Môi trường kinh tế:

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm thẻ ATM của ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long chi nhánh An Giang giai đoạn 20142016 (Trang 71)

Môi trường kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả hoạt động của các chủ thể kinh tế nói chung và nhất là ngân hàng nói riêng. Đây cũng là một yếu tố mà người làm Marketing không thể kiểm soát được vì nó luôn luôn biến động theo thời gian. Chính vì thế, cần phải nghiên cứu và phân tích thật kĩ môi trường kinh tế để có thể thích nghi với sự biến động của nó. Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố chủ đạo sau:

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP):

Theo nhận định của các nhà kinh tế học, chỉ số GDP chính là thước đo cho tình trạng kinh tế của một quốc gia15. Chỉ số GDP gồm những trị giá của hàng hóa và dịch vụ được làm ra trong một khoảng thời gian nào đó. Chính vì thế đây là một yếu tố không thể thiếu trong việc phân tích môi trường kinh tế.

Biểu đồ 6.1. Tổng sản phẩm quốc nội qua các năm16

15Không tác giả, Tổng sản phẩm quốc nội của các quốc gia có ý nghĩa gì, truy cập tại

http://www.giavang.net/tong-san-pham-quoc-noi-gdp-cua-cac-quoc-gia-co-y-nghia-gi/, ngày 23/02/2014

16 Số liệu thu thập được từ nhiều nguồn

5.20% 5.25% 5.40% 5.71% 4.90% 5.00% 5.10% 5.20% 5.30% 5.40% 5.50% 5.60% 5.70% 5.80%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Dự kiến Năm

2014

SVTH: Lou Anh Hào Trang58

GDP tăng đều qua các năm, cụ thể GPD của năm 2012 tăng 5,25%17, đưa quy mô nền kinh tế đạt khoảng 136 tỷ USD, với thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 1749 USD/người/năm18. Chưa dừng lại ở đó, năm 2013 GDP lại tiếp tục tăng hơn 5,4% so với năm 2012, tuy thấp hơn mục tiêu tăng trưởng GDP đặt ra là 5,5% nhưng GDP của năm 2013 có sự cải thiện và biến động tich cực qua từng quý, cụ thể quý I tăng 4,76%, quý II tăng 5%, quý III tăng 5,54%, quý IV tăng 6,04% và khu vực dịch vụ tiếp tục là đầu tàu thúc đẩy nền kinh tế năm qua với mức tăng 6,56% so với cùng kì. Trong khi đó, nông nghiệp và công nghiệp lần lượt tăng 2,67% và 5,43%.19 Thu nhập bình quân đầu người của 2013 dừng lại ở mức 1960 USD/người/năm, tăng 12,06% so với năm 2012. Nhìn chung, GDP qua các năm không ngừng tăng, và theo nhận định của các nhà kinh tế học, sang năm 2014, nền kinh tế thế giới sẽ thuận lợi và ổn định hơn. Chính vì thế mức tăng trưởng đặt ra cho năm 2014 là 5,71% với xác suất xảy ra tương đối cao và trong điều kiện tốt nhất có thể đạt đến 6,18%. Do vậy, đạt mục tiêu tăng trưởng 5,8%20 do Quốc hội đặt ra là hoàn toàn có khả năng nếu Việt Nam biết tận dụng những thuận lợi trong mở rộng thương mại và thu hút vốn.

Riêng tình hình kinh tế xã hội của An Giang trong năm 2013 có những dấu hiệu rất đáng tự hào. Cụ thể là tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh đạt 8,45% 21- một con số khá cao trong tình hình kinh tế hiện nay. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế của thành phố Long Xuyên cũng đạt kết quả rất khả quan. GDP trong năm 2013 đạt 11,48%, thu nhập bình quân đầu người đạt 71 triệu đồng/ người, cao gấp 1,7322 lần so với năm 2010. Điều này góp phần cải thiện đời sống nhân dân trong tình hình lạm phát và suy giảm kinh tế. Như vậy, kinh tế xã hội của tỉnh An Giang nói chung, thành phố Long Xuyên nói riêng đang từng bước phát triển, sự tăng trưởng kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục phát triển, trong đó có cả lĩnh vực thẻ ATM. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng MHB. Thêm vào đó, mức tiêu dùng của người dân dần được tăng lên và nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao sẽ tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng nói chung và của MHB nói riêng vì thẻ ATM sẽ hỗ trợ cho các hoạt động mua sắm, tiêu dùng của người dân một cách tiện lợi và nhanh chóng nhất.

Lãi suất:

Lãi suất được xem là một trong những yếu tố quan trọng và đóng vai trò quyết định đối với hoạt động của các ngân hàng vì nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả huy động

17 Phương Mai, GDP Việt Nam 2012, truy cập tại www.cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/gdp-viet-nam-nam-2012- uoc-dat-136-ty-usd-thu-nhap-binh-quan-dau-nguoi-dat-1540-usd-20121203042658795ca33.chn, ngày

11/02/2014

18 Minh Ngọc, Góc nhìn từ GDP, truy cập tại http://baodientu.chinhphu.vn/Kinh-te/Goc-nhin-tu-GDP-binh-quan- dau-nguoi-nam-2013/188639.vgp, ngày 11/02/2014

19 Phương Linh, GDP năm 2013, truy cập tại http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/gdp-nam- 2013-tang-hon-5-4-2927229.html, ngày 11/02/2014

20 PGS-TS Đào Văn Hùng, Kinh tế Việt Nam 2014 đứng trước nhiều kì vọng, truy cập tại

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/kinh-te-viet-nam-2014-dung-truoc-nhieu-ky-vong- 2931260.html, ngày 11/02/2014

21 Thất Sơn, Duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý, truy cập tại

http://www.sggp.org.vn/kinhte/tugioithieu/2012/12/307502/, ngày 18/03/2014

22 Không tác giả, Nỗ lực phát triển trong điều kiện khó khăn, truy cập tại

http://m.baoangiang.com.vn/newsdetails/1D3FE195204/Thanh_pho_Long_Xuyen_No_luc_phat_trien_trong_die u_kien_kho_khan.aspx, ngày 18/03/2014

SVTH: Lou Anh Hào Trang59

của các ngân hàng. Đồng thời, lãi suất cũng là một công cụ đắc lực của cơ quan quản lý nhà nước trong điều tiết nền kinh tế.

Trong giai đoạn từ 2011-2013 Ngân hàng nhà nước đã 8 lần điều chỉnh lãi suất huy động theo hướng giảm lãi suất, phù hợp với những diễn biến vĩ mô và tiền tệ. Nếu như năm 2010, các mức lãi suất huy động 11%, 12%, 14%/năm được chấp nhận thì sang năm 2011, Ngân hàng Nhà nước áp trần mức lãi suất 14%23 ( theo thông tư số 02/2011/TT-NHNN) và theo sau mức lãi suất ấy là những xáo trộn và thỏa thuận ngầm của các ngân hàng với khách hàng về mức lãi suất cao hơn nhằm huy động được nhiều vốn hơn, thậm chí có một số ngân hàng đã tự thỏa thuận mức lãi suất huy động lên đến 18%. Sang năm 2012, chỉ trong vòng chưa đầy 3 tháng, Ngân hàng nhà nước tiếp tục giảm mức lãi suất từ 14%/năm xuống còn 9%/năm và tiếp tục giảm xuống 8.5%/năm trong năm 2013.

Biểu đồ 6.2.Lãi suất huy động qua các năm24 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về định hướng lãi suất cho năm 2014, trong báo cáo của ngân hàng nhà nước đã nêu rõ: “Trong năm 2014, sẽ điều hành chủ động, linh hoạt các mức lãi suất chủ chốt để kiểm soát và điều tiết lãi suất thị trường phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến lạm phát, góp phần ổn định thị trường tiền tệ”.25 Cụ thể hơn, tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành trên địa bàn Tp.HCM cuối tuần qua, Thống đốc Nguyễn Văn Bình dự tính rằng, lãi suất năm 2014 cơ bản sẽ giữ như mặt bằng năm 2013, nếu lạm phát có tín hiệu thấp hơn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có điều chỉnh phù hợp.

Nhìn chung việc giảm lãi suất liên tục qua các năm khiến cho các ngân hàng gặp khó khăn trong quá trình huy động vốn. Cụ thể là tại tỉnh An Giang, các ngân hàng đang phải rất vất vả trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi của khách hàng, từ đó xảy ra tình trạng “thỏa thuận ngầm” lãi suất, khiến cho tình hình cạnh tranh trở nên không lành mạnh. Nhưng ở một phương diện nào đó, hoạt động kinh doanh thẻ không bị ảnh hưởng nhiều bởi mức lãi suất áp dụng cho thẻ ATM vốn dĩ đã rất thấp và chủ

23 Quỳnh Anh, 8 năm thăng trầm lãi suất, truy cập tại http://vneconomy.vn/20120611030953573P0C6/8-nam- thang-tram-lai-suat.htm, ngày 11/02/2014

24Số liệu thu thập từ nhiều nguồn

25 Tạp chí tài chính, 2014 – Lo lãi suất bị chèn lấn, truy cập tại

http://vneconomy.vn/20131230104527589P0C6/2014-lo-lai-suat-bi-chen-lan.htm, ngày 11/02/2014 14% 9% 8.50% 0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% 16%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Lãi suất huy động

SVTH: Lou Anh Hào Trang60

thẻ thường chỉ dùng thẻ để thanh toán và quan tâm nhiều hơn đến chất lượng dịch vụ mà thẻ cung cấp. Nếu như quan tâm đến việc sinh lời từ đồng vốn, thì khách hàng sẽ lựa chọn gửi tiết kiệm chứ không phải mở thẻ. Chính vì thế, MHB không phải chịu quá nhiều áp lực từ vấn đề lãi suất mang lại trong lĩnh vực phát hành thẻ. Tuy nhiên, về tổng thể, việc lãi suất biến động theo chiều hướng giảm liên tục sẽ ảnh hưởng chung đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng MHB.

Lạm phát:

Biểu đồ 6.3. Lạm phát qua các năm26

Lạm phát là một trong những yếu tố luôn được các nhà kinh tế học cũng như các nhà điều hành kinh tế vĩ mô quan tâm. Theo số liệu của tổng Cục Thống kê, năm 2011 mức lạm phát cả năm lên đến 18,58%27, cao nhất trong 3 năm gần đây. Lạm phát ở mức cao gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến hoạt động của các ngân hàng. Do lạm phát tăng cao, việc huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn và để huy động được vốn, hoặc không muốn vốn từ ngân hàng mình chạy sang các ngân hàng khác, thì phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trường vốn nhưng tăng bao nhiêu là hợp lý luôn là một câu hỏi khó. Hơn thế nữa, lạm phát tăng cao sẽ làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trường vốn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các NHTM. Sự không ổn định của giá cả, bao gồm cả giá vốn, đã làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư và dân chúng, gây khó khăn cho sự lựa chọn các quyết định của khách hàng cũng như các thể chế tài chính - tín dụng. Vì vậy xét ở góc độ các NHTM cần có những biện pháp kiềm chế lạm phát.

26Số liệu thu thập từ nhiều nguồn

27 Tạp chí tài chính số 8, Tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở Việt Nam, truy cập tại

http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Tang-truong-kinh-te-va-lam-phat-o-Viet-Nam/30018.tctc, ngày 11/02/2014. 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Dự kiến

Năm 2014 18.57%

6.81% 6.20% 7% Lạm

SVTH: Lou Anh Hào Trang61

Sang năm 2012, lạm phát đã giảm xuống mức 6,81% thấp hơn mục tiêu 7% do Quốc hội đề ra, và tiếp tục giảm xuống 6,2% trong năm 201328, đây là mức lạm phát thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Tuy nhiên, theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế, lạm phát giảm thấp bất thường trong năm 2012 và 2013 không phải là một dấu hiệu tốt, lạm phát giảm không phải vì năng suất, chất lượng hiệu quả tăng mà là do sức mua suy kiệt. Khi tổng cầu suy giảm quá mức sẽ gây khó khăn cho nền kinh tế vĩ mô.

Với sự khảo sát triển vọng kinh tế trong năm 2014, nhiều nhận định cho rằng lạm phát trong năm 2014 sẽ được duy trì ở mức 7%29. Theo đánh giá của TS. Cao Sỹ Kiêm, mục tiêu đề ra cho năm 2014 lạm phát khoảng 7%, dù năm 2013 chỉ 6,2%, gần như là một thông điệp “ngầm” cho thấy chấp nhận nới chỉ tiêu lạm phát để kích thích tăng trưởng. Tuy nhiên vẫn còn không ít trở ngại tác động đến lạm phát nhất là tăng đầu tư công, dư nợ tín dụng, giá điện, than và dịch vụ công, đặc biệt là việc điều chỉnh bội chi năm 2014.

Tóm lại, lạm phát duy trì ở mức ổn định sẽ luôn là dấu hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng MHB. Lạm phát vừa phải thúc đẩy sự phát triển kinh tế vì nó có tác dụng làm tăng khối tiền tệ trong lưu thông, cung cấp thêm vốn cho các đơn vị sản suất kinh doanh, kích thích sự tiêu dùng của chính phủ và nhân dân. Một khi nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao thì nhu cầu thanh toán cũng tăng theo. Bên cạnh đó, thẻ ATM lại là một công cụ thanh toán hữu hiệu, an toàn. Chính vì thế, việc ổn định mức lạm phát đã trở thành một cơ hội to lớn trong tình hình kinh doanh phát hành thẻ của ngân hàng MHB.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm thẻ ATM của ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long chi nhánh An Giang giai đoạn 20142016 (Trang 71)