Quy mô trường lớp, sinh viên, giảng viên, đội ngũ CBQL của Trường Cao đẳng Công nghiệp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên (Trang 50)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Quy mô trường lớp, sinh viên, giảng viên, đội ngũ CBQL của Trường Cao đẳng Công nghiệp

con người làm nền tảng cho sự phát triển lâu dài và bền vững của nhà trường, kiên định khát vọng vươn tới và góp phần phát triển những giá trị sau:

- Vì con người.

- Đoàn kết và hợp tác, năng động và sáng tạo.

- Trách nhiệm trong công việc và văn hóa trong ứng xử.

Để thực hiện thành công sứ mệnh, tầm nhìn, các giá trị cơ bản nêu trên, toàn thể cán bộ, giảng viên, công nhân viên và sinh viên trong toàn trường phải nỗ lực không ngừng về mọi mặt, trong đó nâng cao chất lượng đào tạo là mục tiêu hàng đầu.

2.2. Thực trạng quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Cao đẳngCông nghiệp Phúc Yên Công nghiệp Phúc Yên

2.2.1. Quy mô trường lớp, sinh viên, giảng viên, đội ngũ CBQL của TrườngCao đẳng Công nghiệp Phúc Yên Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên

Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên có cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực, đào tạo trình độ Cao đẳng với 15 ngành thuộc các lĩnh vực: Tin học, Điện, Điện tử, Tự động hóa, Cơ khí chế tạo, Ôtô, Khai thác khoáng sản, Địa chất, Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng; Xây dựng. Hàng năm, trường được giao tuyển sinh và đào tạo 1200 chỉ tiêu. Tính đến thời điểm khảo sát, tổng số sinh viên là 3598.

P. HIỆU TRƯỞNG 3 Phòng Tổ chức - Hành chính Phòng Kế hoạch - Tài chính Phòng Đào tạo Phòng Quản lý khoa học & Hợp tác quốc tế Ban quản lý HSSV nội, ngoại trú

Trung tâm tuyển sinh, tư vấn giới thiệu việc làm

Trung tâm Ngoại ngữ-Tin

học

Tổ Thanh tra khảo thí và quản lý chất lượng CÁC HỘI ĐỒNG TƯ VẤN Tổ bảo vệ P. HIỆU TRƯỞNG 1 HIỆU TRƯỞNG Các lớp học sinh - sinh viên Trạm Y tế & Môi trường Phòng Công tác Học sinh-Sinh viên Phòng Quản trị - Đời sống P. HIỆU TRƯỞNG 2 Trung tâm thực nghiệm, tổ chức sản xuất Khoa Kinh tế Khoa KHCB-KTCS Khoa Cơ khí chế tạo Khoa Điện-Tự động hoá Tổ Giáo dục thể chất và QPAN Khoa Công nghệ thông tin Khoa Điện tử

Khoa tài nguyên và môi trường

Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý hành chính trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên

Thống kê số lượng cán bộ, giảng viên và nhân viên của nhà trường thể hiện ở bảng sau:

STT Phân loại Nam Nữ Tổng số

1 Cán bộ cơ hữu

Trong đó:

1.1 Cán bộ trong biên chế 95 53 148

1.2 Cán bộ hợp đồng dài hạn (từ 1 năm trở lên) và hợp đồng không xác định thời hạn

48 37 85

2 Các cán bộ khác

Hợp đồng ngắn hạn (dưới 1 năm, bao gồm cả giảng viên thỉnh giảng)

Tổng số 143 90 233

Bảng 2.1: Thống kê số lượng cán bộ, giảng viên trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên

Thống kê phân loại giảng viên (chỉ tính những giảng viên trực tiếp giảng dạy trong 4 năm gần thời điểm khảo sát) của nhà trường thể hiện ở bảng sau:

STT Trình độ, học vị,chức danh

Số lượng

giảng viên

Giảng viên cơ hữu Giảng viên trong biên chế trực tiếp giảng dạy Giảng viên hợp đồng dài hạn trực tiếp giảng dạy Giảng viên kiêm nhiệm là cán bộ quản lý

1 Giáo sư, Viện sĩ 2 Phó Giáo sư 3 Tiến sĩ khoa học 4 Tiến sĩ 04 04 5 Thạc sĩ 83 56 19 08 6 Đại học 98 26 48 24 7 Cao đẳng 3 2 1 8 Trình độ khác Tổng số 188 84 68 36

Bảng 2.2: Phân loại cán bộ, giảng viên trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên

Đội ngũ CBQL của trường có 68 người từ Trưởng, phó các tổ bộ môn, Tổ trưởng tổ hành chính, đến Trưởng, phó các Phòng, Khoa, Tổ trực thuộc, Trung tâm đến Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng. Trong đó về trình độ chuyên môn, có 01 Tiến sĩ, 03 Nghiên cứu sinh, 34 Thạc sĩ, 02 Cử nhân; Về trình độ lý luận chính trị, cao cấp chính trị: 08 người, cử nhân chính trị: 03 người, trung cấp chính trị: 01 người còn lại đều có trình độ sơ cấp chính trị.

Đội ngũ CBQL của trường phân bố tại các đơn vị theo cơ cấu mỗi đơn vị có 1 Trưởng đơn vị và các Phó trưởng đơn vị giúp việc. Số lượng Phó trưởng đơn vị phụ thuộc vào khối lượng công việc của từng đơn vị. Có kế hoạch quy hoạnh cán bộ và quy trình bổ nhiệm cán bộ theo nhiệm kỳ cũng như theo nhu cầu công việc.

Về phòng học và diện tích lớp học, nhà trường có tổng cộng 95 phòng học, tổng diện tích 6739,83 m2. Trong đó có 41 phòng học lý thuyết (2436,11 m2), 42 phòng học thực hành (3566,32 m2), 12 phòng thí nghiệm (737,40 m2). Phòng học lớn nhất là 220 m2, nhỏ nhất 30 m2. Bên cạnh đó nhà trường cũng đang xây dựng 01 nhà lớp học 5 tầng, khi hoàn thiện có thể đáp ứng thêm 30 phòng học hiện đại.

Căn cứ vào sơ đồ tổ chức hành chính, thống kê số liệu giảng viên, cán bộ lãnh đạo, CBQL, công nhân viên phục vụ và sinh viên, có thể đánh giá vài nét chung nhất như sau:

Trong công tác quản lý, nhà trường đã phân định được chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên trong Ban Giám hiệu. Tăng cường được tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của lãnh đạo các cấp. Hiện nay, cơ cấu tổ chức của trường gồm 5 phòng chức nămg, 2 tổ trực thuộc BGH, 3 Trung tâm và 9 Khoa đào tạo. Các đơn vị trực thuộc đã thể hiện được mối

quan hệ với nhau và với cấp trên, cấp dưới. Các đơn vị được thành lập phù hợp với yêu cầu hiện tại của nhà trường.

Đội ngũ CBQL của trường được bổ nhiệm theo từng nhiệm kỳ và có quy trình bổ nhiệm đối với từng vị trí công việc, nhiệm vụ được giao. Như vậy, nhà trường có thể bố trí đội ngũ CBQL với cơ cấu phù hợp về trình độ chuyên môn nhằm cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, khi đi vào chi tiết từng đơn vị thì có những bất cập xảy ra, đặc biệt khi bước vào đào tạo theo học chế tín chỉ.

Đội ngũ giảng viên là một trong những thế mạnh của trường, với 87 giảng viên có trình độ sau đại học, chiếm 46,28% tổng số giảng viên của trường, thì đây là một thuận lợi. Nhưng lại có một bất cập khác gây khó khăn cho nhà trường trên lộ trình tiếp tục phát triển. Đó chính là trong 87 giảng viên có trình độ sau đại học chỉ có 4 tiến sỹ chỉ chiếm 2,13%.

Với số lượng phòng học và diện tích lớp học như hiện nay, nhà trường có đủ phòng và diện tích để phục vụ cho việc đào tạo theo học chế niên chế. Nhà trường cũng có đủ phòng thực hành, thí nghiệm với các trang thiết bị theo yêu cầu của chương trình đào tạo. Tuy nhiên, khi đào tạo theo học chế tín chỉ, số lượng lớp tín chỉ tăng hơn nhiều so với số lớp hành chính nên phòng học và các trang thiết bị sẽ trở nên thiếu hụt khó đáp ứng được nhu cầu đào tạo.

Bước vào giai đoạn đào tạo theo học chế tín chỉ, nhà trường gặp không ít khó khăn, thách thức. Một trong những khó khăn, thách thức đó chính là sự lạc hậu, bất cập trong công tác quản lý của nhà trường. Thực trạng công tác quản lý một số mặt được chỉ ra sau đây sẽ làm sáng tỏ điều đó.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w