Sự khác nhau

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC thực hiện (Trang 88)

1 CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN

2.3.2.Sự khác nhau

Bên cạnh những điểm giống nhau trong quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu và cung cấp dịch vụ thì tại hai khách hàng A và B có sự khác biệt về lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh cùng với những chính sách kế toán và HTKSNB của từng khách hàng, đặc điểm của khoản mục doanh thu là khác nhau do đó quy trình kiểm toán tại hai khách hàng này có những khác biệt nhất định.

Bàng 2.33: Sự khác nhau giữa kiểm toán khoản mục doanh thu tại khách hàng A và khách hàng B

Chỉ tiêu Khách hàng A Khách hàng B

Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

Tìm hiểu thống tin tổng quát và tìm hiểu HTKSNB đối với khoản mục doanh thu - Khách hàng A là khách hàng mới của công ty, nên khi tìm hiểu thông tin tổng quát và tìm hiểu HTKSNB, KTV phải tìm hiểu đầy đủ từ đầu đến cuối.

- Khách hàng B là khách hàng củ cuối công ty, nên KTV chỉ tiến hành phỏng vấn kế toán về những thay đổi của năm nay so với năm trước.

- Khách hàng A hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, lại xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, nên HTKSNB đối với khoản mục doanh thu sẽ phức tạp hơn, có nhiều mối liên hệ giữa các bộ phận, KTV sẽ phải tìm hiểu nhiều thông tin về HTKSNB của khách hàng A hơn.

- Khách hàng B hoạt động trong linh vực dịch vụ nên HTKSNB đối với khoản mục doanh thu cũng đơn giản hơn. Doanh thu được xác định dựa vào giá thỏa thuận sẵn trên hợp đồng và quyết toán khi hoàn thành cung cấp dịch vụ thiết kế công trình và tư vấn thiết kế.

Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Không có sự khác nhau giữa khách hàng A và khách hàng B ở bước công việc này.

Thực hiện thủ tục phân tích

- Khách hàng của khách hàng A, chia thành từng nhóm rõ ràng, cụ thể: Công ty mẹ, công ty con của công ty mẹ và các công ty khách. Nên khi tiến hành thủ tục phân tích, KTV còn phân tích biến động của doanh thu theo từng tháng của từng nhóm khách hàng để tiến hành thủ tục kiểm tra chi tiết cho từng nhóm khách hàng.

- Khách hàng của khách hàng B chủ yếu là khách hàng nhỏ lẻ, nên KTV không tiến hành phân tích biế động doanh thu cho từng khách hàng mà chỉ phân tích biến động toàn bộ doanh thu của khách hàng B theo từng tháng.

Thực hiện thủ tục kiểm tra

- Tại khách hàng A, có 2 bộ phận cùng theo dõi doanh thu

- Tại khách hàng B, chỉ có bộ phận kế toán theo dõi doanh

chi tiết phòng kế toán và phòng xuất nhập khẩu. Nên trong thủ tục phân tích, KTV tiến hành so sánh doanh thi ghi nhận giữa phòng kế toán và phòng xuất nhập khẩu. Nếu có chênh lệch KTV sẽ phỏng vấn kế toán và tiến hành kiểm tra chi tiết.

tiến hành so sánh giống như khách hàng A.

- Khách hàng A đang trong thời gian miễn thuế GTGT cho khu thuế suất, nên KTV không tiến hành so sánh giữa doanh thu ghi nhận và doanh thu kê khai

- Tại khách hàng B, công ty vẫn phải kê khai và nộp thuế GTGT bình thường. Nên trong thủ tục phân tích, KTV tiến hành so sánh doanh thu ghi nhận và doanh thu kê khai. Nếu có chênh lệch KTV cũng tiến hành phỏng vấn kế toán và tìm hiểu rõ nguyên nhân.

- Sản phẩm của khách hàng chủ yếu là thành phẩm, hàng hóa, được sản xuất theo số lượng lớn. Vì thế, khi kiểm tra, KTV chú ý tới đơn đặt hàng, phiếu xuất kho, hóa đơn, tờ khải hải quan và vận đơn.

- Do sản phẩm hoàn thành của khách hàng B chủ yếu là thiết kế và tư vấn thiết kế, doanh thu ghi nhận theo tiến độ thiết kế và tư vấn. Vì thế, khi kiểm tra, KTV chú ý tới hợp đồng và biên bản nghiệm thu.

- Cũng do khách hàng của khách hàng A, chi thành từng nhóm cụ thể, rõ ràng. Nên khi tiến hành thủ tục kiểm tra chi tiết, KTV cũng kiểm tra theo

- Tại khách hàng B, KTV không tiến hành kiểm tra chi tiết theo từng đối tượng khách hàng.

từng đối tượng khách hàng.

- Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu: Do đặc điểm bán hàng của khách hàng A phát hành nhiều nghiệp vụ ghi nhận doanh thu. Thời gian vận chuyển hàng từ kho cho đến khi chuyển giao hàng hóa cho khách hàng chỉ trong 3 ngày, nên KTV chỉ chọn mẫu trong khoảng thời gian 10 ngày đề kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu.

- Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu: Sản phẩm thiết kế của công ty A có thời gian thiết kế kéo dài, nghiệp vụ xuất hóa đơn trong năm ít và giãn cách. Chính vì thế, KTV sẽ chọn các nghiệp vụ cách ngày khóa sổ 1 tháng để kiểm tra tính đúng kỳ.

Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Thủ tục soát xét

Khách hàng A là khách hàng mới của công ty, doanh thu phát sinh khá lớn nên ngoài sự soát xét của trưởng nhóm kiểm toán còn cần đến sự soát xét của BGĐ.

Khách hàng B là khách hàng cũ của công ty, doanh thu phát sinh không nhiều và đơn giản nên chỉ cần tới sự soát xét của trưởng nhóm kiểm toán.

3CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC thực hiện (Trang 88)