Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán tại khách hàng B

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC thực hiện (Trang 62)

1 CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN

2.2.2. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán tại khách hàng B

Cũng giống như khách hàng A, sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán, KTV sẽ tiến hành giai đoạn chuẩn bị kiểm toán tại khách hàng B với những bước công việc sau:

Thứ nhất, thu thập thông tin cơ sở về khách thế kiểm toán và thông tin chi tiết về khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Các thông tin về về ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng B, xem xét kết quả kiểm toán năm trước, hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng B, các thông tin về nghĩa vụ pháp lý và các bên liên quan được KTV mô tả trong biểu 5.03.6 bao gồm:

Các đặc điểm chung:

- Các sản phẩm và dịch vụ chính: thiết kế kiến trúc công trình và dịch vụ tư vấn thiết kế khác.

- Cơ cấu các loại sản phẩm và dịch vụ trong tổng doanh thu: chủ yếu là doanh thu từ dịch vụ tư vấn thiết kế.

- Hình thức bán hàng: Thu một phần tiền khi ký hợp đồng và phần còn lại sau khi hoàn thành thiết kế hay tư vấn thiết kế.

- Loại khách hàng chủ yếu: Khách hàng của công ty khá đa dạng, chủ yếu là các khách hàng nhỏ lẻ.

- Tính thời vụ của hàng hóa và dịch vụ: hàng hóa được bán quanh năm không mang tính mùa vụ.

- Chính sách giá bán: Không có quy định cụ thể.

- Chính sách chiết khấu, giảm giá và khuyến mại: Không có quy định cụ thể. - Chính sách hoa hồng bán hàng: Không có quy định cụ thể.

Chính sách kế toán áp dụng:

- Giống với khách hàng A, khách hàng B cũn áp dụng Chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và Thông tư 244/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Năm tài chính của Công ty được bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 năm dương lịch.

- Đơn vị tiền tệ được Công ty sử dụng để ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính: Đồng tiền Việt Nam (VNĐ)

- Ghi nhận doanh thu của công ty: doanh thu của đơn vị được ghi nhận dựa trên biên bản nghiệm thu từng lần (căn cứ theo tỷ lệ trên hợp đồng) có thể kéo dài và doanh thu ghi nhận có thể bị thay đổi theo quyết toán công trình.

Bảng 2.19: Trích biểu 5.03.6 Tìm hiểu HTKSNB – Doanh thu tại khách hàng B

AASC Ltd. 5.03.6

Khách hàng (Client): Công ty TNHH A Prepared by: NVA Date: Kỳ kế toán (Period ended): 31/12/2013 Reviewed by: NVB Date: Subject: Tìm hiểu HTKSNB – Doanh thu và các khoản phải thu

MỤC TIÊU / OBJECTIVES

Tìm hiểu qui trình kiểm soát và đánh giá tính hiệu quả của kiểm soát nội bộ đối với việc bán hàng, ghi nhận nợ phải thu và thu tiền cũng như đưa ra các đề xuất để hoàn thiện nếu có thể.

CÁC ĐẶC ĐIỂM CHUNG

CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN ÁP DỤNG

Thời điểm ghi nhận doanh thu - Dựa trên biên bản nghiệm thu từng lần Cơ sở cho việc ghi nhận doanh

thu - Khối lượng công việc thực hiện của từng lần nghiệm thu

… …

Thứ hai, thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ:KTV sẽ tiến hành phân tích sơ bộ tình hình hoạt động của đơn vị qua bảng sau:

Các sản phẩm và dịch vụ chính - Thiết kế công trình và dịch vụ tư vấn thiết kế khác

Cơ cấu các loại sản phẩm và dịch

vụ trong tổng doanh thu - Doanh thu từ dịch vụ tư vấn thiết kế công trình chiếm tỷ trọng lớn Cách thức bán hàng (Bán buôn,

bán lẻ, trả chậm, trả góp, bán hàng thu tiền ngay, bán qua đại lý)

- Thu 1 phần tiền ngay khi ký hợp đồng và phần còn lại khi đã hoàn thành thiết kế hay tư vấn thiết kế.

Loại khách hàng chủ yếu - Khá đa dạng, chủ yếu là các khách hàng nhỏ lẻ

Tính thời vụ của hàng hóa và dịch vụ

- Quanh năm không mang tính mùa vụ

Chính sách giá bán - Không có quy định cụ thể

Điều khoản thanh toán - Theo hợp đồng với từng khách hàng Chính sách chiết khấu, giảm giá

và khuyến mại - Không có quy định cụ thể

Chính sách hoa hồng bán hàng - Không có quy định cụ thể

Bảng 2.20: Bảng phân tích sơ bộ doanh thu tại khách hàng B

Đơn vị: VNĐ

Qua phân tích sơ bộ doanh thu tại khách hàng B ta thấy, doanh thu năm 2013

biến động không nhiều so với năm 2012, cụ thể doanh thu năm 2013 chỉ tăng 398,667,114 đồng so với năm 2012, tương đương 8.1%. Xu hướng tăng trên phù hợp với xu hướng tăng của ngành cũng nhưng xu hướng chung của nền kinh tế nên KTV không chú ý đến sự tăng này trong giai đoạn thực hiện kiểm toán.

Thứ ba, đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán:

Tiếp theo, KTV tiến hành đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán tại khách hàng B. Lý do để KTV lựa chọn tỷ lệ % để xác định mức trọng yếu thực hiện:

- Công ty TNHH B là khách hàng cũ của công ty với hoạt động là cũng cấp dịch vụ thiết kế và tư vấn thiết kế. Hoạt động kinh doanh của đơn vị trong năm 2013 không khác nhiều so với năm 2012.

- Báo cáo kiểm toán năm trước là chấp nhận toàn phần và sai sót phát hiện trong cuộc kiểm toán là không nhiều;

- Phụ trách nhóm kiểm toán là ông NVB – KTV có kinh nghiệm và thực tế đã kiểm toán công ty các năm trước.

• Căn cứ và các nội dung trên, rủi ro kiểm toán được đánh giá là thấp. Tỷ lệ để xác định mức trọng yếu thực hiện là 80%.

• Trong năm 2013, chỉ tiêu Doanh thu tăng ở mức 8.1%. Lợi nhận trước thuế nhìn chung không tăng. Với căn cứ này, lựa chọn chỉ tiêu Tổng nguồn vốn chủ sở

Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch

Số tiền %

Doanh thu và chi phí I. Doanh thu

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

3,651,812,768 3,253,145,654 398,667,114 8.1

- Rủi ro kiểm toán là Cao thì tỷ lệ % để xác định mức trọng yếu thực hiện là 50%.

- Rủi ro kiểm toán là Trung bình thì tỷ lệ % để xác định mức trọng yếu thực hiện là 70%.

- Rủi ro kiểm toán là Thấp thì tỷ lệ % để xác định mức trọng yếu thực hiện là 80%.

Bảng 2.21: Trích biểu 4.05 – Đánh giá mức trọng yếu tại khách hàng B

AASC Ltd. 4.05

Khách hàng (Client): Công ty TNHH Heiwa Hygiene Prepared by: DTHT Date: Kỳ kế toán (Period ended): 31/12/2013 Reviewed by: DTT Date: Subject: Mức trọng yếu / Materiality

XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU

Mức trọng yếu được lập trong giai đoạn lập kế hoạch dựa trên các thông tin thu thập được về hoạt động và số liệu trên báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán. Kiểm toán viên phải dựa trên các xét đoán chuyên môn để xem xét lại mức trọng yếu trong quá trình thực hiện kiểm toán và giai đoạn kết thúc kiểm toán để đưa ra các thủ tục kiểm toán phù hợp và đầy đủ.

Tỷ lệ sử dụng để ước tính Số liệu BCTC năm nay Số liệu BCTC năm trước Tiêu chí để xác định mức trọng yếu:

Tổng nguồn vốn chủ sở hữu 1% (A) 2% (B) 12,365,897 24,731,794 11,652,412 23,304,824 Tổng tài sản 0.5% (C) 1% (D) 38,711,048 77,422,095 36,235,041 72,470,082

Doanh thu 0.5% (E)

1% (F)

18,259,064 36,518,128

16,265,728 32,531,457

Lợi nhuận trước thuế 5% (G)

10% (H)

17,363,273

34,726,546 14,795,23629,590,472

Mức trọng yếu tổng thể (A)

Lý do lựa chọn tỷ lệ % để xác định mức trọng yếu thực hiện:

- Công ty TNHH B là khách hàng cũ của công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Hoạt động kinh doanh của đơn vị năm 2013 khá tương đồng với năm 2012, không phát sinh các nghiệp vụ mới; Báo cáo kiểm toán năm trước là chấp nhận toàn phần và sai sót phát hiện trong cuộc kiểm toán là không nhiều.

 Căn cứ và các nội dung trên, rủi ro kiểm toán được đánh giá là thấp. Tỷ lệ để xác định mức trọng yếu thực hiện được lựa chọn là 80%. Chỉ tiêu tổng nguồn vốn chủ sở hữ năm nay tăng không đáng kể so với trước (ổn định) nên KTV đã lựa chọn tổng là chỉ tiêu để đánh giá mức trọng yếu của cuộc kiểm toán.

(Trong đó: Rủi ro kiểm toán là Cao thì tỷ lệ % để xác định mức trọng yếu thực hiện là 50%

Rủi ro kiểm toán là Trung bình thì tỷ lệ % để xác định mức trọng yếu thực hiện là 70% Rủi ro kiểm toán là Thấp thì tỷ lệ % để xác định mức trọng yếu thực hiện là 80%)

Mức trọng yếu thực hiện (J) = A x 80 % 8,473,525 8,243,652

Như vậy, KTV đánh giá rủi ro của khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại khách hàng A ở mức thấp và lựa chọn chỉ tiêu Tổng nguồn vốn chủ sở hữu để đánh giá mức trọng yếu cho cuộc kiểm toán. Mức trọng yếu áp dụng với toàn BCTC là 8,473,525 VNĐ. Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua là 338,941 VNĐ, những sai sót dưới ngưỡng sai sót này, KTV có thể bỏ qua.

Thứ tư, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ:

Do khách hàng B là khách hàng cũ của công ty, nên khi đánh giá HTKSNB, KTV chỉ phỏng vấn kế toán về những thay đổi của HTKSNB của khoản mục doanh thu so với năm năm trước. Kết quả đánh giá HTKSNB được KTV thể hiện trên biểu 5.03.6:

- Do đặc thù là công ty kinh doanh dịch vụ thiết kế công trình và tư vấn thiết kế nên quá trình kinh doanh của công ty diễn ra như sau:

+ Ký kết hợp đồng: với mỗi khách hàng công ty sẽ ký hợp đồng về các điều khoản cơ bản như hình thức thiết kế hay tư vấn thiết kế, thời gian thực hiện, phương thức thanh toán và các điều khoản khác. Căn cứ vào các điều khoản đó, công ty sẽ tổ chức đội ngũ nhân viên thiết kế và tư vấn thiết kế tiến hành thực hiện hợp đồng.

+ Nghiệm thu và xuất hóa đơn: Hiện tại công ty ghi nhận doanh thu hoạt động thiết kế và tư vấn thiết kế theo tiến độ kế hoạch. Khi kết quả thực hiện hợp đồng thiết kế và tư vấn thiết kế được xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận thì kế toán sẽ lập hóa đơn trên cơ sở phần công việc đã hoàn thành.

+ Quyết toán khi hoàn thành thiết kế và tư vấn thiết kế: Sau khi hoàn thành toàn bộ công việc theo hợp đồng. Công ty sẽ tổ chức một ủy ban để quyết toán giá trị thiết kế và tư vấn hoàn thành căn cứ vào khối lượng công việc đã thực hiện.

+ Phê duyệt quyết toán: Hồ sơ quyết toán cũng như biên bản quyết toán sẽ được trình lên Ban Giám đốc để phê duyệt. Quyết toán sau khi được phê duyệt sẽ được chuyển cho kế toán để làm căn cứ lập hóa đơn điều chỉnh (nếu có) và soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng gửi cho khách hàng.

- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp việc

cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán của kỳ đó. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

+ Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;

+ Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán;

+ Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.

Như vậy, thông qua tìm hiểu HTKSNB tại khách hàng B, KTV đánh giá HTKNB của khách hàng B đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hoạt động tương đối hiệu quả.

Thứ năm, thiết kế chương trình kiểm toán:

Trên cơ sở những thông tin thu thập được về khách hàng B và đánh giá trọng yếu và rủi ro, KTV tiến hành thiết kế chương trình kiểm toán. Chương trình kiểm toán đưa ra các công việc cụ thể phải thực hiện để đạt được mục tiêu kiểm toán. Chương trình kiểm toán chi tiết được thể hiện ở GLV IAc.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC thực hiện (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w