Biện pháp 3: Đổi mới quy trình kiểm tra, đánh giá sinh viên đào tạo theo học chế tín chỉ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên (Trang 89)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới quy trình kiểm tra, đánh giá sinh viên đào tạo theo học chế tín chỉ

theo học chế tín chỉ

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

- Khách quan hóa, chính xác hóa quá trình kiểm tra, đánh giá sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ để hạn chế tiêu cực trong thi cử.

- Tạo lập được hệ thống quản lý quy trình kiểm tra, đánh giá sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ một cách khoa học, từ con người, trang thiết bị phục vụ đến các văn bản quy định cho các quy trình.

- Đảm bảo tính đồng bộ với biện pháp ứng dụng phần mềm quản lý đào tạo, đặc biệt ở quá trình quản lý kết quả học tập của sinh viên trong các bước tổ chức thi, cập nhật điểm thi, tổng hợp điểm và xét học vụ.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp và cách thức thực hiện

Sơ đồ 3.3: Quy trình kiểm tra, đánh giá

Bắt đầu Đo thành tích Hành động uốn nắn (ôn thi lần 2) Hành động xử lý (VD: Học lại) Xác lập chuẩn và phương pháp đo thành tích So sánh thành tích với chuẩn Đ K Kết thú c C

Các bước của quá trình kiểm tra, đánh giá:

Bước 1: Xác lập chuẩn và phương pháp đo thành tích

Để xác lập chuẩn cho kiểm tra, đánh giá, đầu tiên nhà trường phải xây dựng được chuẩn đầu ra đối với mỗi ngành đào tạo. Từ đó, các tổ bộ môn dựa vào chuẩn đầu ra xây dựng chuẩn kiến thức, kỹ năng cho từng học phần. Việc kiểm tra, đánh giá sinh viên sẽ dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng đã xây dựng đó.

Đối với học chế tín chỉ, một trong những đặc trưng của việc đánh giá là đánh giá thường xuyên trong quá trình học. Do đó cần lưu ý đến phương pháp đánh giá “trong tiến trình”, đặc biệt là các phương pháp đánh giá gắn với từng cá nhân người học. Còn khi thực hiện đánh giá kết thúc có thể thực hiện nhiều phương pháp đánh giá khác nhau, trong đó có phương pháp trắc nghiệm khách quan với khá nhiều ưu điểm phù hợp với học chế tín chỉ.

Trong bước này, để thực hiện tốt, nhà trường phải tiến hành xây dựng mục tiêu cho từng bài giảng, tiết giảng cho đến mục tiêu của mỗi học phần trong chương trình đào tạo. Mục tiêu đó phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và hướng vào chuẩn kiến thức, kỹ năng và chuẩn đầu ra.

Giảng viên và tổ chuyên môn dựa vào mục tiêu biên soạn ngân hàng câu hỏi cho cả đánh giá “trong tiến trình” và đánh giá kết thúc theo hướng tăng cường tỉ trọng đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan. Cần lưu ý rằng

không có bất kỳ phương pháp đánh giá nào là tối ưu hơn cả mỗi phương pháp

đều có ưu nhược điểm riêng.

Một lưu ý ở bước này là khi đánh giá trong tiến trình câu hỏi kiểm tra, bài kiểm tra phải thiết kế theo mục tiêu chỉ ở mức mà cả lớp đều sẽ đạt được sau một thời gian đủ để học và thực hành có uốn nắn, chỉnh sửa và giới hạn kỹ năng ở mức cần thiết.

Bước 2: Đo thành tích

Như đã trình bày, đối với học chế tín chỉ, đánh giá thường xuyên là rất quan trọng. Phương pháp đánh giá “trong tiến trình” được thực hiện trong suốt quá trình giảng dạy, mục đích quan trọng là nâng cao chất lượng dạy và học, giúp sinh viên đạt mục tiêu đề ra trong từng tiết giảng, bài học và học phần.

Khi đánh giá trong tiến trình nên dùng kiểu đánh giá theo tiêu chí, điều lý tưởng nhất xảy ra là mọi sinh viên đều đạt yêu cầu theo tiêu chí đề ra. B.Bloom đã chứng minh rằng nếu được hướng dẫn thỏa đáng, chỉ ra những sai lầm, thiếu sót có thể mắc phải thì người chậm hiểu vẫn qua được các kỳ thi tới 90%. Lưu ý khi đánh giá trong tiến trình nên có nhiều lần kiểm tra chính thức và không chính thức để lấy thông tin phản hồi, giúp sinh viên chỉnh sửa sai sót.

Một phương thức khác thuộc về đánh giá trong tiến trình là học viên tự

đánh giá. Nội dung của cách đánh giá này là sinh viên tự nhận xét điểm mạnh,

điểm yếu của mình, tự xác định mục tiêu mà bản thân phải hoàn thiện. Nên quy định định kỳ việc gặp gỡ thảo luận một thầy một trò để sinh viên tự đánh giá, thầy góp ý, nhận xét thêm.

Đối với đánh giá tổng kết, cần đồng bộ hóa biện pháp này với biện pháp ứng dụng phần mềm quản lý đào tạo ở quá trình quản lý kết quả học tập của sinh viên trong các bước tổ chức thi, cập nhật điểm thi và tổng hợp điểm.

Bước 3: So sánh thành tích với chuẩn

Đối với đánh giá trong tiến trình, không nên dùng kiểm tra để xếp hạng mà chỉ xét đạt hay không đạt. Khi đánh giá điểm và trả bài nên lưu ý không làm nản lòng sinh viên và tạo động cơ để họ phấn đấu.

Đối với đánh giá kết thúc, bước này giúp người CBQL tổng kết những gì sinh viên đạt được (đánh giá theo tiêu chí) hoặc sắp xếp phân hạng học viên (đánh giá theo chuẩn).

Trên cơ sở đã xác định kết quả so sánh thành tích với chuẩn, đối với đánh giá kết thúc (đánh giá tiến trình không so sánh thành tích với chuẩn), có 3 hướng để người CBQL giúp nhà trường ra quyết định.

Thứ nhất, phát huy thành tích: Áp dụng đối với đối tượng sinh viên “Đạt”. Điều này có thể là xác định khối lượng tín chỉ sinh viên tích lũy được, cũng có thể là đánh giá, xếp hạng kết quả học tập của sinh viên đối với học phần hay giai đoạn học tập. Điều này cũng có thể là các hình thức khuyến khích như tặng danh hiệu, giấy khen hay học bổng đối với sinh viên xuất sắc.

Thứ hai, uốn nắn điều chỉnh: Áp dụng đối với đối trượng sinh viên “Chưa đạt”. Điều này có thể là không xác định khối lượng tín chỉ sinh viên tích lũy được, nghĩa là sinh viên chưa được cộng số tín chỉ của học phần vào tổng số tín chỉ đã tích lũy. Điều này cũng có thể là đánh giá, xếp hạng kết quả học tập của sinh viên đối với học phần là chưa đạt (sinh viên cần phải tiếp tục ôn và thi lần 2) hay giai đoạn học tập theo học kỳ, năm học là yếu (sinh viên cần phải tạm ngừng học để học lại một hay nhiều học phần).

Thứ ba, xử lý: Áp dụng đối với đối trượng sinh viên “Không đạt”. Điều này có thể là sinh viên phải học lại học phần do thi lần 2 vẫn chưa đạt. Điều này cũng có thể là sinh viên bị buộc thôi học do không đáp ứng được điều kiện để được học tiếp hoặc tạm dừng học theo quy chế.

Như vậy, khi tạo lập được hệ thống quản lý quy trình kiểm tra, đánh giá sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ một cách khoa học sẽ khách quan hóa, chính xác hóa quá trình kiểm tra, đánh giá sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ để hạn chế tiêu cực trong thi cử đồng thời tạo động lực để sinh viên phấn đấu và môi trường thuận lợi để sinh viên phát triển.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện

- Phối hợp với các chuyên gia, các đơn vị trong và ngoài trường, đặc biệt là các doanh nghiệp đang sử dụng lao động xây dựng bộ chuẩn đầu ra cho từng ngành đào tạo. Điều này chính là đảm bảo yếu tố đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Lập kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra, đánh giá cho đội ngũ giảng viên và CBQL chú trọng vấn đề đào tạo kỹ năng đánh giá trong tiến trình và kỹ năng xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong đánh giá kết thúc. - Trang bị đầy đủ TBDH, thiết bị ra đề thi và chấm bài trắc nghiệm khách quan và đồng bộ hóa các thiết bị này với phần mềm quản lý đào tạo đã đề cập trong biện pháp 2.

- Chuẩn bị nguồn kinh phí đủ để phục vụ cho các công tác xây dựng chuẩn đầu ra, xây dựng hệ thống mục tiêu cho từng bài giảng, học phần, xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi và cả kinh phí cho công tác quản lý toàn bộ quy trình kiểm tra, đánh giá sinh viên.

Có như vậy, việc thực hiện biện pháp mới đem lại kết quả như mong muốn và đạt được mục tiêu của biện pháp.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w