Những nhược điểm thực tế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC thực hiện (Trang 95)

1 CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN

3.1.2. Những nhược điểm thực tế

Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC không ngừng hoàn thiện, cải tiến quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của mình. Tuy nhiên vẫn còn những điểm cần phải khắc phục

Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

Thứ nhất: Việc tìm hiểu thông tin về đặc điểm kinh doanh của khách hàng, nghĩa vụ pháp lý và đặc điểm khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ còn ở mức độ sơ lược, chưa có sự hoàn chỉnh trong công tác thực hiện. Việc tìm hiểu thông tin cơ sở chủ yếu dựa vào thông tin, do tài liệu khách hàng cung cấp hoặc do phỏng vấn nhân viên tại đơn vị. KTV chưa có sự chú trọng đến việc tìm hiểu các thông tin từ nguồn bên ngoài công ty như cơ quan thế, ngân hàng, … Đặc biệt là khi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có mối quan hệ rất nhiều với thuế phải nộp cũng như các nghiệp vụ thanh toán liên quan tới doanh thu chủ yếu thực hiện qua ngân hàng. Bên cạnh đó, các khách hàng kiểm toán nhiều năm, KTV thường chỉ phỏng vấn kế toán về những thay đổi của HTKSNB đối với khoản mục doanh thu chứ không tập trung tìm hiểu tình hình thực tế sự hiện HTKSNB.

Thứ hai: Công ty không xây dựng mức trọng yếu riêng cho từng khoản mục mà đưa ra mức trọng yếu chung cho toàn báo cáo tài chính. Điều này có nghĩa là những khoản mục có bản chất và số dư khác nhau lại được đánh giá bởi cùng một mức trọng yếu dẫn đến khó có thể kiểm soát được hết các sai phạm trọng yếu. Nếu mức trọng yếu này được đánh giá quá cao thì sẽ chỉ kiểm soát được các khoản mục có giá trị lớn, trong khi những khoản mục có giá trị nhỏ vẫn có thể có sai sót trọng yếu đối với khoản mục đó với mức sai sót giá trị nhỏ. Tương tự như vậy, nếu mức trọng yếu thấp thì các khoản mục giá trị nhỏ có thể đảm bảo được nhưng lại mất nhiều thời gian và công sức cho việc kiểm tra chi tiết các khoản mục có giá trị lớn.

Thứ nhất: Thủ tục thử nghiệm kiểm soát. Việc đánh giá HTKSNB đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, công ty chỉ chú trọng vào phỏng vấn và sử dụng bảng câu hỏi có sẵn. Việc này tiết kiệm được thời gian kiểm toán nhưng chất lượng không cao và đôi khi không phù hợp. Bảng tường thuật và lưu đồ ít được sử dụng, có thể do hạn chế về mặt thời gian kiểm toán.

Thứ hai: Thủ tục phân tích. Trong kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các thủ tục phân tích mà công ty sử dụng chủ yếu là thủ tục phân tích ngang. KTV chỉ tiến hành tổng hợp các số liệu về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm nay so với năm trước và so sánh về số tuyệt đối và tương đối để nhận ra những biến động bất thường hoặc phân tích doanh thu theo tháng so sánh xu hướng biến động của doanh thu với xu hướng biến động của thế GTGT đầu ra hay giá vốn mà chưa phân tích doanh thu theo ngành, so sánh số thực tế và số kế hoạch, chưa thực hiện so sánh các tỷ suất tài chính về doanh thu nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị so với mức trung bình toàn ngành và mức độ hoàn thành kế hoạch kinh doanh đã đề ra.

Thứ ba: Thủ tục kiểm tra chi tiết. Việc chọn mẫu để thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại AASC chủ yếu dựa vào xét đoán nghề nghiệp và kinh nghiệm của KTV, KTV sẽ tiền hành kiểm tra các nghiệp vụ bất thường hoặc phát sinh với số tiền lớn. Do vậy mẫu được chọn không đại diện được chọn tổng thể và mang của tổng thể.

Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Giai đoạn kết thúc kiểm toán đối với khoản mục doanh thu là khoản mục trọng yếu nên được được KTV thực khá chặt chẽ và đúng nguyên tắc, gần như không có nhược điểm gì trong giai đoạn này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC thực hiện (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w