2.2.3.1. Vai trò của doanh nghiệp may xuất khẩu đối với nền kinh tế
Trong những năm qua, ngành Dệt May có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh kinh tế nước ta, đóng góp rất lớn vào sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29 Ngành Dệt May hiện nay được coi là ngành kinh tế chủ chốt, thu hút một lượng lớn lực lượng lao động trong xã hội, là ngành có doanh thu xuất khẩu đứng thứ nhất. Ngành Dệt May vừa góp phần tăng tích lũy tư bản cho quá trình CNH, HĐH nền kinh tế của đất nước vừa tạo cơ hội cho Việt Nam hòa nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Xét từ góc độ thương mại quốc tế, dệt may được đánh giá là ngành mà Việt Nam có lợi thế so sánh do tận dụng được nguồn nhân công rẻ và có tay nghề.
Trong những năm gần đây, ngành dệt may Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể với tốc độ trên dưới 20%/năm, kim ngạch xuất khẩu chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành dệt may trong năm 2012 tăng 17,9% so với năm 2011. Các sản phẩm chủ yếu đều tăng như sợi toàn bộ tăng 11%; vải lụa thành phẩm tăng 8,9%; sản phẩm quần áo dệt kim tăng 8,8%; quần áo may sẵn tăng 12,6%. Sự phát triển ấn tượng của ngành may mặc đã góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong chín nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất trong số 153 nước xuất khẩu hàng dệt may trên toàn thế giới. Dệt may đang vươn lên và tham gia vào những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD của Việt Nam, bên cạnh những mặt hàng khác như dầu thô, giày dép, thuỷ sản, v.v... Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 16,9 tỷ USD, tăng 25,1 % so với năm 2010 và bằng khoảng 16,3% giá trị xuất khẩu hàng hoá năm 2012. Hơn nữa, dệt may đã vượt qua dầu thô và trở thành mặt hàng mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30
Bảng 2.2: Giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam (2005-2012) Năm Kim ngạch XK hàng dệt may
(Triệu USD) Tỉ trọng/tổng số (%) 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 5.200 7.255 8.759 9.361 11.532 14.455 15.100 16.926 14.40 15.20 15.40 14.40 14.60 13.08 13.25 16.30
(Nguồn: Bộ Công thương và Tổng công ty Dệt May Việt Nam, năm 2012)
Ngành Dệt May hiện nay thu hút gần 2 triệu lao động. Để đáp ứng với mục tiêu phát triển của ngành, đến 2015 số lao động này sẽ tăng lên 2,5 triệu, và dự kiến đạt 3 triệu vào năm 2020.
Trên bản đồ xuất khẩu dệt may thế giới, dệt may Việt Nam cũng đã vươn lên rất nhanh: Năm 1995 Dệt may Việt Nam chỉ xuất khẩu được 850 triệu USD và chưa có tên trong bản đồ xuất khẩu dệt may thế giới, thì đến năm 2010 đã xuất khẩu trên 11 tỷ USD. Hiện nay Việt Nam là nước xuất khẩu dệt may lớn thứ 2 vào thị trường Hoa Kỳ, thứ 3 tại thị trường Nhật Bản, thứ 9 tại thị trường EU.
Trong vòng 10 – 20 năm tới, ngành Dệt may Việt Nam còn nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Chính phủ đã đặt mục tiêu ngành Dệt may Việt Nam nằm trong top 5 các nước sản xuất và xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới với kim ngạch xuất khẩu 25 tỉ USD và tỉ lệ nội địa hóa 60% vào năm 2015.
Với những đóng góp to lớn của trên một triệu lao động trong ngành cùng sự thành công, khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31 ngành Dệt may Việt Nam dần từng bước khẳng định một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
2.2.3.2. Định hướng phát triển nhân lực ngành dệt may nước ta
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dẫn đầu nhưng nhập khẩu nguyên, phụ liệu cũng tăng cao; thu dụng nhiều lao động những giá trị gia tăng thấp; sản phẩm công nghiệp chủ lực nhưng lại chủ yếu gia công... ngành dệt may Việt Nam bao hàm trong đó nhiều nghịch lý giữa con số thực hiện và hiệu quả thực tế.
Do vậy, trong hướng đi sắp tới của ngành dệt may Việt Nam, giải pháp bắt buộc là phải nâng cao năng suất, trong đó có tính đến việc phát triển cụm ngành để kết nối chuỗi sản xuất hiệu quả hơn, hướng tới cạnh tranh; phải xây dựng thành các cụm dệt may liên thông, đảm bảo cho dệt may Việt Nam trở thành một ngành có giá trị gia tăng cao hơn, đi từ khâu đầu tới khâu cuối. Trong những năm tới, Nhà nước ta sẽ có sự quy hoạch rõ ràng đối với các địa phương, khu vực để có thể đầu tư các cụm công nghiệp dệt may, trong đó chủ yếu đầu tư cho sợi, dệt, nhuộm hoàn tất và những nhà may mẫu có năng suất lao động tốt nhất, đầu tư tốt nhất liên thông vào đó, làm ra những sản phẩm mang tính chất mô hình mẫu trọn gói để tiếp cận được người mua lớn, nhận được những đơn hàng lớn. Còn sau đó, có thể tiếp tục phân tán khâu may ở các địa phương. Thứ nhất là giải quyết được bài toán giá trị gia tăng do có nguyên liệu nối liên thông với may, giảm thiểu chi phí thời gian giao hàng, giảm chi phí vận tải trên đường. Thời gian giao hàng sẽ là yếu tố cạnh tranh rất quyết liệt trong thời gian tới của ngành dệt may.Thứ hai nữa, khi gắn vào đó những doanh nghiệp may mới với mức độ tự động hoá cao tức là tạo nên mô hình dịch chuyển năng suất của ngành may, từ chỗ may đơn giản sang những khâu may với trình độ tự động hoá cao hơn, năng suất có thể tăng 2 lần. Đây là hướng đi chính trong phát triển dệt may 5 năm tới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32 Đặc biệt trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, việc mở rộng khai thác thị trường mới đóng vai trò quyết định trong việc duy trì tăng trưởng xuất khẩu của ngành dệt may. Theo báo chỉ tính riêng trong tháng 10/2013, nhiều doanh nghiệp đã bị giảm đơn hàng từ 15% - 20% so với cùng kỳ. Tuy khó khăn như vậy, song các doanh nghiệp dệt may vẫn đang tự thân vận động và có những nỗ lực tìm cơ hội tại các thị trường mới, giảm phụ thuộc tại các thị trường như: Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản... Cụ thể, các doanh nghiệp đã tìm hướng xâm nhập và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường mới như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Angola, New Zealand, Ấn Độ, Nga... Nếu như trước đây, chỉ riêng thị trường Mỹ đã chiếm tới 60% hàng dệt may VN thì hiện tiêu thụ chỉ còn khoảng 51%, các thị trường nhỏ trước đây chỉ chiếm 10%, đến nay nhờ nỗ lực của các doanh nghiệp đã nâng lên con số 20%.
Bên cạnh phát triển thị trường xuất khẩu, năm vừa qua cũng như trong thời gian tới ngành dệt may vẫn luôn định hướng đi sâu vào các thị trường nội địa. Chính những khó khăn về xuất khẩu trong năm qua cũng như trong những năm tiếp theo, đã khiến nhiều doanh nghiệp cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư mạnh cho thị trường nội địa. Nỗ lực cạnh tranh với các nước xuất khẩu để dành lấy phần thị trường đang bị co hẹp và đẩy mạnh chiếm lĩnh thị trường nội địa là chiến lược hành động thành công của hầu hết các doanh nghiệp dệt may.
Để ngành dệt may Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển bền vững thì việc tái cấu trúc ngành là rất cần thiết. Tập đòan dệt may cho biết, việc tái cấu trúc lại ngành dệt may đã và đang được thực hiện theo hướng sản xuất những sản phẩm sinh thái, sản phẩm kỹ thuật cao để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng là điều tất yếu. Thực tế, ngay ở thời điểm hiện tại nhiều nước nhập khẩu sản phẩm may mặc của Việt Nam đã xây dựng những tiêu chí về môi trường, tiêu chí về đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng... rất chặt chẽ. Đây không chỉ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33 là vấn đề đảm bảo môi trường, đảm bảo cho quyền lợi của người tiêu dùng mà đây cũng chính là những rào cản thương mại khó vượt của các nước nhập khẩu. Bên cạnh đó, một số định hướng mà Chính phủ cần thực hiện trong thời gian tới như sau:
- Môi trường chính sách cần được tiếp tục hoàn thiện theo hướng minh bạch, hiệu quả; các thay đổi chính sách nhằm thực thi cam kết theo các hiệp định FTA và WTO cần được thông báo rộng rãi về lộ trình và thời hạn thực hiện.
- Cải thiện năng lực cạnh tranh ở cả cấp độ quốc gia và cấp độ doanh nghiệp, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng, thủ tục hải quan và các ngành công nghiệp phụ trợ.
- Chính phủ xác định quy hoạch địa bàn, quy mô và vị trí của ngành dệt may trong nền kinh tế quốc dân. Giao nhiệm vụ cho hiệp hội dệt may tham vấn, có ý kiến về các quy họach ngành tại các địa phương.
- Tăng cường khuyến khích đầu tư và kêu gọi đầu tư nước ngoài vào sản xuất nguyên phụ liệu dệt may. Cho phép các DN FDI được tham gia hiệp hội ngành nghề tại Việt Nam.
- Tiếp tục thúc đẩy đàm phán TPP, FTA với EU, với Nga và các đối tác khác, trong đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề dệt may.
- Xây dựng cơ chế tạo điều kiện và hỗ trợ các Hiệp hội ngành nghề như VITAS tham gia tích cực, chủ động trong việc tư vấn, phối hợp chặt chẽ với Chính phủ trong quá trình đàm phán các FTA kể trên.
Năm 2014 của ngành dệt may và da giày có nhiều tín hiệu khả quan, khi nhiều doanh nghiệp đã ký được đơn hàng xuất khẩu cho cả năm. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng, điều này không phải hoàn toàn tốt cho ngành may trong nước. Doanh nghiệp nên lựa chọn những đơn hàng phù hợp với năng lực của mình, với mức giá tốt. Doanh nghiệp không nên lo thiếu đơn hàng mà cần tập trung vào sản phẩm, thị trường và giá cả xuất khẩu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34 Nhiều chuyên gia dự báo, kim ngạch xuất khẩu dệt may trong năm 2014 của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng. Vì những quốc gia là đối thủ cạnh tranh ở thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam như Trung Quốc, Ấn Độ đang thu hẹp sản xuất. Chỉ cần Trung Quốc giảm khoảng 15% số lượng hàng xuất khẩu của họ, nguồn cung thế giới sẽ bị thiếu hụt. Do mức sống và tiền lương trả cho công nhân ở những quốc gia này ngày càng tăng, người lao động không còn “mặn mà” với ngành may, da giày. Nhiều doanh nghiệp tái cơ cấu lại sản xuất bằng cách chuyển nhà máy sang những quốc gia còn lợi thế về lao động.
Bên cạnh đó, những thị trường khác không đảm bảo 100% yêu cầu về tiêu chuẩn hàng hóa của các nhà nhập khẩu đặt ra. Vì vậy, một số nhà nhập khẩu bắt đầu chuyển hướng sang đặt hàng ở thị trường Việt Nam. Cụ thể, người Nhật đã chọn Việt Nam làm đối tác thay thế cho những đơn hàng từ Trung Quốc.Dự báo, năm 2014, thị trường Nhật sẽ đạt mức tăng trưởng ít nhất là 20%.
Theo chủ trương của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, trong những năm tới cần triển khai Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Dệt May Việt Nam, cụ thể như sau:
+ Mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý kinh tế - kỹ thuật, cán bộ pháp chế, cán bộ bán hàng chuyên ngành Dệt May, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề của các dự án dệt, nhuộm trọng điểm.
+ Mở các khóa đào tạo về thiết kế và phân tích vải, kỹ năng quản lý sản xuất, kỹ năng bán hàng (gồm các kỹ năng thiết kế, làm mẫu, bán hàng, kiến thức về tiêu chuẩn môi trường và lao động).
+ Liên kết với các tổ chức quốc tế để cử cán bộ, học sinh tham gia các khóa đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ pháp chế, cán bộ kỹ thuật, cán bộ bán hàng, đào tạo công nhân kỹ thuật có tay nghề cao tại các cơ sở đào tạo ở nước ngoài.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35 + Kết hợp việc đào tạo dài hạn với đào tạo ngắn hạn, kết hợp giữa đào tạo chính quy với đào tạo tại chỗ, kết hợp giữa đào tạo trong nước với việc cử cán bộ ra nước ngoài để đào tạo.
+ Củng cố và mở rộng hệ thống đào tạo chuyên ngành Dệt May, xây dựng Trường Đại học Dệt May và Thời trang để tạo cơ sở vật chất cho việc triển khai các lớp đào tạo.
+ Duy trì thường xuyên các lớp đào tạo hệ cao đẳng, trung cấp, công nhân thông qua hệ thống các trường chuyên nghiệp của ngành dệt may nhằm cung cấp đủ nguồn nhân lực cho ngành. Hiệp hội Dệt May Việt Nam và Tập đoàn Dệt May Việt Nam là đầu mối để phối hợp và liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước triển khai Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TIÊN HƯNG