Các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC thực hiện (Trang 96)

1 CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN

3.2.Các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh

kiểm toán BCTC do công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC thực hiện

Muốn hoàn thiện quy trình kiểm toán, điều đầu tiên và tốt nhất là khắc phục những hạn chế tồn tại. Quá trình thực tập tại công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC đã giúp em có cơ hội được tiếp xúc, tìm hiểu thực tế quy trình kiểm toán khoản mục

doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Từ đó, em xin mạnh dạn đề xuất những giải pháp để khắc phục như sau:

Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

Thứ nhất: Việc tìm hiểu thông tin cơ sở về đặc điểm hoạt động kinh doanh, nghĩa vụ pháp lý của khách hàng. Trong bước công việc này, theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 về “Lập kế hoạch kiểm toán”, KTV thu thập thông tin về ngành nghề kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu về HTKSNB, hệ thống kế toán, xem xét lại hồ sơ kiểm toán năm trước, tiến hành tham quan nhà xưởng, nhận diện các bên hữu quan, cũng như thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng. Đây là bước công việc không thể thiếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán nói chung và kế hoạch kiểm toán khoản mục doanh thu nói riêng. Với những hạn chế còn tồn tại trong bước công việc này của công ty, yêu cầu đặt ra là việc thông tin về khách hàng cần được tìm hiểu và thu thập thông qua nhiều nguồn khác nhau. KTV không chỉ thu thập thông tin từ nội bộ doanh nghiệp mà cần thu thập từ các nguồn bên ngoài độc lập như: khách hàng, chủ đầu tư, cơ quan thuế, ngân hàng và các nguồn khác…

Thứ hai: Công ty nên xây dựng mức trọng yếu riêng cho từng khoản mục, điều này đảm bảo cho các khoản mục phát sinh với giá trị lớn hay nhỏ đều không có sai phạm trọng yếu. Công ty có thể xác định mức trọng yếu bằng bằng một tỷ lệ phần trăm so với chỉ tiêu được lựa chọn. Theo phương pháp này công ty sẽ tự xây dựng cho mình một mức ước lượng và các tỷ lệ thích hợp. Ví dụ:

Bảng 3.1: Đánh giá trọng yếu cho từng khoản mục

Cơ sở ước lượng Tỷ lệ ước lượng

Lợi nhuận trước thế 5% -1 0%

Doanh thu 0.5% - 3%

Tổng tài sản 2%

Vốn chủ sở hữu 2%

Sau khi xác định cơ sở cho việc tính toán mức trọng yếu, KTV cần có sự điều chỉnh cơ sở này nếu có các khoản mục, nghiệp vụ bất thường… có thể làm cho cơ sở tính toán đó không phản ánh đúng qui mô của khách hàng. Mục đích của việc

kiểm toán, từ đó xác định mức trọng yếu thích hợp. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào xét đoán của thành viên ban quản trị liên quan tới cuộc kiểm toán. Sau khi xác lập được mức trọng yêu ban đầu cho tổng thể BCTC, KTV tiến hành phân bổ mức ước lượng này cho từng khoản mục, từng bộ phận, từng chỉ tiêu trên BCTC để hình thành mức trọng yếu cho từng khoản mục, từng bộ phân hay từng chỉ tiêu theo công thức sau:

Mức trọng yếu phân bổ = (Mức trọng yếu ước lượng ban đầu/Tổng số dư của khoản mục) x Hệ số phân bổ

Hệ số phân bổ cho mỗi khoản mục được xác định: Hàng tồn kho, chi phí trả trước: 3; Tài sản cố định, các khoản phải thu, phải trả: 2; Các khoản mục khác: 1.

Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Thứ nhất: Về việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát. KTV nên kết hợp sử dụng linh hoạt bảng câu hỏi, lưu đồ và bảng tường thuật về HTKSNB đối với từng khách hàng cụ thể. Bảng câu hỏi nên được hoàn thiện hơn và thiết kế riêng áp dụng cho từng lĩnh vực khách hàng. Bảng tường thuật là sự mô tả bằng văn bản về HTKSNB của khách hàng. Lưu đồ là những hình vẽ biểu thị hệ thống thông tin kế toán và các hoạt động kiểm soát có liên quan bằng những ký hiệu đã được quy ước. Để có thể áp dụng hiệu quả phương pháp lưu đồ, theo em AASC nên xây dựng một mô hình lưu đồ chuẩn. Trong đó cần chuẩn hóa các ký hiệu trong quá trình vẽ lưu đồ để người đọc lưu đồ có thể dễ dàng hiểu và hình dung được HTKSNB của khách hàng. Mô hình lưu đồ chuẩn này có thể được áp dụng một cách linh hoạt tùy thuộc tính chất và đặc điểm từng khách hàng kiểm toán của AASC. Việc thiết kế các lưu đồ cần có kế hoạch, thời gian theo dõi và được kiểm chứng trong thực tiễn trước khi cụ thể hóa thành mô hình. Dựa trên lưu đồ KTV có thể nhận thấy được những điểm mạnh và điểm yếu của HTKSNB của khách hàng đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Bảng câu hỏi nên được thiết kế thành hệ thống câu hỏi riêng áp dụng cho từng đối tượng khách hàng khác nhau thay vì áp dụng một cách máy móc theo quy trình chuẩn của công ty. Có thể dựa vào kinh nghiệm của KTV để xây dựng và xác lập hệ

thống này. Bên cạnh đó, KTV dựa vào kinh nghiệm chuyên môn của mình để nhận diện ra khoản mục nào có rủi ro kiểm soát ở mức độ cao, HTKSNB đối với khoản mục đó có hiệu lực hay không, từ đó có tiến hành các thử nghiệm kiểm soát hay không. Cuối cùng, khi kết thúc cuộc kiểm toán, KTV cần chỉ ra cho khách hàng những hạn chế của hệ thống KSNB và đưa ra những tư vấn để hoàn thiện.

Thứ hai: Vận dụng các thủ tục phân tích. Thủ tục phân tích nếu thực hiện tốt và có hiệu quả sẽ khoanh vùng được trọng tâm cuộc kiểm toán, từ đó giảm bớt được thủ tục kiểm tra chi tiết. Để có thể thực hiện thủ tục phân tích có hiệu quả, KTV cần có mô hình phân tích hợp lý và dựa trên nguồn dữ liệu tin cậy. Ngoài ra, KTV cũng cần đa dạng hóa các thủ tục phân tích để đảm bảo khoanh vùng được những điểm bất hợp lý từ đó thiết kế các thủ tục kiểm tra chi tiết hiệu quả và hợp lý hơn. KTV nên tiến hành phân tích, so sánh cả chỉ tiêu của ngành, so sánh giữa kế hoạch với thực tế để có cơ sở đưa ra các thủ tục kiểm tra chi tiết khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Bên cạnh đó, KTV cũng cần tìm hiểu sự khác biệt về đặc điểm, quy mô, chính sách tài chính, kế toán của mỗi đơn vị để áp dụng thủ tục phân tích một cách hợp lý. AASC nên áp dụng phân tích dọc theo các tỷ suất tài chính:

Bảng 3.2: Phân tích về tỷ suất lợi nhuận

Nội dung Năm nay Năm trước Chênh

lệch

1.Tỷ lệ lãi gộp

2.Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu 3.Tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản 4.Tỷ suất lợi nhuận/Nguồn VCSH

Phân tích các chỉ tiêu này là thủ tục kiểm toán có chi phí thấp, tiết kiệm thời gian kiểm toán nhưng lại có hiệu quả kiểm toán khá cao, cung cấp cho KTV cái nhìn sơ bộ về BCTC, sự đồng bộ, hợp lý chung của các số liệu kế toán. Các tỷ suất này cho biết trong kỳ việc kinh doanh của công ty có thực sự hiệu quả, có những biến động nào trong cơ cấu doanh thu dẫn đến sự thay đổi của tỷ suất. Đối với công ty có nhiều hoạt động, phân tích tỷ suất của từng hoạt động có thể giúp KTV nhận

hợp với từng hoạt động. Thực hiện thủ tục phân tích sẽ giúp KTV định hướng tập trung các thủ tục kiểm toán chi tiết cần thiết để thu thập tốt nhất những bằng chứng kiểm toán hiệu quả, chính xác.

Thứ ba: KTV nên đa dạng hóa phương pháp chọn mẫu, để mẫu được chọn có thể đại diện được cho tổng thể, không mang tính chủ quan, xét đoàn nghề nghiệp của KTV. Ví dụ: Chọn mẫu theo phần mềm máy tính, phương pháp này áp dụng theo hai bước đầu của chọn mẫu ngẫu nhiên theo bảng số, nhưng số ngẫu nhiên lại do phần mềm máy tính chọn. Công ty kiểm toán có thể mua hoặc tự thiết kế các chương trình chọn mẫu ngẫu nhiên qua máy vi tính.

Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Giai đoạn kết thúc kiểm toán đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty thực hiện rất khoa học, chặt chẽ và đúng nguyên tắc, nên em không đưa ra kiến nghị gì về phần này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN

AASC đã áp dụng một cách khoa học, sang tạo các chuẩn mực, lý luận vào thực tế, không ngừng đào tạo nâng cao tay nghề và đạo đức của đội ngũ cán bộ thực hiện kiểm toán. Chính vì vậy, chất lượng của các dịch vụ kiểm toán mà CÔng ty cung cấp ngày càng được nâng cao, đáp ứng được nhưng tiêu chuẩn kiểm toán quốc tế. Sau một thời gian thực tập ở Công ty, em đã được tìm hiểu về quy trình kiểm toán chung tại công ty, về chương trình kiểm toán xây dựng cho từng khoản mục, cách thức lưu trữ hồ sơ…Đặc biệt là về quy trình khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trên BCTC. Đây là doanh thu từ hoạt động chính - là một trong những khoản mục trọng yếu trên BCTC đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, khoản mục này luôn chứa đựng những rủi ro, do đó nó đòi hỏi phải được thực hiện bởi những KTV giàu kinh nghiệm và phải được tiến hành một cách thận trọng và khoa học.

Do giới hạn về thời gian cũng như phạm vi tiếp cận, bài viết của em chỉ phản ánh được những nét tổng quan nhất về Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm tán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC nên sẽ không tránh khỏi những hạn chế. Vì vậy em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn

Một lần nữa, em xin cảm ơn cô giáo – TS.Nguyễn Thị Mỹ và cách anh chị trong phòng Dịch vụ đầu tư nước ngoài – Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC đã giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình kiểm toán BCTC, GS-TS Nguyễn Quang Quynh, TS Ngô Trí Tuệ, NXB Đại học kinh tế quốc dân.

2. Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp, PGS-TS Đặng Thị Loan, NXB Đai học kinh tế quốc dân.

3. Lý thuyết kiểm toán, GS-TS Nguyễn Quang Quynh, NXB Tài Chính 4. Alvin A.arens, Jame K. Loebbecke: “Auditing: An Intergratted approach”, Hence Hall 1984.

5. Sổ tay kiểm toán, tạp chí kiểm toán. 6. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

7. Chuẩn mực kế toán Việt nam ban hành theo Quyết định số 100/2005/QĐ- BTC ngày 28/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

8. Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính và các quy định kế toán hiện hành.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN

Tên khách hàng / Client: Tham chiếu / Reference: IAc

Niên độ kế toán / Period: Người thực hiện / Performed by: Khoản mục / Item: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ/ sales Ngày thực hiện / Date:

Bước công việc / Procedure: Chương trình kiểm toán Người kiểm tra / Reviewed by: Ngày kiểm tra / Date:

TÀI LIỆU YÊU CẦU KHÁCH HÀNG CHUẨN BỊ

Sổ cái và các sổ kế toán chi tiết liên quan đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu bán hàng nội bộ, chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán.

Bảng kê doanh thu theo mặt hàng, hoặc theo loại dịch vụ theo tháng (quí) và theo từng bộ phận Các tờ khai thuế GTGT

Các chứng từ, tài liệu khác liên quan đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản giảm trừ doanh thu

CÁC THỦ TỤC KIỂM TOÁN Assertions addressed W/P Ref Work completed initials and date Đạt yêu cầu/ Satisfactory

XEM XÉT QUÁ TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH

Tham khảo Biểu 4.06, 5.02, 5.03 và 5.04 trong việc xác định những kiểm soát chủ yếu, các rủi ro (bao gồm cả các rủi ro về gian lận) và phương pháp đối với rủi ro được đánh giá

1 LẬP BIỂU TỔNG HỢP

1.1 Lập Biểu tổng hợp trình bày số liệu từng loại doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán.

IAo

1.2 Đối chiếu số năm/kỳ trước trên Biểu tổng hợp, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, sổ cái, sổ chi tiết với số liệu năm/kỳ trước hoặc hồ sơ kiểm toán năm trước (nếu có).

IAo

1.3 Đối chiếu số năm nay/kỳ này trên Biểu tổng hợp với sổ chi tiết.

IAo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4 Kết hợp với các Kiểm toán viên làm các phần hành khác lập Bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố

2.1 Xem xét xem chính sánh kế toán áp dụng cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có phù hợp với các chuẩn mực kế toán (cần đặc biệt chú ý đến VAS 14, 15), các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực của Bộ Tài chính, chế độ kế toán và các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến doanh nghiệp không.

IA2

2.2

Xem xét xem chính sách kế toán áp dụng cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có nhất quán với năm trước không. Trường hợp có thay đổi trong chính sách kế toán đơn vị có tuân thủ theo hướng dẫn của VAS 29 không.

IA2

3 KIỂM TRA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT

3.1 Kiểm tra các hoạt động kiểm soát chủ yếu được xác định tại Biểu 4.06, 5.02, 5.03, 5.04 và các kết luận về việc thiết lập và hoạt động hữu hiệu của hệ thống trong kỳ. Xác định các cơ sở dẫn liệu có ảnh hưởng quan trọng được đảm bảo bởi việc kiểm tra hệ thống

IAs

4 THỦ TỤC PHÂN TÍCH

(Xem các phần 14.4, 14.5 và 14.6 của Tài liệu kiểm toán và Biểu 5.06 về hướng dẫn các thủ tục phân tích như là các thủ tục chi tiết số liệu). 4.1 Xem xét tính hợp lý và nhất quán với các năm

trước của từng loại doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tìm hiểu và thu thập các giải trình cho các biến động bất thường.

IA1

4.2 So sánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giữa kế hoạch và thực hiện. Tìm hiểu và thu thập các giải trình cho các chênh lệch.

IA1

4.3 So sánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giữa các tháng (quí) trong năm/kỳ. Xem xét xem sự biến động của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với tình hình kinh doanh của đơn vị hay không (về tình hình thị trường nói chung, các chính sách bán hàng, tình hình kinh doanh của đơn vị nói riêng). Chú ý so sánh doanh thu các tháng cuối năm với các tháng đầu năm.

4.4 Ước tính doanh thu căn cứ vào mức giá bình quân nhân với số lượng hàng bán, hay nhân với số lượng hội viên, số lượng phòng cho thuê hoặc diện tích đất cho thuê… (Nếu không tính được tổng thể thì có thể chọn một số hợp đồng lớn). So sánh số ước tính và số trên sổ để phát hiện xem có biến động bất thường hay không? Nếu có, trao đổi với đơn vị, hoặc kiểm tra chi tiết các lĩnh vực còn nghi vấn.

IA1

4.5 Đối với doanh thu xây dựng, so sánh tỷ lệ lãi gộp của từng hợp đồng xây dựng xem có phù hợp với tỷ lệ trên dự toán công trình hoặc tình hình kinh doanh thực tế không.

IA1

4.6 So sánh tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu của năm nay với năm trước. Xem xét các yếu tố tác động đến sự thay đổi này (về giá cả, số lượng hàng bán và giá vốn hàng bán – liên hệ thêm ở chương trình giá vốn hàng bán).

IA1

4.7 Xem xét ảnh hưởng của kết quả phân tích đến các thủ tục kiểm tra chi tiết.

IA1

5 KIỂM TRA CHI TIẾT

5.1 Trường hợp năm trước chưa kiểm toán, đối chiếu số liệu năm/kỳ trước với Báo cáo kiểm toán do của công ty khác kiểm toán, xem hồ sơ kiểm toán năm trước của công ty kiểm toán khác

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC thực hiện (Trang 96)