Mối tương quan giữa chỉ định của colistin với bệnh lý NKBV và VK học

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng colistin tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện bạch mai (Trang 55)

A. KẾT QUẢ KHẢO SÁT

3.3.3.Mối tương quan giữa chỉ định của colistin với bệnh lý NKBV và VK học

Khảo sát mối tương quan giữa CĐ của colistin với bệnh lý NKBV và VK học là một trong những mục tiêu khảo sát trọng tâm góp phần phục vụ việc đánh giá chỉ định dùng thuốc về sau.Đề tài khảo sát mối tương quan CĐ colistin với NKBV và với VK học độc lập với nhau.

3.3.3.1. Mối tương quan giữa việc CĐ colistin và thời điểm chẩn đoán NKBV

Mối tương quan giữa việc CĐ colistin và thời điểm chẩn đoán NKBV được thể hiện qua bảng 3.16.

Bảng 3.16:Mối tương quan giữa việc CĐ colistin và thời điểm chẩn đoán NKBV

Chỉ đinh colistin Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)

Không có chẩn đoán NKBV 0 0,0

Trước chẩn đoán NKBV 1 0,7

Sau chẩn đoán NKBV 136 99,3

Nhận xét:

Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% BN nghiên cứu chỉ định colistin đều có chẩn đoán NKBV. Số BN dùng thuốc sau khi có chẩn đoán là 136/137 BN. Trường hợp 1 BN dùng thuốc trước khi có chẩn đoán NKBV là do BN đã điều trị tại khoa từ trước đó sau mổ viêm tụy cấp. Tuy nhiên các dấu hiệu bệnh trở nên nặng lên, xuất hiện một số dấu hiệu nhiễm trùng sau khi BN xuất viện.BN đã tái nhập khoa ICU và được các bác sỹ chỉ định ngay colistin do nghi ngờ NK dịch ổ bụng. BN đã được chẩn đoán xác định NKBV trong quá trình điều trị.

3.3.3.2. Mối tương quan giữa việc CĐ colistin và vi sinh

Khảo sát mối tương quan giữa việc CĐ colistin và vi sinh chính là cho biết tại thời điểm dùng colistin, chỉ định của bác sỹ là theo kinh nghiêm, theo phổ KS, theo kết quả KSĐ phân bố theo tỷ lệ như thế nào.Mối tương quan này được thể hiện qua bảng 3.17.

Bảng 3.17:Mối tương quan giữa việc CĐ colistin và vi sinh

Mối tương quan Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)

Colistin được chỉ định khi chưa biết VK 88 64,2 Colistin được chỉ định khi đã biết VK

nhưng chưa biết KSĐ 14 10,2

Colistin được chỉ định khi đã biết KSĐ 35 25,6

Tổng 137 100,0

Nhận xét:

Chiếm đến 64,2% trong tổng số 137 BN nghiên cứu là những BN được CĐ colistin chưa biết VK (do không được cấy VK/kết quả cấy chưa có tại thời điểm dùng thuốc), có nghĩa rằng phần lớn số BN dùng kháng sinh theo kinh nghiệm. Trên thực tế

đây đều là những BN có tình trạng NKBV được đánh giá là nặng, khả năng đáp ứng kém với các phác đồ KS đã dùng trước đó, chính vì vậy việc dùng đến biện pháp cứu hộ cuối cùng trong các dòng KS được các bác sỹ quyết định mà không cần chờ đên kết quả vi sinh. Tỷ lệ BN dùng thuốc khi đã biết kết quả VK và KSĐ xếp hàng thứ 2 với 25,6% BN. Tỷ lệ BN dùng thuốc khi chỉ biết VK và được lựa chọn kháng sinh theo phổ kháng khuẩn của KS chiếm tỷ lệ ít nhất (10,2%).

Theo một nghiên cứu khác của Nguyễn Ngọc Đoan Trang [7], tỷ lệ BN dùng colistin khi chưa biết VK có thấp hơn với chỉ 41,8%. Tỷ lệ BN dùng thuốc khi đã biết VK nhưng chưa biết KSĐ là 17,9% và tỷ lệ BN dùng thuốc khi đã biết KSĐ là gần gấp đôi so với nghiên cứu (40,3%).

3.3.3.3. Mối tương quan giữa việc CĐ colistin và kết quả định danh VK

Trong tổng số 137 BN dùng colistin của nghiên cứu, chỉ có 49 BN (35,8%) được CĐ khi đã biết kết quả nuôi cấy VK.Kết quả này có thể là chủng VK Gram (-), Gram (+) hoặc đồng thời cả 2 loại.Mối tương quan giữa việc CĐ colistin và kết quả định danh VK được thể hiện qua bảng 3.18.

Bảng 3.18:Mối tương quan giữa việc CĐ colistin và kết quả định danh VK Mối tương quan Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)

Colistin được chỉ định khi cấy ra VK Gram (-) 47 96,0 Colistin được chỉ định khi cấy ra VK Gram (+) 1 2,0

Colistin được chỉ định khi cấy ra đồng thời

cả VK Gram (-) và VK Gram (+) 1 2,0

Tổng 49 100,0

Nhận xét:

Kết quả khảo sát cho thấy, với tổng số 49 BN được CĐ colistin khi đã biết kết quả VK thì hầu hết trong số này là những BN mắc VK Gram (-) (96%).Số còn lại là 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

BN có mẫu bệnh phẩm cấy ra S. aureus và 1 BN nhiễm đồng thời S. aureusP. putida.

3.3.3.4. Mối tương quan giữa việc CĐ colistin và kết quả KSĐ của VK

Trong tổng số 137 BN dùng colistin của nghiên cứu, chỉ có 35 BN (25,6%) được CĐ khi đã có kết quả KSĐ.KSĐ này có thể được làm/không được làm với KS colistin.Mối tương quan giữa việc CĐ colistin và kết quả KSĐ của VK được thể hiện qua bảng 3.19.

Bảng 3.19:Mối tương quan giữa việc CĐ colistin và kết quả KSĐ của VK KSĐ không được

làm với colistin KSĐ được làm với colistin

Kháng colistin

Nhạy colistin

(nhạy cảm trung gian + nhạy cảm) Đa kháng Nhạy cảm ít nhất 1 trong 3 loại LS đã dùng LS chưa dùng

Mối tương quan (số bệnh nhân) 6 0 24 0 5 Tỷ lệ (%) 17,1 0,0 68,6 0,0 14,3 Tổng 35 (100%) Nhận xét:

Tổng số BN chỉ định colistin khi đã biết KSĐ là 35 BN, tuy nhiên chỉ có 82,9% BN có KSĐ được làm với colistin. Tất cả các chủng VK phân lập trên 35 BN này đều là VK Gram (-) và nằm trong phổ tác dụng của KS này, tuy nhiên vẫn có đến 17,1% BN có VK không được làm với thuốc. Đối với những KSĐ được làm với colistin, kết quả khảo sát cho thấy rằng không có VK nhạy cảm trung gian cũng như kháng lại

colistin. Tất cả các KSĐ được làm với colistin đều được thực hiện đồng thời với cả 3 loại KS khác là: β-lamtam, aminosid, quinolon. Trong số 29 BN có KSĐ nhạy colistin thì có tới 24 BN mắc VK đã kháng lại toàn bộ 3 loại KS kể trên (quy ước = đa kháng). Số còn lại là 5 BN có VK ngoài nhạy cảm với colistin thì vẫn còn nhạy cảm với ít nhất 1 trong 3 KS kể trên và những KS còn nhạy cảm này vẫn chưa được chỉ định cho BN trên lâm sàng trước khi dùng colistin.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng colistin tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện bạch mai (Trang 55)