất lớn. Đây chính là nguyên do dẫn tới từ năm 2005 tới 2013, Việt Nam vẫn chưa cập nhật được hệthống Chuẩn mực bắt kịp với những thay đổi kế toán quốc tế.

Từ đó, phương hướng để giảm đi gánh nặng chi phí ban hành cho Bộ Tài chính chính là tăng cường vai trò của các tổ chức nghề nghiệp kế toán– kiểm toán và sự phản biện xã hội trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống Chuẩn mực kếtoán. Cụthể:

Tổ chức nghề nghiệp cần phải củng cố về mặt nhân sự bằng việc huy động lực lượng các nhà nghiên cứu, chuyên gia, các công ty kiểm toán, nhà làm luật và các kế toán trưởng để có thể thực hiện trọng trách, và cũng để Chuẩn mực ban hành phản ánh được tư duy của người hành nghề, sát với thực tế hơn.

Tổ chức nghề nghiệp tham gia đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn cho các nhà quản lý, những người hành nghề đểcập nhật kiến thức và nâng cao nghiệp vụ. Khuyến khích Tổ chức nghềnghiệp biên soạn các tài liệu hướng dẫn và giải thích vềcác Chuẩn mực kếtoán nhằm làm phong phú nguồn tài liệu giúp người sử dụng được hiểu rõ các nội dung trong Chuẩn mực.

Kết hợp với các Tổ chức nghề nghiệp nước ngoài đểhọc hỏi kinh nghiệm và nâng cao trìnhđộnghiệp vụ cho người hành nghề.

Sau đó, từ nền tảng phát triển vững mạnh của Tổ chức nghề nghiệp, Bộ Tài chính cần có lộ trình chuyển giao chức năng nghiên cứu, ban hành Chuẩn mực kế toán cho các tổ chức nghề nghiệp. Đồng thời, thiết lập một cơ chế mởtrong xây dựng các Chuẩn mực kế toán nhằm thu hút sự đóng góp của cộng đồng những người hành nghề có chuyên môn và thực hành nghềnghiệp trong quá trình xây dựng Chuẩn mực mới.

Thứ tư, đối với chuẩn mực dành cho các doanh nghiệp nhỏvà vừa (SMEs):

Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay được ban hành áp dụng chung cho tất cả các đơn vị thuộc các ngành, các thành phần kinh tế. Điều này đồng nghĩa, Chuẩn mực kế toán hiện hành áp dụng cho cả công ty niêm yết và không niêm yết, cũng như công ty lớn lẫn công ty nhỏvà vừa (Trần Quốc Thịnh, 2012). Việc sử dụng hệthống Chuẩn mực chung gây ra rất nhiều bất cập, với công ty lớn, công ty niêm yết ngày càng xuất hiện nhiều vấn đề phức tạp như bộphận kinh doanh, hoạt động không liên tục, đánh giá tổn thất tài sản…mà Chuẩn mực hiện hành không đáp ứng được. Trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏthì các Chuẩn mực hiện hành hoặc việc ban hành thêm các Chuẩn mực phức tạp lại trởnên quá tầm.

Do vậy, hệthống Chuẩn mực kếtoán Việt Nam hiện nay nên được chia thành hai hệ thống áp dụng cho các Doanh nghiệp với quy mô khác nhau, bao gồm:

Chuẩn mực kế toán dành cho các Doanh nghiệp có quy mô lớn.

Chuẩn mực kế toán dành cho các Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa.

Dựa trên cơ sở cấu trúc lại, nội dung Chuẩn mực kế toán Việt Nam nên được xây dựng cụthể như sau:

Đối với hệ thống Chuẩn mực kế toán dành cho các doanh nghiệp có quy mô lớn: sẽ dựa trên IAS/IFRS, theo đó các Chuẩn mực kếtoán hiện hành sẽ được chỉnh sửa, đồng thời bổsung các IAS/IFRS Việt Nam chưa ban hành đểphù hợp với quốc tế.

Đối với hệ thống Chuẩn mực kế toán dành cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ: dựa trên các Chuẩn mực hiện hành nhưng điều chỉnh bằng việc loại trừnhững nội dung quá phức tạp, không cần thiết. Ngoài ra, VN cũng nên tham khảo IFRS dành riêng cho SMEs.

Thứ năm, đối với tinh thần chính của VAS là giá gốc, còn tinh thần của IAS/IFRS ngày càng tiến tới giá trịhợp lý:

Luật Kếtoán Việt Nam 2003 quy định Nguyên tắc kế toán như sau: “giá trịcủa tài sản phải được tính theo giá gốc…Đơn vị kế toán không được tự điều chỉnh lại giá trị tài sản đã ghi sổ kế toán, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. “Chuẩn mực chung” VAS 01 cũng đề cập giá gốc là một trong bảy nguyên tắc cơ bản của kế toán (VAS 01, đoạn 05). Do đó, cho đến nay tại Việt Nam các loại giá phục vụ việc xác định giá trị thực của tài sản chưa được ban hành: giá trị hợp lý, giá trị sử dụng… chưa được chính thức thừa nhận trong Luật kế toán và Chuẩn mực chung, gây ra những khác biệt rất cơ bản trong tinh thần của Kếtoán Việt Nam và kếtoán Quốc tế.

Tuy giá gốc là hệ thống giá truyền thống có nhiều ưu điểm nổi trội như: đơn giản, dễ áp dụng, có bằng chứng xác thực nhưng giá gốc cũng bị phê phán là không cung cấp được thông tin hữu ích, kịp thời cho các đối tượng, nhất là trong vấn đề xác định giá trị thực của tài sản. Vì thế, đểcó thể vận dụng Chuẩn mực kế toán về Tổn thất tài sản, điều cần thiết trước tiên là phải điều chỉnh, bổ sung nội dung của Luật kế toán và Chuẩn mực chung, cụthể như sau:

Sửa đổi nguyên tắc tắc giá trị tài sản được tính theo giá gốc thành nguyên tắc kết hợp giữa giá gốc với giá trịhợp lý (giá thực tế, giá thị trường), bằng cách việc ghi nhận ban đầu của tài sản được ghi theo giá gốc, sau đó, nếu có các yếu tố tác động (các dấu hiệu cho thấy tài sản đã bị tổn thất) làm cho giá gốc không còn phù hợp thì giá trị tài sản được ghi lại theo giá trịhợp lý (ở đây là Giá trịsử dụng hoặc Giá trịhợp lý trừ chi phí bán) trong các trường hợp nhất định.

Điều kiện đểtài sản được ghi nhận theo giá trịhợp lý phải được quy định chặt chẽ, tránh bị lợi dụng để khai khống giá trị tài sản. Luật phải quy định rõ ràng những chế tài cụthể đối với các loại gian lận để Nhà nước có thểkiểm soát và tránh việc thông đồng của người hành nghề.

Bổ sung các nguyên tắc kếtoán mới để phản ánh được những thay đổi vềbản chất ghi nhận: Nguyên tắc đúng kỳ, nguyên tắc nội dung quan trọng hơn hình thức làm cơ sởthực hiện các xét đoán kếtoán.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp vận dụng chuẩn mực kế toán tổn thất tài sản trong các doanh nghiệp tại việt nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)