Kinh nghiệm phát triển nhân lực cho các doanh nghiệp may xuất

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nhân lực của công ty cổ phần tiên hưng (Trang 34)

Theo tứ tự xếp hạng trong top 10 nước dẫn đầu về xuất khẩu dệt may, Việt Nam hiện đang đứng sau Trung Quốc, EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Mexico, Hong Kong (Trung Quốc), Bangladesh và gần bằng với Indonesia, Mỹ.

Trung Quốc hiện là nước đứng đầu về xuất khẩu dệt may trên thế giới, bên cạnh đó các nước như Ấn Độ, EU cũng là những nước lớn có ngành dệt may phát triển trước Việt Nam rất lâu, vì thế có rất nhiều kinh nghiệm trong phát triển ngành dệt may nói chung và phát triển nguồn nhân lực trong ngành dệt may nói riêng để Việt Nam có thể học hỏi.

Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước có đặc điểm nhân lực cũng như thị trường dệt may có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam nhất. Đó là: giá lao động rẻ, nguồn lao động dồi dào, xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu theo mô hình gia công… và đều thiếu lao động trầm trọng trong ngành dệt may. Do vậy, hướng đi của hai nước đó là đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 lực theo chiều sâu, đặc biệt là đội ngũ lao động chất lượng cao Trung Quốc còn có lợi thế cạnh tranh hơn Việt Nam ở chỗ ngành dệt may nước này tập hợp được đội ngũ các nhà thiết kế có trình độ, có khả năng ứng dụng công nghệ phần mềm phục vụ công tác thiết kế; các nhà sản xuất và chuyên gia quản lý có trình độ chuyên môn cao, có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi thường xuyên của ngành. Tuy mức lương hiện nay của công nhân dệt may Trung Quốc cao hơn Việt Nam nhưng do năng suất lao động cao (thể hiện ở giá trị gia tăng theo lao động- VA/L) nên lợi thế về lương lao động vào loại thấp nhất thế giới của Việt Nam được đánh giá là sử dụng không hiệu quả bằng Trung Quốc.

Bảng 2.1: So sánh giá nhân công và năng suất lao động ngành may Trung Quốc và Việt Nam năm 2013

TT Chỉ tiêu Đơnvị tính Việt Nam Trung Quốc

1 Giá nhân công ngành dệt may (USD/giờ) 0,21 0,38 2 Giá trị gia tăng theo lao động USD 1.790 1.960

(Nguồn: Tổng công ty Dệt-May Việt Nam và Ước tính của các chuyên gia dự án, năm 2013)

Một hướng đi nữa rất hiệu quả của các nước đi trước mà Việt Nam cần nỗ lực đi theo đó là đa dạng các hình thức xuất khẩu gồm gia công trực tiếp, gia công gián tiếp và sản xuất xuất khẩu; chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng gia công, tăng tỉ trọng sản xuất xuất khẩu. Hiện nay các doanh nghiệp của Việt Nam phần lớn là gia công trực tiếp hoặc gián tiếp cho các doanh nghiệp của EU, Mỹ, Hong Kong, Mexico… Như vậy, các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may của họ đều là hình thức sản xuất xuất khẩu trực tiếp, họ chủ yếu đặt gia công cho các nhà máy ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Nhờ vậy mà không bị áp lực về vấn đề thiếu hụt lao động, gia trị gia tăng đem lại lớn, từ đó góp phần thu hút nhân lực có tay nghề, trình độ gắn bó với ngành. Trong khi đó, theo đánh giá của các doanh nghiệp thì giá trị gia

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 công chỉ chiếm 20% giá trị sản phẩm được gia công, lợi nhuận thu được chỉ chiếm 5% giá trị gia công.

Song song với hướng đi đó thì các nước đi đầu trong ngành dệt may rất chú trọng đầu tư, phát triển đồng bộ các ngành công nghiệp bổ trợ. Ngành công nghiệp bổ trợ là những ngành phục vụ cho công nghiệp chủ lực, ngành chủ lực chịu sự chi phối và ảnh hưởng của các ngành này. Công nghiệp bông là ngành công nghiệp bổ trợ quan trọng nhất của ngành dệt may, nó cung cấp nguyên liệu chính cho ngành dệt, từ đó lại ảnh hưởng tới ngành may. Bên cạnh đó, các nước này cũng phát triển đồng bộ các ngành bổ trợ khác như công nghiệp hóa chất, công nghiệp sản xuất dụng cụ phục vụ ngành may… Trong khi đó, Việt Nam phải nhập đến 85% bông sơ làm nguyên liệu cho ngành dệt, vì thế giá cả sản phẩm ngành dệt cao, điều này lại gây ảnh hưởng đến ngành may phải nhập đến 70% nguyên liệu từ nước ngoài. Đây chính là một nguyên nhân lớn khiến chúng ta chủ yếu sản xuất theo hình thức gia công, vì không chủ động được đầu vào của sản xuất.

Bên cạnh những kinh nghiệm trên, quá trình phát triển ngành dệt may của thế giới trong phát triển nhân lực cũng cho thấy ngành dệt may cần phải chú trọng đầu tư trang thiết bị mới hiện đại để giảm số lượng lao động, tăng năng suất, phối hợp đào tạo giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo và hệ thống quản lý kinh tế nhà nước… Có như vậy ngành dệt may mới được đáp ứng cả về số lượng và chất lượng nhân lực tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nhân lực của công ty cổ phần tiên hưng (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)