Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên (Trang 66)

9. Cấu trúc của luận văn

2.3.3.Nguyên nhân

Nhà trường chưa có những biện pháp nâng cao nhận thức cho giảng viên, sinh viên và đội ngũ CBQL trong công tác đào tạo theo học chế tín chỉ.

Nhà trường cũng chưa ứng dụng bất kỳ một phần mềm quản lý đào tạo nào trong quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ.

Nhà trường chưa đổi mới quy trình kiểm tra, đánh giá sinh viên đào tạo theo học chế tín chỉ cho phù hợp.

Nhà trường chưa tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ CBQL đào tạo theo học chế tín chỉ.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Qua việc đánh giá thực trạng công tác quản lý trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Cao đẳng Công Nghiệp Phúc Yên, tác giả rút ra một số kết luận sau đây:

1. Đội ngũ CBQL, giảng viên và sinh viên Trường Cao đẳng Công Nghiệp Phúc Yên đã nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết phải triển khai áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường. Tuy nhiên, cần phải nâng cao nhận thức sâu hơn nữa cho đội ngũ này về nội dung cần triển khai khi áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ và đặc biệt là các nội dung về quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ.

2. Trường Cao đẳng Công Nghiệp Phúc Yên đã đầu tư CSVC, thiết bị phục vụ cho đào tạo và quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ. Tuy nhiên, cần phải ứng dụng phần mềm quản lý đào tạo để giảm các tác vụ thủ công, nâng cao tự động hóa, tính chính xác và bảo mật.

3. Nhà trường cần phải đổi mới quy trình kiểm tra, đánh giá sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Chú trọng vào đánh giá trong tiến trình, nâng cao tỉ lệ đánh giá kết thúc bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan và đồng bộ hóa quy trình này với phần mềm quản lý đào tạo.

4. Nhà trường cũng cần phải có biện pháp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ CBQL đào tạo theo học chế tín chỉ nhằm nâng cao năng lực, đáp ứng nhu cầu quản lý đào tạo, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Cao đẳng Công Nghiệp Phúc Yên.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG

CÔNG NGHIỆP PHÚC YÊN 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Nguyên tắc là những luận điểm xuất phát mang tính qui luật, có vai trò chỉ đạo, điều tiết hoạt động của chủ thể. Biện pháp thuộc phạm trù hoạt động, do vậy việc đề xuất biện pháp cũng như thực hiện biện pháp phải dựa trên những nguyên tắc xác định.

Không đề cao biện pháp này, hạ thấp biện pháp kia, biết kết hợp biện pháp chung với biện pháp mang tính đặc thù. Biện pháp nào cũng có ưu điểm và nhược điểm riêng, ưu điểm của biện pháp này có thể hạn chế nhược điểm của biện pháp kia và ngược lại.

Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên mà tác giả đề xuất trong luận văn dựa trên một số nguyên tắc chính sau đây:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Nguyên tắc này phải xuất phát từ bản chất của quá trình quản lý trong đó tập trung vào việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá việc thực hiện các biện pháp quản lý đề xuất và các điều kiện đảm bảo cho từng biện pháp.

Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp phải chú ý đến các yếu tố tác động tham gia vào các biện pháp như đội ngũ giáo viên, CSVC-TBDH. Chỉ khi thực hiện đồng bộ các biện pháp mới phát huy hết thế mạnh của từng biện pháp trong quản lý nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Thực tiễn là cơ sở, là động lực, là mục đích và cũng là tiêu chuẩn của lý luận, lý luận được hình thành phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Hồ Chí Minh đã nói: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”.

Việc đảm bảo tính thực tiễn cho các biện pháp là một một yêu cầu hết sức quan trọng. Chỉ khi tính thực tiễn của các biện pháp được đảm bảo thì các biện pháp mới thực sự đem lại hiệu quả và sự tồn tại của nó ở trong thực tiễn. Vậy nên, các biện pháp phải thể hiện và cụ thể thể hoá chủ trương, đường lối giáo dục, đào tạo của Đảng và Nhà nước, Bộ GD&ĐT, phù hợp với các nguyên tắc, quy định, quy chế của nhà trường trong quá trình quản lý.

Muốn vậy phải xác định được xu thế phát triển giáo dục, đào tạo hiện nay, tầm nhìn, sứ mạng của nhà trường, bằng các biện pháp cụ thể để thực hiện chiến lược đào tạo, trong đó việc đổi mới trong QLGD là một yếu tố cấp bách cần được tập trung giải quyết.

Các biện pháp quản lý của lãnh đạo từ Ban giám hiệu đến các phòng chức năng, các khoa đào tạo và các bộ phận liên quan phải được dựa trên tình trạng thực tế mà áp dụng cụ thể ở từng đơn vị.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Khi đưa ra các biện pháp quản lý trong giai đoạn tiếp theo đòi hỏi Ban giám hiệu phải chú ý tới khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của các đơn vị trong trường một cách thuận lợi, đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng của người CBQL (kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra).

Để đạt được điều này khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình với các bước tiến hành cụ thể, chính xác, các điều kiện đảm bảo được bảo đảm.

3.2. Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo theo học chếtín chỉ tín chỉ

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho người dạy, người học và độingũ CBQL trong công tác đào tạo theo học chế tín chỉ ngũ CBQL trong công tác đào tạo theo học chế tín chỉ

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

- Nâng cao được nhận thức cho đội ngũ CBQL, giảng viên và sinh viên để họ hiểu đúng, hiểu sâu về bản chất, đặc điểm của học chế tín chỉ, công tác quản lý trong đào tạo theo học chế tín chỉ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Làm được cho đội ngũ CBQL, giảng viên và sinh viên thấy tầm quan trọng và tính tích cực của việc đổi mới công tác quản lý, hoạt động dạy và học trong đào tạo theo học chế tín chỉ.

- Tạo ra được sự nhất trí, đồng thuận ngay trong lãnh đạo ngành, nhà trường: Đảng bộ, Ban giám hiệu, các phòng chức năng, các khoa đào tạo tới các tổ chuyên môn, trên cơ sở đó tạo thành quyết tâm chung của tập thể CBQL, giảng viên và sinh viên trong toàn trường.

Nhận thức là cơ sở của hành động. Khi chúng ta nhận thức đúng thì hành động mới đem lại hiệu quả cao, như mong muốn. Nhận thức có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Chính vì vậy biện pháp “Nâng cao nhận thức cho người dạy, người học và đội ngũ CBQL trong công tác đào tạo theo học chế tín chỉ” là biện pháp có vị trí quan trọng, quyết định hướng đi và hiệu quả của việc nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp và cách thức thực hiện

Trong bối cảnh mà việc áp dụng học chế tín chỉ vào đào tạo tại các trường ĐH, CĐ trên toàn quốc nói chung và tại trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên nói riêng còn nhiều bất cập và tranh luận như hiện nay thì việc đề xuất áp dụng các biện pháp quản lý mới vào thực hiện với công tác quản lý trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên là vấn đề không thể tránh khỏi những khó khăn, thách thức. Do vậy, nhiệm vụ của người CBQL là phải làm thế nào cho tập thể nhà trường, sinh viên và toàn xã hội nhận thức rõ tầm quan trọng, tính cần thiết phải đi trước, đón đầu đồng thời phải hiểu đúng, vận dụng đúng, đồng bộ, hợp lý, tránh lạm dụng thì mới nâng cao được chất lượng đào tạo.

Để làm được điều đó yêu cầu trong công tác quản lý cần phải tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL, giảng viên nhận thức sâu sắc, nắm rõ văn bản pháp quy của ngành GD&ĐT về việc đào tạo theo học chế tín chỉ, từ đó chuyển hoá những nội quy, quy định của nhà trường thành ý thức tự giác tự nguyện, thành trách nhiệm cá nhân, làm cho tất cả các thành viên trong tập thể thừa nhận sự tất yếu và cần thiết của việc đổi mới công tác quản lý, hoạt động dạy và học trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại nhà trường.

Nhận thức được các vấn đề đó, mỗi CBQL, giảng viên và sinh viên trong toàn trường cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, tâm huyết để đầu tư công sức vào mỗi hoạt động quản lý cụ thể mà mình phụ trách hay có liên quan. Đặc biệt đội ngũ CBQL cần tạo ra một bầu không khí làm việc cởi mở, thân thiện, biết chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ và tin cậy lẫn nhau sẽ góp phần rất lớn để thực hiện thành công mục tiêu đổi mới công tác quản lý.

Xây dựng kế hoạch chi tiết:

+ Đưa vào chương trình hành động của năm học như là một nhiệm vụ trọng tâm.

+ BGH nhà trường trực tiếp chỉ đạo đẩy mạnh đổi mới toàn diện các hoạt động đào tạo và quản lý của nhà trường trong đào tạo theo học chế tín chỉ.

+ Chia sẻ những khó khăn với với đội ngũ CBQL, giảng viên mà kỹ năng công nghệ cao và thích ứng với sự thay đổi còn hạn chế.

+ Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, từng bước đáp ứng yêu cầu về đào tạo và quản lý.

+ Tổ chức các buổi tọa đàm với chuyên gia, hội thi tìm hiểu hay vinh danh các mô hình, cách làm mới.

+ Đề cao vai trò tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo trong công tác của mỗi CBQL, giảng viên và sinh viên.

+ Động viên, khuyến khích và định hướng đội ngũ CBQL, giảng viên lựa chọn.

+ Có chế độ ưu đãi đặc biệt đối với những đội ngũ CBQL, giảng viên và sinh viên đi đầu làm nòng cốt hoặc có những sáng kiến hay.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

 Đối với cán bộ quản lý:

- Lãnh đạo nhà trường phải hiểu rõ xu thế phát triển tất yếu của giáo dục thời đại và lộ trình chuyển đổi do Bộ GD&ĐT đặt ra. Từ đó có sự nhất trí đồng thuận từ trên xuống trong lãnh đạo, thực hiện về đường lối, chủ trương của ngành về việc áp dụng đào tạo theo hệ thống tín chỉ và đổi mới quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

- Lãnh đạo nhà trường phải đi sâu, đi sát, hiểu rõ thực tế nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động; điều kiện thực tiễn của từng khoa đào tạo trong sự phát triển của xã hội.

- Đội ngũ CBQL từ cấp trường, các phòng chức năng cho tới các khoa là những nhân tố then chốt, quyết định đến sự thành công hay thất bại, phải

hiểu rõ tầm quan trọng cũng như nhiệm vụ của mình trong vai trò chuyên gia, tham mưu và giúp việc cho BGH nhà trường.

 Đối với giảng viên và sinh viên:

+ Nghiêm túc trong thực hiện mọi đường lối chủ trương chung của ngành, của nhà trường.

+ Chủ động đổi mới tư duy, nhận thức đúng tầm quan trọng và những cái được và mất của quá trình chuyển đổi trong giai đoạn hiện nay.

+ Tự bản thân mỗi giảng viên phải có trách nhiệm với bản thân, với sinh viên và có đạo đức nghề nghiệp.

+ Bảo đảm tỷ lệ thời lượng dạy và học có ứng dụng các biện pháp đổi mới một cách hợp lý, tránh lạm dụng.

+ Biết cách triển khai các mô hình dạy và học tích cực, đặc thù của học chế tín chỉ.

3.2.2. Biện pháp 2: Ứng dụng phần mềm quản lý đào tạo trong quản lý đàotạo theo học chế tín chỉ tạo theo học chế tín chỉ

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tin học hóa quá trình quản lý đào tạo trong đào tạo theo học chế tín chỉ.

- Giúp nhà trường tạo lập một hệ thống thông tin tích hợp, phục vụ hiệu quả nhất mọi nhu cầu nhập liệu, hoạt động tác nghiệp, tra cứu, báo cáo, tổng hợp, thống kê của mọi đối tượng trong nhà trường từ Ban giám hiệu đến các CBQL cấp phòng ban, khoa, bộ môn và cả giáo viên và sinh viên.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp và cách thức thực hiện

Sử dụng phần mềm quản lý đào tạo tích hợp UNISOFT để quản lý đào tạo trong đào tạo theo học chế tín chỉ.

UNISOFT là phần mềm quản lý đào tạo tích hợp được phát triển bởi Công ty Công nghệ Thiên An, đảm bảo các quy trình nghiệp vụ phù hợp với

quy chế đào tạo 43/2007/QĐ-BGD&ĐT dành cho đào tạo theo học chế tín chỉ của Bộ GD&ĐT.

Ứng dụng phần mềm quản lý đào tạo tích hợp UNISOFT để quản lý đào tạo trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên nghĩa là sử dụng các phân hệ nghiệp vụ của UNISOFT được cài đặt trên các máy tính và hệ thống mạng LAN, Internet để quản lý chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo, tiến độ đào tạo, đăng ký học phần, duyệt học phần, thu học phí, kết quả học tập, giảng viên, sinh viên, phòng học …

Với phần mềm này, CBQL sẽ dễ dàng hơn rất nhiều trong công việc của mình, đồng thời tính bảo mật, tính chính xác, tính khách quan cũng được đảm bảo và đặc biệt rút ngắn được thời gian thao tác cho từng tác vụ.

Cụ thể:

Quản lý chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo, tiến độ đào tạo, và đăng ký học tập của sinh viên bằng phân hệ UniScheduleCredit

Đây là phân hệ quản lý chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo, tiến độ đào tạo, thời khóa biểu, đăng ký học phần, giờ lên lớp của giảng viên, sinh viên, tổng hợp và báo cáo số liệu liên quan.

Sơ đồ 3.1: Quy trình quản lý kế hoạch đào tạo, đăng ký học tập bằng UniScheduleCredit trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên

Tạo lớp tín chỉ Bắt đầu

Xây dựng kế hoạch lớp tín chỉ Lập thời khóa biểu

Quy định đăng ký lớp tín chỉ Đăng ký sớm học

phần

Thu học phí Sinh viên đăng ký

lớp tín chỉ

Cố vấn học tập phê duyệt đăng ký của sinh viên

Đ S

Kết thú

Bước 1: Đăng ký sớm học phần:

Căn cứ vào Chương trình đào tạo đã xây dựng đặc biệt là “cây tiến trình”, người CBQL cho sinh viên đăng ký đăng ký các học phần mà sinh viên có nhu cầu học trong học kỳ sắp diễn ra. Việc này người CBQL thực hiện trên giao diện của UniScheduleCredit còn sinh viên đăng ký trên cổng thông tin của UniPortal.

Hình 3.1: Giao diện UniScheduleCredit quản lý chương trình đào tạo

Bước này giúp cho người CBQL thu thập được thông tin về nhu cầu của người học trong học kỳ sắp diễn ra.

Bước 2: Tạo lớp tín chỉ:

Căn cứ vào số liệu dự báo, người CBQL xây dựng các lớp tín chỉ cho mỗi học phần sẽ giảng dạy trong học kỳ. Các lớp này được quản lý theo hệ đào tạo, ngành đào tạo, khóa đào tạo, khoa và các tổ bộ môn. Việc này người CBQL thực hiện trên giao diện của UniScheduleCredit.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên (Trang 66)