9. Cấu trúc của luận văn
3.4. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của những biện pháp đề xuất
pháp đề xuất
Để khảo nghiệm về mức độ cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất ở trên, tác giả đã tiến hành khảo nghiệm bằng phương pháp xây dựng
mẫu phiếu khảo sát và xin ý kiến chuyên gia. Tổng số CBQL, giảng viên và sinh viên được điều tra về việc đánh giá tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp là 42 người. Các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Lập mẫu phiếu điều tra:
Nội dung điều tra về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất ở các mức độ.
* Nhận thức về mức độ cần thiết của 5 biện pháp được đề xuất có 4 mức độ: Rất cần thiết; Cần thiết; Ít cần thiết; Không cần thiết
* Nhận thức về mức độ khả thi của 5 biện pháp được đề xuất có 4 mức độ: Rất khả thi; Khả thi; Ít khả thi; Không khả thi
Bước 2: Chọn đối tượng điều tra Bước 3: Phát phiếu điều tra.
Bước 4: Thu phiếu điều tra, xử lý số liệu:
* Kết quả khảo nghiệm được xử lý định tính ở các mức độ cụ thể như sau:
Tính cần thiết
- Mức độ 1: Rất cần thiết: 4 điểm - Mức độ 2: Cần thiết: 3 điểm - Mức độ 3: Ít cần thiết: 2 điểm - Mức độ 4: Không cần thiết: 1 điểm
Tính khả thi
- Mức độ 1: Rất khả thi: 4 điểm - Mức độ 2: Khả thi: 3 điểm - Mức độ 3: Ít khả thi: 2 điểm - Mức độ 4: Không khả thi: 1 điểm
* Tính giá trị trung bình cho mỗi biện pháp đề xuất rồi sắp xếp thứ bậc.
TT Tên biện pháp Mức độ cần thiết Σ X Thứ
bậc
1 2 3 4
1 1
Nâng cao nhận thức cho người dạy, người học và đội ngũ CBQL trong công tác đào tạo theo học chế tín chỉ 40 (95,24%) 2 (4,76 %) 0 (0%) 0 (0% 166 3,95 1 1 2 Ứng dụng phần mềm quản lý đào tạo trong quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ 29 (69,05%) 10 (23,81%) 3 (7,14%) 0 (0%) 1520 %) 3,62 %) 2 3 3
Đổi mới quy trình kiểm tra, đánh giá sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ 28 (66,67%) 3 (7,14 %) 11 (26,19%) 0 (0%) 143) 3,40 4 4 4
Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ CBQL đào tạo theo học chế tín chỉ 28 (66,67%) 6 (14,29%) 8 (19,05%) 0 (0%) 146 3,48 3
Bảng 3.15: Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý đề xuất
TT Tên biện pháp Mức độ cần thiết Σ X Thứbậc
1 2 3 4
1 1
Nâng cao nhận thức cho người dạy, người học và đội ngũ CBQL trong công tác đào tạo theo học chế tín chỉ 36 (85,71%) 6 (14,29%) 0 (0%) xx 0 (0%) 162 3,86 1 1 2 Ứng dụng phần mềm quản lý đào tạo trong quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ 29 (69,05%) 3 (7,14 %) 10 (23,81%) 0 (0%) 145 3,45 3 3 3
Đổi mới quy trình kiểm tra, đánh giá sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ 26 (61,90%) 7 (16,67%) 9 (21,43%) 0 (0%) 143 3,40 4 4 4
Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ CBQL đào tạo theo học chế tín chỉ
30 (71,43%) 7 (16,67%) 5 (11,90%) 0 (0%) 151 3,60 2
Từ kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp quản lý do tác giả đề xuất có tính cần thiết và khả thi được đánh giá với điểm số rất cao. Đa số các ý kiến đều cho rằng các biện pháp do tác giả đề xuất đều rất cần thiết, cần được triển khai ngay và sẽ khả thi đối với thực tế quản lý của nhà trường. Điều này được thể hiện khi tính cần thiết có điểm trung bình X = 3,55; có 4/4 biện pháp (100%) có điểm trung bình X > 3 và tính khả thi có điểm trung bình X = 3,53; có 4/4 biện pháp (100%) có điểm trung bình X > 3.
Trong đó, biện pháp “Nâng cao nhận thức cho người dạy, người học và đội ngũ CBQL trong công tác đào tạo theo học chế tín chỉ” được đánh giá rất cần thiết với X =3,95 xếp thứ bậc 1 và cũng rất khả thi, X =3,86 xếp thứ bậc 1. Đây là biện pháp về nâng cao nhận thức, biện pháp này đã được phân tích khá kỹ ở chương này cho thấy vấn đề nâng cao nhận thức cho người dạy, người học và đội ngũ CBQL trong công tác đào tạo theo học chế tín chỉ là cực kỳ quan trọng, nó là cơ sở để thực hiện tốt các biện pháp còn lại.
Biện pháp “Ứng dụng phần mềm quản lý đào tạo trong quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ” cũng được đánh giá rất cần thiết với X =3,62 xếp thứ bậc 2 và cũng rất khả thi với X =3,45 xếp thứ bậc 3. Đây là biện pháp về sử dụng và khai thác phần mềm quản lý đào tạo Unisoft, cho nên có thể khẳng định nhu cầu về một phần mềm ứng dụng giúp ích cho quá trình quản lý khi đào tạo theo học chế tín chỉ là rất cao. Tuy nhiên, có thể do hoang mang về trình độ tin học của đội ngũ CBQL và lo ngại hệ thống mạng máy tính của trường còn chưa hiện đại nên tính khả thi chỉ được xếp thứ bậc 3.
Biện pháp “Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ CBQL đào tạo theo học chế tín chỉ” có điểm cần thiết X =3,48 xếp thứ bậc 3 và điểm khả thi X =3,60 xếp thứ bậc 2 cho thấy biện pháp này có mục đích nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL nhằm xây dựng được một đội ngũ đáp ứng được
với những yêu cầu quản lý đào tạo trong quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ chính vì thế nên được các CBQL đánh giá cao.
Biện pháp “Đổi mới quy trình kiểm tra, đánh giá sinh viên đào tạo theo học chế tín chỉ” mặc dù chỉ xếp thứ bậc 4 trong cả hai khảo nghiệm nhưng với điểm cẩn thiết và điểm khả thi đều là X = 3,40 cho thấy sự đúng đắn của việc đề xuất biện pháp. Biện pháp này chính là cơ sở để đánh giá các biện pháp khác và cũng là cơ sở để đánh ra chất lượng đào tạo của nhà trường.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác quản lý trong đào tạo theo học chế tín chỉ, đồng thời kết hợp với khảo sát thực trạng việc quản lý trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên, tác giả đã đề xuất một số biện pháp quản lý sau đây:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho người dạy, người học và đội ngũ
CBQL trong công tác đào tạo theo học chế tín chỉ
Biện pháp 2: Ứng dụng phần mềm quản lý đào tạo trong quản lý đào tạo
theo học chế tín chỉ
Biện pháp 3: Đổi mới quy trình kiểm tra, đánh giá sinh viên đào tạo theo
học chế tín chỉ
Biện pháp 4: Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ CBQL
đào tạo theo học chế tín chỉ
Tiến trình đề xuất các biện pháp quản lý theo nguyên tắc đó là: nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, nguyên tắc đảm bảo tính khả thi. Các biện pháp quản lý đề xuất được trình bày có hệ thống, đảm bảo tính mạch lạc dễ hiểu, dễ vận dụng. Thông qua kết quả khảo nghiệm tình cần thiết và tính khả thi của các biện pháp cho thấy các biện pháp đã đề xuất hoàn toàn phù hợp để áp dụng vào công tác quản lý trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Học chế tín chỉ, với những ưu điểm nổi bật như hiệu quả đào tạo, tính mềm dẻo và khả năng thích ứng cao cũng như đạt hiệu quả cao về mặt quản lý, giảm giá thành đào tạo, đã và đang được phát triển và áp dụng rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam.
Thực hiện chủ trương của Nhà nước, nhiều trường Đại học và Cao đẳng trên toàn quốc đã thực hiện chuyển đổi sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Tuy nhiên, lộ trình chuyển đổi đó của các trường đã gặp phải rất nhiều khó khăn và hầu hết những khó khăn đó đều đến từ sự khác nhau cơ bản giữa đào tạo theo học chế tín chỉ với đào tạo theo niên chế truyền thống.
Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên cũng vậy, thực hiện chuyển đổi sang đào tạo theo học chế tín chỉ, nhà trường đã phải đối mặt với những khó khăn, thách thức không nhỏ. Từ nhận thức của đội ngũ giảng viên, sinh viên và CBQL cho đến kỹ năng, nghiệp vụ quản lý của đội ngũ này. Từ việc cơ sở vật chất, thiết bị cần được trang bị, bổ sung thêm để tin học hóa công tác quản lý cho đến các quy trình kiểm tra, đánh giá thành quả học tập cũng cần phải đổi mới.
Qua việc nghiên cứu thực trạng công tác quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên cho thấy còn nhiều điểm yếu, nhiều hạn chế, bất cập, luận văn đã tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống về lý luận quản lý nói chung, lý luận quản lý nhà trường và quản lý đào tạo nói riêng. Trên cơ sở này, tác giả đã đề xuất được một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên. Những biện pháp ấy bao gồm:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho người dạy, người học và đội ngũ
Biện pháp 2: Ứng dụng phần mềm quản lý đào tạo trong quản lý đào tạo
theo học chế tín chỉ
Biện pháp 3: Đổi mới quy trình kiểm tra, đánh giá sinh viên đào tạo theo
học chế tín chỉ
Biện pháp 4: Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ CBQL
đào tạo theo học chế tín chỉ
Từ kết quả khảo nghiệm tình cần thiết và tính khả thi của các biện pháp cho thấy các biện pháp đã đề xuất hoàn toàn phù hợp để áp dụng vào công tác quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên. Để việc quản lý ứng dụng các biện pháp đạt được hiệu quả cao đòi hỏi các nhà quản lý không chỉ nắm vững các biện pháp quản lý cụ thể có trong đề tài này mà còn cần nắm chắc các quy luật cơ bản về sự phát triển giáo dục đào tạo cũng như các khoa học liên quan.
2. Khuyến nghị
Ban giám hiệu Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên cần xác định quản lý là một công việc khó, nhất là quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ. Vì vậy để có thể quản lý thành công, BGH nhà trường cần nỗ lực cố gắng trong chính công tác quản lý của mình và có những việc làm cụ thể cho đội ngũ CBQL, giảng viên và sinh viên nhà trường như sau:
- Xây dựng hệ thống văn bản pháp lý quy định trong nhà trường về việc thực hiện các biện pháp quản lý đề xuất trong quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường.
- Đảm bảo các điều kiện từ phía nhà trường để thực hiện tốt các biện pháp mà đề tài này đã đề xuất.
- Có cơ chế cụ thể khuyến khích đội ngũ CBQL, giảng viên tự tìm tòi, nghiên cứu để nâng cao trình độ lý luận cho bản thân về quản lý giáo dục nói
chung và quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ nói riêng và áp dụng trong công tác quản lý tại nhà trường.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống cho đội ngũ CBQL, giảng viên nhà trường và tạo mọi điều kiện để đội ngũ CBQL, giảng viên nhà trường được đi học tập nâng cao trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Ban Bí thư, 2004, Chỉ thị số 40-CT-TW ngày 15/06/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
2 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII, 1996, Nghị quyết Hội
nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII.
3 Ban khoa giáo Trung ương, 2002, Giáo dục và Đào tạo trong thời kì
đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4 Đặng Quốc Bảo, 2003, Bài giảng phát triển nhà trường – Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn, Tài liệu cho các lớp cao học quản lý giáo dục
5 Đặng Quốc Bảo, 2010, Bài giảng các tư tưởng về giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục
6 Bộ Chính trị, 2000, Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
7 Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2008, Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/09/2008 về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012
8 Nguyễn Cảnh Chất, 2003, Tinh hoa quản lý, Nhà xuất bản lao động – xã hội (dịch và biên soạn)
9 Nguyễn Phúc Châu, 2010, Bài giảng quản lý nhà nước về giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục
10 Nguyễn Phúc Châu, 2010, Quản lý nhà trường, Nhà xuất bản đại học sư phạm
11 Trần Đình Châu, 2011, Bài giảng xây dựng văn hóa nhà trường, Học viện Quản lý Giáo dục
12 Trương Văn Châu, 2010, Bài giảng phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Học viện Quản lý Giáo dục
13 Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2003, Bài giảng những
quan điểm giáo dục hiện đại, Tài liệu cho các lớp cao học quản lý giáo
dục
ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước
15 Vũ Dũng, 2006, Giáo trình tâm lý học quản lí, Nhà xuất bản đại học sư phạm
16 Trần Ngọc Giao, 2010, Bài giảng khoa học quản lý, Học viện Quản lý Giáo dục
17 Đặng Xuân Hải, 2011, Bài giảng quản lý sự thay đổi, Học viện Quản lý Giáo dục
18 Vũ Ngọc Hải, 2010, Bài giảng chính sách và kế hoạch phát triển giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục
19 Trần Thị Minh Hằng, 2010, Bài giảng tâm lý học quản lý, Học viện Quản lý Giáo dục
20 Trần Thị Minh Hằng, 2011, Bài giảng giáo dục toàn diện, Học viện Quản lý Giáo dục
21 Phó Đức Hòa-Ngô Quang Sơn, 2008, Ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học tích cực, NXB Giáo dục
22 Đặng Thị Thanh Huyền, 2011, Bài giảng marketing giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục
23 Đặng Thị Thanh Huyền, 2011, Bài giảng quản lý dự án giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục
24 Lê Viết Khuyến, 2008, Bài giảng Tổ chức đào tạo theo hệ thống tín
chỉ, Hiệp hội các trường ĐH&CĐ ngoài công lập Việt Nam
25 Trần Kiểm, 2004, Khoa học quản lý giáo dục-Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn, NXB Giáo dục
26 Nguyễn Lộc, 2010, Lý luận về quản lý, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội
27 Phan Trọng Mạnh, 1999, Giáo trình Khoa học quản lí, NXB Xây
dựng, Hà Nội
28 Lưu Xuân Mới, 2003, Phương Pháp Luận Nghiên cứu Khoa học, NXB Đại học Sư Phạm
29 Lưu Xuân Mới, 2010, Bài giảng đánh giá trong giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục
30 Lê Đức Ngọc, 2009, Đo lường và đánh giá thành quả học tập ở các trường đào tạo theo học chế tín chỉ, Học viện Quản lý giáo dục
Học viện Quản lý Giáo dục
32 Quốc Hội, 2005, Luật giáo dục 2005.
33 Nguyễn Ngọc Quang, 1989, Những khái niệm cơ bản về lý luận QLGD
34 Ngô Quang Sơn, 2006-2008, Bài giảng Thông tin - Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, Khoa quản lý giáo dục trường Đại học