ngành nghề, các liên kết chính trị:
Sự phát triển và quy mô của các tổ chức nghềnghiệp kế toán: các tổchức, hội nghề nghiệp ngày càng phát triển, điển hình như Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (viết tắt VAA), Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (viết tắt VACPA), Hội Kế toán viên quản trị (Institute of management Accountants – viết tắt IMA), Hội Kế toán viên công chứng Anh quốc (Association of Chartered Certified Accountants –viết tắt ACCA), Hội Kế toán viên công chứng Australia (Certified Practising Accountants Australia– viết tắt CPA Astralia)…đều đã có mặt và ngày càng phát triển tại Việt Nam. Khi nhu cầu thông tin của các đối tượng càng nhiều, sự phát triển của các tổ chức nghề nghiệp với tư cách là các tổ chức chuyên nghiệp về kế toán, thông qua hoạt động nghề nghiệp, hoạt động tư vấn phản biện chính sách chính phủ và quản lý các hội viên, sẽ thúc đẩy sựnâng cao được chất lượng thông tin Doanh nghiệp cung cấp, đồng thời giúp giải quyết được các nghiệp vụkinh tếmới nảy sinh.
Sự phát triển của các liên kết kinh tếvà chính trị: VN hiện có các mối quan hệ
với tư cách là thành viên của các tổ chức như ASEAN, WTO, IMF, WB, APEC…và các mối quan hệ kinh tế, chính trị chặt chẽ với các nước. Với một nền kinh tế mở, việc thu
hút vốn đầu tư là động lực để điều chính hệ thống kế toán theo hướng tạo thuận lợi hơn cho sự hỗ trợ hoạt động của các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Các mối quan hệ giao thương với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển và hệthống kếtoán hiện đại với hệ thống Chuẩn mực kế toán hoàn chỉnh giúp cho Việt Nam trong việc hòa nhập vào nền kinh tếthế giới (Đường NguyễnHưng, 2012).
2.4.2.3Khả năng xuất phát từ thuận lợi nước đi sau:
Việt Nam có những thuận lợi của nước đi sau, có điều kiện học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước nên tránh được những vướng mắc của những quốc gia đó đã vấp phải khi vận dụng Chuẩn mực kế toán Tổn thất tài sản. Chuẩn mực kế toán quốc tế về Tổn thất tài sản đã đư ợc ban hành từ năm 1998, đã được quốc tế sửa đổi, hoàn thiện nhiều lần nên việc nghiên cứu Chuẩn mực này và vận dụng sao cho phù hợp với Việt Nam đơn giản hơn rất nhiều so với việc ban hành mới. Điều này cũng giúp chúng ta giảm được thời gian nghiên cứu và chi phí ban hành.
2.4.2.4Khả năng xuất phát từ đội ngũ hành nghề:
Đội ngũ cán bộgiảng dạy, hành nghề kế toán– kiểm toán của Việt Nam có trình độ, có nhiều tâm huyết, được sựphối hợp chặt chẽ giữa các đơn vịcó liên quan cũng như sự hỗ trợ của các Bộ, các Trường Đại học, các doanh nghiệp, các tổ chức nghề nghiệp…trongviệc nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đềkế toán, đặc biệt là những vấn đềliên quan đến việc vận dụng Chuẩn mực kế toán Tổn thất tài sản. Đây là một thuận lợi lớn trong việc hoàn thiện hệthống Chuẩn mực kếtoán Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Thông qua khảo sát thực tế, người hành nghề kế toán, kiểm toán cho hai luồng quan điểm đối với việc ban hành và vận dụng Chuẩn mực kếtoán Tổn thất tài sản: luồng quan điểm cho rằng Chuẩn mực này hữu ích và cần thiết phải ban hành tại Việt Nam trong tương lai gần và luồng quan điểm Chuẩn mực này không hữu ích và không cần thiết phải bỏ chi phí ban hành. Các chuyên gia có nhiều năm nghiên cứu và kinh nghiệm thực tếlại đánh giá vềtổng quan: Khi Việt Nam gia nhập các tổchức kinh tếquốc tế, tiến dần đến một nền kinh tế thị trường tức nghĩa là có một thị trường thực sự hoạt động, hạn chế sự bất cân xứng thông tin thì xu hướng hội tụ Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS/IFRS cũng như vi ệc ban hành Chuẩn mực kếtoán Tổn thất tài sản là hoàn toàn khảthi.
Như nhấn mạnh ở phần mở đầu, luận văn này sử dụng phương pháp luận của lý thuyết kế toán quy chuẩn (normative accounting theory), để nghiên cứu việc vận dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế về Tổn thất tài sản trong bối cảnh Việt Nam chưa ban hành đầy đủ các Chuẩn mực kế toán so với quốc tế. Do đó, theo quan điểm của tác giả, việc ban hành và vận dụng Chuẩn mực này là hữu ích và cấp thiết tại Việt Nam.
Từ thực trạng đã được phân tích ở Chương này, tác giả đề ra phương hướng và giải pháp vận dụng Chuẩn mực kếtoán Tổn thất tài sản được trình bày tiếpở Chương 3.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN TỔN THẤT TÀI SẢN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
3.1Các quan điểm về vận dụng Chuẩn mực kế toán Tổn thất tài sản trong các doanh nghiệp tại Việt Nam:
Quan điểm về vận dụng Chuẩn mực kế toán Tổn thất tài sản trong các doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm:
3.1.1 Vận dụng Chuẩn mực kế toán về Tổn thất tài sản trong các doanh nghiệp trên cơ sởtuân thủLuật pháp Việt Nam và định hướng phát triển kế toán quốc gia:
Nhìn chung, các hoạt động kinh tế được điều hành bởi các Luật và các quy định pháp lý. Tại Việt Nam hiện nay, Luật kế toán (2003) là văn bản pháp lý cao nhất cho mọi công tác kế toán của quốc gia do Quốc hội ban hành, đã luật hóa nhiều nguyên tắc, nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán và hoạt động nghề nghiệp kế toán. Theo đó, kế toán được xem là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ mọi hoạt động kinh tế, tài chính đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý điều hành của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Điều đó cũng đồng nghĩa các chuẩn mực kếtoán quốc gia, các thông tư hướng dẫn chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán doanh nghiệp đều phải dựa trên nền tảng các quy định của Luật Kếtoán.
Tháng 3 năm 2013, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định 480/QĐ – TTg về Chiến lược Kế toán– Kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030 trong đó nêu rõ quan điểm “phải thiết lập một hệ thống các giải pháp đồng bộ để thúc đẩy kếtoán– kiểm toán phát triển: Từ việc nhận thức đúng và đầy đủ tầm quan trọng của công cụ kế toán, kiểm toán; hoàn thiện khuôn khổ pháp lý hệ thống Chuẩn mực, phương pháp nghiệp vụ phù hợp với nên kinh tế thị trường đang phát triển của Việt Nam, hòa nhập với thông lệquốc tế…”.
Nội dung trình bày trênđây chính là hai căn cứpháp lýđể thiết lập các quan điểm vận dụng Chuẩn mực kếtoán Tổn thất tài sản tại Việt Nam.
3.1.2 Vận dụng Chuẩn mực kế toán về Tổn thất tài sản trong các doanhnghiệp trên cơ sởhội tụvới Chuẩn mực kếtoán quốc tế: