Môi trường chính trị và pháp luật:

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm thẻ ATM của ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long chi nhánh An Giang giai đoạn 20142016 (Trang 75)

Môi trường chính trị và pháp luật luôn là một yếu tố tạo nên sự khác biệt trong môi trường và điều kiện kinh doanh của mỗi quốc gia. Đây là yếu tố quan trọng, có thể tạo nên sự thuận lợi, bất lợi nhất định tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh. Chính vì thế, trước khi xây dựng một chiến lược thì các doanh nghiệp thường tập trung nghiên cứu kĩ lưỡng hệ thống luật pháp.

Tại Việt Nam, chỉ thị số 20/2007/CT-TTg yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính Phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN. Chỉ thị này nhằm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Luật phòng, chống tham nhũng cũng như triển khai Đề án 291 thanh toán không dùng tiền mặt trong giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định sô 219/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006.30

Các đối tượng được trả lương qua tài khoản gồm: Cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ NSNN; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng,

28 Phương Linh, Lạm phát 2013 ở mức 6.2%, truy cập tại http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh- nghiep/lam-phat-2013-khoang-6-2-6-3-2913581.html, ngày 11/02/2014

29 Tạp chí tài chính, Áp lực lạm phát 2014, truy cập tại http://www.tapchitaichinh.vn/Thi-truong-Gia-ca/Ap-luc- lam-phat-2014/36632.tctc, ngày 11/02/2014

30 Không tác giả, truy cập tại http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh/Quyet-dinh-291-2006-QD-TTg , ngày 11/02/2014

SVTH: Lou Anh Hào Trang62

công nhân và lao động theo hợp đồng thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an và các đối tượng khác hưởng lương từ NSNN.

Thực tế cho thấy, việc trả lương qua tài khoản đã mang lại nhiều tiện lợi cho cả doanh nghiệp và cả người lao động. Đối với các tổ chức ủy thác cho ngân hàng trả lương qua tài khoản thì đã tiết kiệm được nhân lực và thời gian để thực hiện việc chi trả lương, giảm bớt lượng tiền mặt tồn quỹ, từ đó hạn chế được rũi ro mất mát. Về phía Nhà nước, việc áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt sẽ góp phần hạn chế các giao dịch bất hợp pháp, tăng cường sự quản lý nhà nước đối với chi tiêu từ Ngân sách và vốn nhà nước; chống tham nhũng; giảm được chi phí in, đúc và tiêu hủy tiền.

Đối với người lĩnh tiền lương qua tài khoản thông qua việc rút tiền từ các máy giao dịch tự động (ATM) được tiếp cận công nghệ mới văn minh, hiện đại, an toàn và chủ động hơn trong việc chi tiêu khi tiền lương được chuyển vào tài khoản. Cán bộ đi công tác ở tỉnh, thành phố khác có thể giảm bớt việc phải mang tiền mặt nhiều theo người, tiền lương khi chưa rút còn được hưởng lãi suất không kỳ hạn. Ngoài ra, người hưởng lương còn được hưởng các dịch vụ thanh toán tiện ích khác như chuyển tiền, thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, dùng thẻ để mua sắm hàng hóa, dịch vụ khi chấp nhận thẻ (POS).

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2453/QĐ-TTg (ngày 27-12-2011) phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2011-2015. Theo đó, đến năm 2015 sẽ tăng mạnh số người dân tiếp cận các dịch vụ thanh toán, nâng tỷ lệ người có tài khoản tại các ngân hàng lên khoảng 40% dân số. Với mục tiêu đa dạng hóa dịch vụ thanh toán, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử, chú trọng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực nông thôn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán của nền kinh tế, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, tạo sự chuyển biến mạnh, rõ rệt về tập quán thanh toán trong xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và hiệu quả quản lý nhà nước.

Từ đây, ta có thể thấy rằng việc chính phủ phê duyệt đề án không dùng tiền mặt giai đoạn 2011-2015 và đề án chi trả tiền lương cho nhân viên qua tài khoản đã trở thành một cơ hội to lớn cho các ngân hàng cần phát triển dịch vụ thẻ ATM trong đó có ngân hàng MHB. Với đề án không dùng tiền mặt, chính phủ đang khuyến khích người dân sử dụng các công cụ thanh toán khác như thẻ ATM, thẻ thanh toán, chi phiếu…Điều này làm tăng mức độ sử dụng thẻ của người dân, giúp MHB có thể tăng số lượng phát hành thẻ một cách thuận lợi. Ngoài ra, với đề án chi trả tiền lương cho nhân viên qua tài khoản, MHB có thể mở rộng thêm dịch vụ thẻ, liên kết được với các doanh nghiệp, công ty để từ đó, tận dụng được số tiền nhàn rỗi của khách hàng một cách hữu hiệu và duy trì được số dư trong các tài khoản của khách hàng ở mức ổn định Tóm lại, với những đề án liên quan trực tiếp đến việc sử dụng thẻ ATM vô tình đã làm tăng nhu cầu sử dụng thẻ ATM của người dân. Đây là một thuận lợi đối với việc phát hành thẻ của các ngân hàng nói chung và MHB nói riêng trong thời gian tới.

SVTH: Lou Anh Hào Trang63

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm thẻ ATM của ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long chi nhánh An Giang giai đoạn 20142016 (Trang 75)