Biến cố bất lợi biểu hiện trên kết quả xét nghiệm

Một phần của tài liệu Phân tích các biến cố bất lợi của một số phác đồ điều trị lơxêmi cấp dòng tủy (Trang 61)

- Giảm hemoglobin

Giảm Hb thường gây nên tình trạng thiếu máu. Quảng bảng 3.1 cho thấy các phác đồ trong nghiên cứu của chúng tôi đều gây giảm Hb trên tất cả

các bệnh nhân. Lý do khiến các phác đồ đều gây giảm Hb vì các thuốc trong

phác đồ đều có tác dụng không mong muốn là gây suy tủy. Các thuốc này làm

giảm sự phát triển của các tế bào tủy xương do vậy gây giảm cả 3 dòng: hồng

cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Khi giảm Hb ở độ 3 và độ 4 là ở mức độ nặng, cần

truyền khối hồng cầu [17], bảng 3.1 cho thấy các phác đồ gây giảm Hb cả ở độ 3 và độ 4 nhiều nhất là phác đồ Dauno+ATRA với tỷ lệ 76%, sau đó là phác đồ “3+7” với tỷ lệ 73,5%. Phác đồ “ADE” có tỷ lệ giảm Hb cả độ 3 và độ 4 thấp nhất là 62,5%. Phác đồ “3+7” có tỷ lệ gây giảm Hb cao hơn phác đồ

“ADE”, sự khác nhau là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tác giả Trương Thị Như Ý (2004) trên 100 BN điều trị phác đồ tấn công “3 + 7” gặp 100% bệnh

53

nghiên cứu của chúng tôi (79,3%). Trong một nghiên cứu được đề cập trong

tài liệu AHFS Drug information [52], tỷ lệ gây thiếu máu của từng thuốc trong phác đồ như cytarabin xảy ra ở hầu hết các bệnh nhân có truyền liên tục

cytarabin, tỷ lệ gây thiếu máu của doxorubicin là 55,4% và nghiêm trọng đe

dọa tính mạng là 18,2%. Với etoposid thì gây thiếu máu ở mức độ nhẹ, điều

này cũng được khẳng định trong tài liệu của Nguyễn Bá Đức (2003) [6]. Chính vì vậy, trong phác đồ ADE có thêm etoposid cũng không làm giảm Hb

nhiều hơn so với phác đồ “3+7” và phác đồ Dauno+ATRA. Kết quả nghiên

cứu cho thấy phác đồ “3+7” gây giảm Hb cả độ 3 và độ 4 cao hơn phác đồ

“ADE” với p < 0,05. Điều này có thể do bản thân bệnh Lơxêmi cấp dòng tủy

cũng gây giảm Hb và tỷ lệ bệnh nhân có giảm Hb do bệnh ở nhóm bệnh nhân dùng phác đồ “3+7” là cao hơn nhóm bệnh nhân dùng phác đồ “ADE”. Tuy

nhiên sự chênh lệch là không nhiều.

- Giảm bạch cầu

Đối với các phác đồ điều trị Lơxêmi cấp dòng tủy thường gây hạ bạch

cầu ở mức độ cao, thường là độ 3 và độ 4. Khi bạch cầu giảm sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng và tỷ lệ tử vong cao. Trong bảng 3.2 và bảng 3.3 cho thấy các

phác đồ đều gây giảm bạch cầu trên tất cả các bệnh nhân, tỷ lệ gây giảm bạch

cầu và bạch cầu trung tính cả độ3 và độ 4 là cao nhất ở tất cả các phác đồ, kết

quả này phù hợp với nghiên cứu của Trương Thị Như Ý và cs (2004) [22] với

tỷ lệ giảm bạch cầu độ 4 là cao nhất (81,81%), độ 3 là 16,88%, độ 2 và độ 1 là

1,3%, tỷ lệ giảm bạch cầu trung tính độ 4 cao nhất có 73/77 bệnh nhân đạt tỷ

lệ 94,8%, độ 3, độ 2, độ 1 là 10,4%. [22]. Tỷ lệ này cũng gần với tác giả Trần Văn Bé và cs(2000) [1] và của Đỗ Trung Phấn (2003). [12].

Trong ba phác đồ, tỷ lệ gây giảm bạch cầu và bạch cầu trung tính độ 4 ở phác đồ ADE cao nhất (87,5% và 100%). Tuy nhiên sự khác biệt về tỷ lệ

gây giảm bạch cầu, bạch cầu trung tính giữa các phác đồ là không có ý nghĩa

thống kê. Tỷ lệ gây giảm bạch cầu độ 4 cao nhất là do các thuốc trong các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

54

đồ “3+7” nên có thể có tác dụng gây giảm bạch cầu càng trầm trọng hơn vì

etoposid là thuốc gây giảm bạch cầu với tỷ lệ cao. Theo tài liệu AHFS Drug

information (2011) [52], etoposid gây giảm bạch cầu với tỷ lệ là 61-91% bệnh

nhân có giảm bạch cầu nghiêm trong (dưới 1000 m3, 88% bệnh nhân có giảm

bạch cầu trung tính (ít hơn 2000/mm3

), có 37% trường hợp có bạch cầu trung

tính nặng (ít hơn 500 mm3

) . Với phác đồ Dauno+ATRA, ATRA là một tác

nhân cảm ứng biệt hóa có tác dụng làm cho các tế bào ác tính chuyển hướng

thành dạng biệt hóa hơn. ATRA tác động lên receptor của nhân trong Lơxêmi

cấp tiền tủy bào. Nó tác động lên receptor α của acid retinoic, ảnh hưởng đến

việc sản xuất một protein tiếp hợp bất thường trong bệnh này và dẫn đến sự

biệt hóa tế bào. Thuốc làm cho các tế bào tiền nguyên tủy bào biệt hóa thành

các tế bào bạch cầu hạt trưởng thành, do đó làm ngừng phân chia tế bào và

làm thuyên giảm ho àn toàn tới 90% số người bệnh. Như vậy có thể thấy

ATRA là một thuốc có tác dụng tại đích, vì vậy ít gây độc với tế bào tủy xương. Độc tính gây giảm bạch cầu ở phác đồ này với tủy xương chủ yếu do

daunorubicin hoặc doxorubicin gây ra. Tuy nhiên vẫn thấy tỷ lệ gây giảm

bạch cầu độ 4 là khá cao (68%), điều này có thể giải thích do liều

daunorubicin hoặc doxorubicin ở phác đồ này (50mg/m2/ngày) cao hơn ở phác đồ “3+7” và ADE (45mg/m2

Cũng như tác dụng gây giảm Hb và giảm bạch cầu, các phác đồ tấn công trong điều trị Lơxêmi cấp dòng tủy cũng gây giảm tiểu cầu ở mức độ

nặng do độc tính ức chế tủy xương của các thuốc. Tiểu cầu giảm nặng là một

trong những độc tính hay gặp làm tăng nguy cơ chảy máu trên lâm sàng đặc

biệt là chảy máu não có thể dẫn tới tử vong trong quá trình hóa trị. Trong nghiên cứu của chúng tôi, qua bảng 3.4 cho thấy các phác đồ đều gây giảm

tiểu cầu trên tất cả các bệnh nhân, giảm tiểu cầu ở các phác đồ chủ yếu là độ

4, phác đồ “3+7” gây giảm tiểu cầu độ 4 với tỷ lệ cao nhất trong ba phác đồ

/ngày). Bên cạnh tác dụng giảm bạch cầu do

thuốc còn kể đến nguyên nhân giảm bạch cầu do bệnh.

55

(89,7%). Tác giả Trương Thị Như Ý (2004) nghiên cứu trên 100 bệnh nhân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gặp tỷ lệ giảm tiểu cầuđộ 4 là 73% [22], tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu

của chúng tôi. Tỷ lệ giảm tiểu cầu độ 4 ở phác đồ Dauno+ATRA là thấp nhất (72%), điều này có thể giải thích do ATRAcó trong phác đồ không gây giảm

tiểu cầu. Sự kết hợp giữa cytarabin và daunorubicin hoặc doxorubicin có thể

làm nặng thêm tình trạng giảm tiểu cầu do các thuốc đều gây giảm tiểu cầu.

Trong tài liệu AHFS Drug information (2011)[52] có ghi nhận hầu hết bệnh

nhân dùng cytarabin truyền liên tục đều có giảm tiểu cầu. Với doxorubicin, tỷ

lệ giảm tiểu cầu là 61% và có 4% có đe dọa đến tính mạng.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, sự khác biệt về tỷ lệ gây giảm tiểu cầu giữa

các phác đồ là không có ý nghĩa thống kê.

- Độc tính trên gan

Các hóa chất sử dụng trong các phác đồ đều chuyển hóa qua gan, vì vậy đều có khả năng gây độc với gan. Bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ làm tăng men gan ở phác đồ Dauno+ATRA là cao nhất với tỷ lệ tăng men gan chung là 80%, sau

đó đến phác đồ “3+7” (67,8%), thấp nhất là phác đồ ADE có tỷ lệ gây tăng

men gan chung là 50%, sự khác biệt của các tỷ lệ này không có ý nghĩa thống

kê với p > 0,05. Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Trương Thị Như Ý

(2004) nghiên cứu trên 100 bệnh nhân điều trị phác đồ “3+7” gặp tăng men

gan với tỷ lệ 21% [22]. Với phác đồ Dauno+ATRA do có sử dụng

daunorubicin hoặc doxorubicin nên tỷ lệ tăng men gan có nhiều hơn so với tỷ

lệ tăng men gan ở nghiên cứu của Hoàng Thị Loan(2007) khi có sử dụng

ATRA và Arsenic Trioxide , tỷ lệ là 24%. Phác đồ Dauno+ATRA gây tăng

men gan cao nhất có thể do ATRA. Daunorubicin và ATRA là các thuốc

chuyển hóa qua gan. Trong đó ATRA chuyển hóa qua gan thông qua enzyme cytochrome p450 [5]. Vì vậy sự kết hợp hai thuốc sẽ làm nặng thêm tình trạng tăng men gan. Theo tài liệu AHFS drug information (2011) thì có 50-60% bệnh nhân tăng men gan khi sử dụng ATRA. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy bên cạnh việc điều trị hóa chất còn sử dụng các thuốc

56

hỗ trợ như kháng sinh, thuốc hạ sốt, giảm đau….Những thuốc này cũng có

khả năng gây tăng men gan. Do vậy sẽ xảy ra sự khác biệt giữa các nghiên

cứu.

- Độc tính trên thận

Các hóa chất sử dụng trong các phác đồ chủ yếu được đào thải qua thận

vì vậy có khả năng gây độc với thận. Trong nghiên cứu của chúng tôi, qua bảng 3.6 cho thấy tỷ lệ gây suy thận chung ở phác đồ “3+7” là 11,5%, ở phác đồ ADE là 15% và ở phác đồ Dauno+ATRA là 4% . Trong tài liệu AHFS

Drug information (2011) thì tỷ lệ suy thận khi sử dụng ATRA là 11% [52] là

cao hơn so với sử dụng phác đồ Dauno+ATRA trong nghiên cứu này. Nghiên cứu của Hoàng Thị Loan(2007) không có trường hợp suy thận. [11] . Phác đồ “3+7” và phác đồ ADE đều có 1 trường hợp suy thận độ 3.Tỷ lệ suy thận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong nghiên cứu của Huỳnh Văn Mẫn và cs (2004) ở phác đồ ADE là 4%, phác đồ “3+7” không có trường hợp suy thận [11] . tác giả Trương Thị Như Ý

(2004) với 100 BN điều trị phác đồ “3 + 7” chỉ gặp 1 BN có biểu hiện suy

thận chiếm tỷ lệ 1% [21]

Một phần của tài liệu Phân tích các biến cố bất lợi của một số phác đồ điều trị lơxêmi cấp dòng tủy (Trang 61)