Công nghệ:

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm thẻ ATM của ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long chi nhánh An Giang giai đoạn 20142016 (Trang 77)

Được đánh giá là một trong những lĩnh vực có hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại nhất, cùng sự tích hợp ngày càng nhiều các giải pháp công nghệ thông tin vào trong mọi hoạt động nghiệp vụ, cũng như các sản phẩm dịch vụ của mình, ngành Tài chính - Ngân hàng luôn là những thị trường hấp thụ nhiều sản phảm công nghệ thông tin hiện đại.

Các ngân hàng luôn quan tâm đến việc đầu tư, đổi mới và hiện đại hóa công nghệ nhằm phát triển, mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm, giải pháp công nghệ hiện đại có khả năng thích ứng cao, tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường.

Nói riêng về lĩnh vực thẻ ATM, hiện tại ở Việt Nam có ba hệ thống chuyển mạch gồm có VNBC, Smartlink, Banknetvn. Đến giữa năm 2010, hệ thống VNBC đã kết nối thành công với 2 hệ thống chuyển mạch liên ngân hàng Smartlink và BanknetVN, hoàn tất liên thông giữa 3 hệ thống chuyển mạch ngân hàng tại Việt Nam. Đây là một bước ngoặc quan trọng trong lĩnh vực ngân hàng, hình thành một mạng lưới thanh toán gồm: 42 ngân hàng thành viên, chiếm hơn 90% ngân hàng tại Việt Nam, hơn 8.000 máy ATM, chiếm khoảng 90% tổng số máy ATM hiện có tại thị trường, khoảng 20 triệu chủ thẻ nội địa. Từ đây, chủ thẻ có thể sử dụng tấm thẻ như một công cụ thanh toán tiện ích, phổ cập, mọi lúc, mọi nơi tại bất kỳ điểm giao dịch tự động ATM gần nhất với mức phí phải chăng. Đây là tiền đề cho sự phát triển các sản phẩm, dịch vụ thẻ mới và tăng tính tiện ích cho người tiêu dùng.

Ngoài việc rút tiền trực tiếp tại các máy ATM, người tiêu dùng có thể sử dụng chiếc thẻ ATM để thanh toán hóa đơn qua hệ thống máy POS tại các của hàng, siêu thị. Hiện tại trong cả nước có khoảng 42.000 điểm chấp nhận thanh toán qua máy POS, trước xu thế phát triển đó ngày 27/9/2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có công văn số 7305/NHNN-TT về việc khai trương kết nối hệ thống POS trên địa bàn Hà Nội và tiếp sẽ là các thành phố khác, trong đó Long Xuyên cũng không ngoại trừ. Theo đó, 8 ngân hàng là Vietcombank, Agribank, Vietinbank, BIDV, Techcombank, VIB, SeaBank, OceanBank và 2 công ty chuyển mạch kết nối liên thông hệ thống các điểm chấp nhận thể POS giai đoạn đầu31.

Tuy chưa có sự đột phá trong việc phát triển công nghệ như các ngân hàng khác, nhưng MHB được xếp thứ 9 về mạng lưới điểm giao dịch, đứng trong top 12 về số lượng máy ATM và là thành viên chính thức của 2 liên minh thẻ lớn nhất hiện nay tại Việt Nam là Banknetvn và Smartlink, chủ thẻ MHB có thể giao dịch tại mạng lưới điểm giao dịch rộng khắp và rút tiền tại tất cả các máy ATM trên toàn quốc. Đánh dấu một bước tiến quan trọng của MHB trong loại hình kinh doanh dịch vụ Ngân hàng bán lẻ.

Tóm lại, với sự phát triển liên tục của công nghệ góp phần làm đa dạng hóa các tiện ích, dịch vụ của ngân hàng MHB. Từ đó sẽ giúp ngân hàng MHB thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, đây cũng là yếu tố cạnh tranh giữa các ngân

31 Không tác giả. Kết nối máy POS sẽ thay đổi thói quen tiêu dùng người Việt?

http://www.pcworld.com.vn/articles/quan-ly/nha-nuoc/2010/09/1221206/ket-noi-may-pos-se-thay-doi-thoi-quen- tieu-dung-nguoi-viet/, truy cập ngày 11/02/2014

SVTH: Lou Anh Hào Trang64

hàng với nhau. Công nghệ càng phát triển, các ngân hàng sẽ không ngừng nghiên cứu, tạo sự khác biệt và đa dạng hóa sản phẩm. Với tình hình đó, đòi hỏi ngân hàng MHB phải luôn luôn đổi mới và cập nhật công nghệ mới sao cho phù hợp với từng thời kì phát triển của xã hội.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm thẻ ATM của ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long chi nhánh An Giang giai đoạn 20142016 (Trang 77)