Khái quát quá trình hội tụ Chuẩn mực kế toán quốc tế tại Trung Quốc:

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp vận dụng chuẩn mực kế toán tổn thất tài sản trong các doanh nghiệp tại việt nam (Trang 37)

Trước năm 1978, hệ thống chuẩn mực kế toán truyền thống của Trung Quốc (TQ) hoàn toàn khác với hệ thống chuẩn mực của các nước phương Tây. Điều này không còn phù hợp với bối cảnh kinh tế phát triểnở TQ, vì thếTQ tiến hành cải cách và áp dụng cơ chế chính sách mở cửa. Quốc gia này bắt đầu học tập các phương pháp của các hệ thống kế toán được chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu, sử dụng chúng như là cơ sở tham chiếu cho công cuộc đổi mới hệ thống kế toán nội địa. Cuối năm 1979, TQ soạn thảo bản nháp hệ thống chuẩn mực cho các công ty nước ngoài có liên doanh với TQ. Tháng 3 và 4 năm 1983, hai văn bản H thng kế toán cho các doanh nghiệp nước ngoài liên doanh vi TQ và Tài khon kế toán, BCTC của các công ty nước ngoài liên doanh vi TQ lần

lượt được chính thức ban hành. Đây là bước ngoặt quan trọng trong tiến trình hòa hợp kế toán tại TQ.

Năm 1992, TQ tiến hành cải cách lớn trong lĩnh vực kế toán để đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế với các giao dịch nước ngoài ngày càng gia tăng. Dựa trên hệ thống kế toán cũ, TQ hệ thống hóa các chuẩn mực kế toán phù hợp với thông lệ quốc tế. Lúc này, các chuẩn mực vẫn tồn tại song hành trong hệ thống kế toán. Quá trình hội tụ quốc tế của các chuẩn mực diễn ra ngày càng nhanh chóng. Các chuẩn mực được hình thành dựa trên điều kiện quốc gia và quá trình quốc tế hóa. Đến giữa năm 1992,Chun mc kếtoán cho doanh nghip, Nhng nguyên tc chung giám sát các mi quan htài chính doanh nghip, và H Thng Tài Chính cũng như H Thng Kế Toán Cho 13

Ngành Công Nghip (cònđược gọi là 2 hệ thống chuẩn mực và 2 hệ thống) được công bố ở TQ và chính thức có hiệu lực 1/7/1993. Suốt những năm 1997 tới 2000, 16 chuẩn mực kế toán cụ thể được ban hành với rất nhiều những tham chiếu tới thông lệ quốc tế. Bởi vìđiều kiện kinh tế quốc gia này lúc đó khá phức tạp và phát triển không đồng đều nên các chuẩn mực được thiết kế phù hợp riêng cho các công ty niêm yết, chỉ có một ít chuẩn mực phù hợp cho cảcông ty không niêm yết.

Cùng với sự gia nhập WTO năm 2001, TQ đẩy nhanh các bước quốc tế hóa nền kinh tế. Quá trình quốc tế hóa của các chuẩn mực kế toán trở thành một nhu cầu cấp bách. Theo điều kiện lúc bấy giờ, TQ quyết định chiến lược thiết lập chuẩn mực kế toán “bị chi phối bởi quá trình quốc tế hóa có xem xét tới đặc điểm kinh tế TQ”. Đến tháng

1/1/2001, H thng kế toán doanh nghipmới chính thức có hiệu lực, 3 chuẩn mực mới

về Tài sản cố định vô hình (Intangible assets), Chi phí lãi vay (Borrowing costs) và Thuê tài sản (Lease) được công bố và 5 chuẩn mực: Tái cấu trúc nợ (Debt Restructuring), Các giao dịch phi tài chính (Non – monetary transactions), Đầu tư (Investment), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash flow statement), Thay đổi trong chính sách, ước tính kế toán và sửa lỗi kế toán (Changes in accounting policies & estimates and correction of accounting errors) được sửa đổi, bổsung. Suốt nhiều năm tranh luận cả về lý luận và thực tiễn, chiến lược quốc tếhóa hệthống kế toán TQ đãđược xác lập về căn bản.

Năm 2005, để đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường kinh tế cũng như công cuộc cải cách và đổi mới chính sách sâu rộng, TQ bắt đầu thiết lập hệ thống chuẩn mực kế toán doanh nghiệp dựa trên các nghiên cứu và kinh nghiệm qua nhiều năm soạn dự thảo chuẩn mực. Bằng cách ban hành mới hơn 20 chuẩn mực; sửa đổi các nguyên tắc cơ bản và 16 chuẩn mực khác, hệ thống chuẩn mực kế toán mới được thiết lập. Hệ thống chuẩn mực này phù hợp với nền kinh tế thị trường Xã hội Chủ nghĩa của TQ, hòa hợp với IFRS, bao quát nhiều loại hình doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác nhau. Hệ thống này bao gồm các nguyên tắc kế toán căn bản, 38 chuẩn mực cụ thể đãđư ợc công bố vào ngày 15/2/2006 và được áp dụng cho công ty niêm yếtởTQ từ1/1/2007 (Sunli, 2010).

1.3.2 Lược squá trình phát trin Chun mc Tn tht tài sn ti Trung Quc

Năm 1999, có 4 loại dự phòng đã được áp dụng đối với các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán của Trung Quốc, bao gồm: chứng khoán giao dịch trên thị trường (marketable securities), đầu tư dài hạn (long – time investment), hàng tồn kho (inventories) và phải thu khách hàng (account receivable). Từ 1/1/2001, các công ty niêm yết áp dụng Hthng kế toán doanh nghip và thêm vào 4 loại dựphòng nữa, bao gồm: tài sản cố định hữu hình (fixed asset), công trìnhđang xây dựng dởdang (construction in process), tài sản cố định vô hình (intangible asset) và cho vay tín thác (entrusting loan).

Ngày 15/2/2006 Bộ Tài Chính đã ban hành bộ chuẩn mực mới trọn vẹn bao gồm 1 chuẩn mực cơ bản và 38 chuẩn mực cụ thể, trong đó chuẩn mực thứ 8 là chuẩn mực mới thêm vào, được gọi tên là “Tổn thất tài sản”. Chuẩn mực mới không chỉ hệ thống lại những tập quán kếtoán tổn thất tài sản, giảm sựchi phối lợi nhuận và kiểm soát thu nhập, mà còn làm gia tăng khả năng xét đoán nghềnghiệp của các nhân viên kế toán, thúc đẩy sựphát triển nghề định giá tài sản và các vấn đềchuyên môn liên quan khác.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp vận dụng chuẩn mực kế toán tổn thất tài sản trong các doanh nghiệp tại việt nam (Trang 37)