- Buồn nôn và nôn
Buồn nôn và nôn là ADE thường gặp nhất của thuốc điều trị ung thư. Có
tới 70- 80% bệnh nhân điều trị hóa chất gặp nôn và buồn nôn. Mức độ nôn và
buồn nôn phụ thuộc vào loại thuốc, liều dùng, liệu trình điều trị và cách dùng thuốc .Các phản ứng nôn và buồn nôn gây nhiều e ngạỉ và lo sợ cho bệnh
nhân khi bắt đầu điều trị bằng hóa chất. Nôn và buồn nôn làm ảnh hưởng tới
chế độ ăn uống, có thể gây sốc cho bệnh nhân, dẫn đến những ức chế về tinh
thần. Đặc biệt các phản ứng muộn làm kéo dài thời gian nằm viện của bệnh
nhân[6].
Hiện nay, việc áp dụng các phác đồ chống nôn tương đổi hiệu quả đã góp
phần ngăn ngừa, kiểm soát nôn và buồn nôn, nâng cao hiệu quả điều trị. Tuy
nhiên buồn nôn và nôn vẫn còn là trở ngại lớn trong quá trình điều trị bằng hóa trị liệu chống ung thư. [6]
- Viêm miệng
Niêm mạc miệng dễ bị tổn thuơng do tác dụng của hoá trị liệu vì sự
phát triển của các tế bào ở đây rất mạnh . Ước tính có khoảng 40% bệnh nhân
bị viêm niêm mạc miệng có liên quan đến dùng thuốc điều trị ung thư .
Mức độ viêm miệng phụ thuộc vào các yếu tố: tuổi, loại thuốc và chế độ dùng thuốc của bệnh nhân. Nguy cơ viêm miệng xảy ra nhiều hơn ở bệnh nhân dưới 20 tuổi, và bệnh nhân điều trị kết hợp hóa chất và xạ trị. Tia xạ tác động vào tuyến nước bọt, làm giảm tác dụng bảo vệ của tuyến nước bọt do dó làm tăng biến chứng ớ miệng.
Tác dụng không mong muốn này thường là tạm thời, xuất hiện sau khi
bệnh nhân dùng hóa chất từ 5- 14 ngày. Nếu không có nhiễm khuẩn thì viêm
miệng tự khỏi sau 2-3 tuần và khỏi hoàn toàn khi ngừng điểu trị hoá chất.
Vệ sinh răng miệng là biên pháp phòng ngừa ban đẩu. Bệnh nhân nôn được thăm khám lâm sàng thường xuyên, đặc biệt là lưỡi, khoang miệng và
18
môi, Khi biến chứng xảy ra thì mục đích của chăm sóc là tiếp tục vệ sinh tốt
khoang miệng và điều trị các triệu chứng .[6]
- Tiêu chảy
Tiêu chảy là phản ứng phổ biến khi sử dụng các hóa chất chống ung thư, rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy ở bệnh nhân ung thư là hóa trị liệu,
xạ trị, bản thân bệnh ung thư.
Tác dụng không mong muốn này có thể khiến bác sĩ phải giảm liều,
hoặc ngừng điều trị do xảy ra tác hại nghiêm trọng như mất nước, rối loạn cân
bằng diện giải, nhiễm độc acid...
Bệnh nhân cần được đánh giá các dấu hiệu, triệu chứng về số lần di
ngoài số lượng phân, thăm khám lâm sàng chú ý tình trạng bụng, dấu hỉệu
mất nước và xét nghiệm điện giải đồ [6]
- Táo bón
Táo bón hay gặp ở bệnh nhân được điều trị bằng các hoá chất độc thần
kinh như vica alkaloids, etoposid và cisplatin. Giảm nhu động ruột do tổn thương ở bụng, tăng canxi huyết hoặc mất nước đều góp phần gây táo bón.
Chế độăn nhiều hoa quả, đủ nước có thể làm giảm tối đa táo bón.[6]