Đặc điểm nhân lực của ngành Dệt May nước ta

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nhân lực của công ty cổ phần tiên hưng (Trang 31)

Lao động ngành dệt may là lao động trẻ: đa số tuổi đời dưới 30 (ngành dệt chiếm 38%, ngành may chiếm trên 62%), lao động trên 50 tuổi có tỷ lệ rất thấp (dệt 3%, may 1,2%). Thời gian làm việc của một người lao động phần lớn chỉ dưới 10 năm. Lao động nữ trong các doanh nghiệp dệt may chiếm trên 70%, trong đó ngành dệt chiếm 68%, ngành may chiếm khoảng 75%. Lao động dệt may thuộc loại lao động nặng nhọc. Tính chất công việc yêu cầu lao động phải có sức khỏe, tinh mắt, độ tập trung cao, dễ mắc các bệnh nghề nghiệp... Vì thế công nhân trực tiếp sản xuất thường ra khỏi dây chuyền sản xuất sớm hơn so với độ tuổi về hưu do Nhà nước quy định. Sản phẩm dệt may mang yếu tố thời vụ và thời trang, người lao động có lúc phải dồn việc, lúc lại thiếu việc. Do vậy khi nói đến ngành dệt may là nói đến tăng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24 ca, thêm giờ, ca đêm... Vất vả như vậy nhưng thu nhập của người lao động trong ngành dệt may so với các ngành khác nói chung là thấp.

Phân bố lao động không tập trung: do có hơn 70% các doanh nghiệp Dệt May là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có số lao động dưới 500 người. Gần 20% doanh nghiệp có số lao động trên 500 người và dưới 1000 người, số doanh nghiệp từ 1000 người trở lên chỉ có 10%. Với độ phân tán như vậy, nếu không liên kết lại thì hoạt động đào tạo sẽ khó triển khai hiệu quả.

Lao động trong ngành Dệt May hiện nay tăng nhanh và tập trung chủ yếu trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, sau đó là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Hai loại hình doanh nghiệp này hiện nay đang thu hút 2/3 lao động của toàn ngành Dệt May. Thường đa số các doanh nghiệp này hiện nay lại có khuynh hướng đầu tư cho việc thu hút lao động, chứ không có khuynh hướng đầu tư mạnh cho hoạt động đào tạo.

Sự biến động lao động lớn: Do yêu cầu về lao động của ngành Dệt May tăng rất nhanh nên khả năng đáp ứng của cơ sở đào tạo không theo kịp. Dẫn đến tính trạng tranh giành lao động giữa các doanh nghiệp trong ngành tăng lên đã đến mức báo động. Khi tình trạng đó xảy ra, các doanh nghiệp ngại đào tạo người lao động vì khả năng họ rời bỏ công ty sau khi được đào tạo là quá lớn. Doanh nghiệp không đào tạo, nhân viên cảm thấy không thỏa mãn nhu cầu được học tập của mình lại muốn ra đi tìm nơi khác nhiều hơn.

Có hai lý do dẫn tới tình trạng đó, một là sau một thời gian chuyển hướng từ lao động nông nghiệp sang làm công nhân công nghiệp, rất nhiều lao động đã không thể bắt nhịp được cuộc sống mới và họ tự ý thôi việc.

Mặc dù những người thôi việc chỉ nằm trong các công đoạn sản xuất giản đơn, nhưng các doanh nghiệp đều lúng túng khi tìm cách lấp đầy chỗ trống trong dây chuyền sản xuất. Nguồn thứ hai quan trọng hơn, đó là những công nhân lành nghề, các cán bộ quản lý cấp thấp, sau khi được doanh nghiệp đào tạo, với trình độ chuyên môn có thể “xác định được vị trí trong ngành

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 công nghiệp may”, họ bắt đầu lựa chọn nơi làm việc khác với nơi họ đã gắn bó với các điều kiện ưu đãi hơn. Vì thu nhập thấp mà biến động lao động đã gia tăng tại các doanh nghiệp dệt may. Nguyên nhân của việc lao động trong ngành có thu nhập thấp đã được phát hiện và nghiên cứu từ lâu, đó là thực trạng tham gia gia công cho các thương hiệu lớn, chưa xây dựng được thương hiệu để tạo giá trị gia tăng và không thể tham gia trực tiếp xuất khẩu. Hệ quả xấu từ vấn đề thu nhập thấp đã khiến các chuyên gia trong ngành thừa nhận rằng, ngành dệt may sẽ không thể thu hút lao động dồi dào như trước và tranh chấp lao động ngày càng lớn.

Cơ cấu lao động không hợp lý: Theo tỷ lệ định chuẩn của ngành Dệt May, tỷ lệ lao động gián tiếp trên tổng số lao động yêu cầu khoảng 15%. Trong khi đó theo số liệu thống kê cho thấy lao động có trình độ cao đẳng trở lên trong ngành mới chỉ có tỷ lệ dao động từ 5% đến 9%. Điều đó cảnh báo trình độ của cán bộ quản lý ngành Dệt May Việt Nam chưa cao.

Theo đánh giá chung, cán bộ thiết kế mẫu mốt, cán bộ marketing trong các doanh nghiệp dệt may đang rất thiếu và yếu, đặc biệt trong lĩnh vực sử dụng internet để tạo lợi thế trong tiếp cận khách hàng ở các nước và marketing cho công ty và sản phẩm. Công nhân trong ngành dệt may không có tay nghề còn cao (20,4%) nên năng suất lao động thấp, chẳng hạn cùng một ca làm việc - năng suất lao động bình quân của một lao động ngành may Việt Nam chỉ đạt 15 áo sơ mi ngắn tay hoặc 10 quần thì một lao động Hồng Kông năng suất lao động là 32 áo hoặc 16 - 20 quần.

Ngoài ra, công nhân dệt may nói chung tuổi đời còn trẻ, tỷ lệ độc thân là khá cao. Lao động trong ngành dệt may chủ yếu là lao động di cư từ các vùng khác đến và đa phần trong số họ phải sống nhờ ở nhà người quen hoặc tự thuê nhà để ở. Công nhân dệt may có trình độ học vấn khá cao, phần lớn công nhân dệt may xuất thân từ các hộ làm nông nghiệp. Do thiếu hụt lao động trầm trọng trong ngành nên công nhân dệt may hiện tại phải

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 làm việc với thời gian dài, kiệt sức và không còn thời gian và sức lực để tụ tập vui với bạn bè, tìm bạn trai hoặc mở rộng quan hệ xã hội, phải làm việc muộn đến khuya, do vậy chất lượng đời sống thấp ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động .

Theo qui hoạch phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015 - tầm nhìn 2020, năm 2015 ngành sẽ thu hút 3 triệu lao động và đến năm 2020 là 3,5 triệu lao động. Như vậy bình quân hàng năm ngành dệt may cần thêm khoảng 160 ngàn lao động chưa kể phải bổ sung cho số lao động đến tuổi nghỉ hưu và rời bỏ ngành. Thêm nữa, Việt Nam gia nhập WTO, để có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cạnh tranh, ngành Dệt May đang cần nhanh chóng đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có của ngành. Đây thực sự là một áp lực rất lớn cho hoạt động đào tạo nguồn nhân lực của ngành Dệt May nói chung và các doanh nghiệp Dệt May nói riêng.

2.2.2. Kinh nghim phát trin nhân lc cho các doanh nghip may xut khu nước ngoài

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nhân lực của công ty cổ phần tiên hưng (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)