Trên đường tiêu hóa

Một phần của tài liệu Phân tích các biến cố bất lợi của một số phác đồ điều trị lơxêmi cấp dòng tủy (Trang 72)

- Nôn, buồn nôn:

Có 15 bệnh nhân xuất hiện triệu chứng nôn, buồn nôn sau khi điều trị

hóa chất mặc dù đã được dùng thuốc chống nôn trong quá trình truyền hóa

chất. Trong số những trường hợp này, tỷ lệ được xử trí thuốc chống nôn là

100%. Các thuốc chống nôn được sử dụng là metoclopramid , một thuốc đối

kháng dopamine là và ondansetron là thuốc chẹn thụ thể serotonin . Các thuốc này đã được khuyên sử dụng cho những trường hợp nôn và buồn nôn khi

truyền hóa chất. Ngoài ra theo tài liệu AHFS drug information (2011) [52] và tài liệu của Nguyễn Anh Trí, Nguyễn Hữu Toàn (1995) [16] thì có thể phối hợp

dexamethason cùng lorazepam và metoclopramid đem lại hiệu quả chống nôn

rất tốt.

- Viêm loét miệng :

Có 15 bệnh nhân bị viêm loét miệng sau điều trị hóa chất tấn công. 93,3% trường hợp được xử trí. Tỷ lệ bệnh nhân được xử trí thuốc làm sạch, bôi trơn là

rất ít. Bệnh nhân chủ yếu được xử trí bằng các thuốc chống nấm, chống virus,

thuốc chống nhiễm khuẩn. Tỷ lệ các thuốc này như nhau và đều là 93,3%. Có

thể tùy theo tình trạng viêm loét để xử trí dùng thuốc hay không. Việc xử trí theo ghi chép là chưa theo hướng dẫn tuy nhiên trên khuôn khổ nghiên cứu theo phương pháp hồi cứu thì còn hạn chê do việc ghi chép trên bệnh án chưa đầy đủ

64

chất thì có 23 trường hợp chiếm tỷ lệ 95,8% được xử trí bằng các thuốc chống

tiêu chảy như: loperamid, metronidazol, sulfamethoxazol + trimethoprim, men tiêu hóa như lactobacilus, thuốc bao phủ niêm mạc đường tiêu hóa như

diosmetite. Ngoài ra có truyền r inger latat để bù nước, điện giải. Việc xử trí

dựa trên triệu chứng . Việc xử trí các thuốc chống tiêu chảy đúng theo hướng

dẫn, tuy nhiên trên bệnh án không ghi chép các đầy đủ các biện pháp khác để

kiểm soát tiêu chảy

- Táo bón:

Trong nghiên cứu 100% được xử trí dùng Sorbitol là thuốc nhuận tràng

thẩm thấu khi có táo bón. Ngoài ra bệnh nhân cần được ăn chế độ nhiều rau,

hoa quả

- Đau thượng vị,viêm loét dạ dày:

Có 19 trường hợp có biểu hiện viêm, loét dạ dày, đau thượng vị. Có 18 trường hợp chiếm tỷ lệ 94,7% được xử trí bằng các thuốc chống viêm loét dạ dày như: Omeprazol, Pantoprazol, Gastropulgite. Việc xử trí này theo triệu

chứng biểu hiện trên lâm sàng như đau thượng vị, xuất huyết tiêu hóa, ợ hơi, ợ

chua. Viêm loét dạ dày còn có thể do nhiều nguyên nhân khác ngoài dùng

thuốc. Vì vậy cần được xác định rõ nguyên nhân để có các biện pháp xử trí

hiệu quả hơn

Một phần của tài liệu Phân tích các biến cố bất lợi của một số phác đồ điều trị lơxêmi cấp dòng tủy (Trang 72)