Quản lý chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo, tiến độ giảng dạy, thời khóa biểu theo học chế

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên (Trang 54)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Quản lý chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo, tiến độ giảng dạy, thời khóa biểu theo học chế

thời khóa biểu theo học chế tín chỉ tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên

Như đã trình bày, từ năm học 2008-2009, Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Tuy nhiên, cũng giống như các trường khác, công tác quản lý của nhà trường đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.

Đầu tiên phải kể đến là nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý trong công tác quản lý khi nhà trường chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Chỉ có 03 CBQL cấp khoa trở lên được tham gia lớp “Bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ” tháng 5/2008 tại Học viện QLGD. Trước đó đúng 01 năm, 13 CBQL và giảng viên đại diện cho 9 khoa, 3 phòng và BGH được tham gia cùng các chuyên gia xây dựng chương trình đào tạo phục vụ cho năm học 2008-2009. Điều đó cho thấy, nhận thức về học chế tín chỉ nói chung và quản lý trong đào tạo theo học chế tín chỉ nói riêng của đội ngũ CBQL, giảng viên, sinh viên là rất sơ khai.

Chính vì thế, công tác quản lý của đội ngũ CBQL nhà trường vấp phải nhiều khó khăn, bất cập. Cụ thể là:

Công tác quản lý chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo:

Xuất hiện nhiều điểm mới so với đào tạo theo niên chế như: Lớp học hành chính bị phá vỡ, “cây tiến trình” (sơ đồ tiến trình đào tạo dạng cây) trong CTĐT xuất hiện yếu tố mềm dẻo, KHĐT theo học kỳ không còn “cứng” mà mềm hóa theo nhu cầu của sinh viên…

Lớp học hành chính bị phá vỡ, “cây tiến trình” trong CTĐT xuất hiện yếu tố mềm dẻo làm cho công tác quản lý sinh viên một lớp không chỉ dừng ở việc quản lý con người và các hoạt động rèn luyện như trước. Giáo viên chủ nhiệm lớp được thay bằng cố vấn học tập. Công tác quản lý sinh viên trong lớp được mở rộng ra, phức tạp hơn, đòi hỏi người CVHT phải am hiểu CTĐT của ngành mà sinh viên theo học, sở trường, sở đoản, khả năng phát triển của mỗi sinh viên trong lớp để định hướng kế hoạch học tập cho từng sinh viên.

Về quá trình tác nghiệp, CVHT phải làm việc nhiều hơn với sinh viên trong điều kiện khả năng gặp gỡ sinh viên cực kỳ hạn chế. Trong một tuần, chỉ có 01 giờ sinh hoạt lớp là CVHT có thể gặp đầy đủ sinh viên lớp mình để triển khai công việc với một khối lượng khá lớn. Chỉ tính riêng mảng việc tư vấn, hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch học tập, CVHT đã phải thực hiện từ 4 công đoạn trở lên và quan trọng là phải thực hiện thủ công.

Sơ đồ dưới đây mô tả chu trình làm việc của CVHT ở công tác này:

Sơ đồ 2.2: Quy trình CVHT quản lý sinh viên xây dựng kế hoạch học tập trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên

Hướng dẫn sinh viên đăng ký Bắt

đầu

Sinh viên đăng ký Hướng dẫn sinh viên tìm

hiểu “cây tiến trình”

Duyệt đăng ký Đ K Kết thú c

CVHT phải gặp trực tiếp và hướng dẫn sinh viên tìm hiểu “cây tiến trình”, công đoạn này có thể thực hiện với số đông sinh viên. Sau đó hướng dẫn sinh viên đăng ký sớm. Khi sinh viên đăng ký sớm xong, CBQL của phòng Đào tạo dựa trên kết quả thu được lập kế hoạch đào tạo của học kỳ rồi chuyển cho sinh viên đăng ký học. Khi có được kế hoạch đào tạo các lớp tín chỉ, CVHT gặp sinh viên lần thứ 3 để hướng dẫn đăng ký. Chờ sinh viên đăng ký xong, CVHT duyệt kết quả đăng ký của sinh viên, đó là công đoạn 4. Nếu suôn sẻ, CVHT ít nhất trải qua 4 công đoạn làm việc với mỗi sinh viên, còn nếu không, CVHT tiếp tục phải hướng dẫn lại để sinh viên đăng ký điều chỉnh. Có những sinh viên phải lặp lại chu trình này rất nhiều lần.

Về phía CBQL, so với học chế niên chế, công tác quản lý trong đào tạo theo học chế tín chỉ xuất hiện tác vụ mới khi lập kế hoạch đào tạo đó là phải lập kế hoạch trên cơ sở đăng ký sớm của sinh viên. Kế hoạch đó lại phải điều chỉnh sau khi đăng ký học thực tế. Thay vì chỉ 01 công đoạn thì CBQL phải thực hiện 03 công đoạn trở lên.

Người CBQL phải tổng hợp số liệu dự báo dựa vào kết quả đăng ký sớm của sinh viên. Sau đó lập kế hoạch đào tạo của học kỳ rồi quy định cho các đối tượng sinh viên đăng ký. Sau khi sinh viên đăng ký xong, người CBQL phải xử lý kết quả. Đó chính là điều chỉnh KHĐT của học kỳ rồi cho sinh viên đăng ký điều chỉnh. Cuối cùng là ban hành KHĐT chính thức của học kỳ. Tất cả các công đoạn này người CBQL phải làm thủ công.

Sơ đồ 2.3: Quy trình CBQL quản lý sinh viên xây dựng kế hoạch học tập trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên

Lập KHĐT của học kỳ Bắt

đầu

Sinh viên đăng ký Đăng ký sớm học phần (số liệu dự báo) Xử lý kết quả Đ K Kết thúc Ban hành KHĐT của học kỳ

Hình 2.3: Bảng tổng hợp đăng ký học lớp tín chỉ thủ công

Công tác quản lý tiến độ đào tạo, thời khóa biểu:

Khi đào tạo theo niên chế, CBQL phòng Đào tạo lập xong KHĐT sẽ lập tiến độ đào tạo và phân công giảng viên, phòng học cho các học phần cơ bản, cơ sở, đại cương rồi xếp TKB cho các học phần đó. Sau đó, CBQL phòng Đào tạo sẽ chuyển về các khoa để CBQL từng khoa phân công giảng viên, phòng học cho các học phần chuyên ngành rồi xếp TKB cho các học phần đó.

Chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ, sau công đoạn lập KHĐT, CBQL phòng Đào tạo lập tiến độ đào tạo và phân công giảng viên, phòng học cho tất cả các học phần rồi xếp TKB. Điều đáng chú ý là CBQL phòng Đào tạo phụ trách mảng công tác này chỉ là 01 người và thực hiện công việc thủ công hoặc có hỗ trợ của Microsoft Office cài đặt trên máy tính.

Hình 2.4: Tiến độ đào tạo theo lớp được xây dựng thủ công

Việc lập tiến độ đào tạo hoàn toàn bằng phương pháp thủ công lại chỉ do một người thực hiện sẽ dẫn đến việc không tối ưu trong việc phân công giảng viên, sử dụng phòng học và TBDH. Tương tự, khi xếp TKB sẽ dễ xảy ra nhầm lẫn dẫn đến trùng TKB hoặc bố trí giảng viên giảng quá số giờ quy định trong ngày. Ngoài ra, khi số lớp tín chỉ tăng lên, việc thực hiện thủ công là vô cùng khó khăn, phức tạp và khi muốn truy xuất theo các tham số khác như TKB cá nhân sinh viên, lịch giảng cá nhân giảng viên hay, lịch sử dụng phòng … sẽ không thực hiện được.

2.2.3. Quản lý quá trình kiểm tra, đánh giá sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên

Bất kỳ một quá trình đào tạo nào mà một con người tham gia cũng nhằm tạo ra những biến đổi nhất định trong con người đó. Muốn biết những biến đổi đó xảy ra ở mức độ nào phải đánh giá hành vi của người đó trong một tình huống nhất định. Sự đánh giá cho phép chúng ta xác định, một là mục tiêu đào tạo được đặt ra có phù hợp hay không và có đạt được hay không, hai là việc giảng dạy có thành công hay không, người học có tiến bộ hay không. Công tác đánh giá ở Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên cũng vậy.

Để phân tích thực trạng công tác quản lý quá trình kiểm tra, đánh giá sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên tác giả xin được tiếp cận theo các phương pháp đánh giá mà nhà trường đang sử dụng.

 Theo cách thức thực hiện việc đánh giá, có thể chia phương pháp đánh giá thành ba loại lớn: Loại quan sát, loại vấn đáp và loại viết.

- Loại quan sát giúp đánh giá các thao tác, các hành vi, các phản ứng vô thức, các kỹ năng thực hành và cả một số kỹ năng về nhận thức, chẳng hạn cách giải quyết vấn đề trong một tình huống đang được nghiên cứu.

- Loại vấn đáp có tác dụng tốt để đánh giá khả năng ứng đáp các câu hỏi được nêu một cách tự phát trong một tình huống cần kiểm tra, cũng thường được sử dụng khi sự tương tác giữa người hỏi và người đối thoại là quan trọng, chẳng hạn để xác định thái độ người đối thoại…

- Loại viết thường được sử dụng nhiều nhất, vì nó có các ưu điểm sau: + Cho phép kiểm tra nhiều thí sinh cùng một lúc;

+ Cho phép thí sinh cân nhắc nhiều hơn khi trả lời; + Có thể đánh giá một số loại tư duy ở mức độ cao;

+ Cung cấp các bản ghi trả lời của thí sinh để nghiên cứu kỹ khi chấm; + Dễ quản lý vì người chấm không tham gia trực tiếp vào bối cảnh kiểm tra;

Sơ đồ 2.4: Các hình thức thực hiện đánh giá

Viết

Trắc nghiệm khách quan

Đánh giá thành quả học tập

Cung cấp thông tin Trắc nghiệm tự luận Vấn đáp Quan sát Vấn đáp Ghép đôi Điền khuyết Trả lời ngắn Đúng - Sai Nhiều lựa chọn

Loại đánh giá viết lại được chia thành hai nhóm chính:

+ Nhóm các câu hỏi tự luận: Các câu hỏi buộc phải trả lời theo dạng mở, thí sinh phải tự mình trình bày ý kiến trong một bài viết để giải quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra.

+ Nhóm các câu hỏi trắc nghiệm khách quan: Đề thi thường bao gồm rất nhiều câu hỏi, mỗi câu nêu lên vấn đề và những thông tin cần thiết để thí sinh có thể trả lời từng câu một cách ngắn gọn.

Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên hiện đang áp dụng cả ba phương pháp trong đánh giá thành quả của sinh viên. Loại quan sát thường dùng để đánh giá các kỹ năng thực hành. Loại vấn đáp dùng để đánh giá khả năng phản ứng, khả năng tương tác hay thái độ của sinh viên. Loại viết được sử dụng nhiều hơn cả do tính chất của nó.

Tuy nhiên, trong phương pháp đánh giá viết, số học phần sử dụng phương pháp TNKQ lại không nhiều và mới dừng ở mức thí điểm. Trong báo cáo tự đánh giá của nhà trường ghi rõ “Một số học phần đã được áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên” và “Tuy nhiên, do nhân lực của bộ phận khảo thí còn quá mỏng, chưa đảm đương hết toàn bộ công tác thi cử trong toàn trường. Chất lượng của ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm chưa cao cho nên công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập cần phải được cải tiến thêm”.

 Theo mục tiêu của việc đánh giá, có thể phân chia các phương pháp đánh giá thành hai nhóm: Đánh giá trong tiến trình và đánh giá tổng kết.

Đánh giá trong tiến trình được sử dụng trong quá trình dạy và học để nhận được các phản hồi từ sinh viên, xem xét mức độ thành công của việc dạy và học, chỉ ra trở ngại và tìm cách khắc phục

Đánh giá tổng kết nhằm tổng kết những gì học viên đạt được, xếp loại học viên, lựa chọn học viên thích hợp để tiếp tục đào tạo hoặc sử dụng trong

tương lai, chứng tỏ hiệu quả của khóa học và việc dạy của giảng viên để đặt ra mục tiêu trong tương lai cho sinh viên.

Hai nhóm đánh giá nêu trên được tiến hành theo những cách hoàn toàn khác nhau. Trong giảng dạy ở nhà trường, các đánh giá trong tiến trình thường gắn chặt với giảng viên, còn các đánh giá kết thúc thường bám sát vào mục tiêu dạy học đã đề ra, và có thể tách khỏi giảng viên.

Về điểm này, thực tế Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên mới triển khai được công tác đánh giá tổng kết với quy trình ra đề, đáp án thi kết thúc học phần, quy trình tổ chức thi, chấm thi kết thúc học phần… đối với phương pháp quan sát, vấn đáp và trắc nghiệm tự luận của phương pháp viết. Còn đối với TNKQ của phương pháp viết thì cũng chỉ dừng ở thực hiện thí điểm, chưa có quy trình ra đề, đáp án thi, chưa có CBQL chuyên trách.

Đặc biệt quy trình tổ chức việc đánh giá trong tiến trình mới ở mức rất sơ khai. Quy chế đào tạo mà nhà trường ban hành quy định: “Đối với các học phần chỉ có lý thuyết hoặc có cả lý thuyết và thực hành: Tùy theo tính chất của học phần, điểm tổng hợp đánh giá học phần được căn cứ vào một phần hoặc tất cả các điểm đánh giá bộ phận, bao gồm: điểm kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập; điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận; điểm đánh giá phần thực hành; điểm chuyên cần; điểm thi giữa học phần; điểm tiểu luận và điểm thi kết thúc học phần, trong đó điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc cho mọi trường hợp và có trọng số không dưới 50%”.

Trong Quy chế đào tạo mà nhà trường ban hành cũng ghi rõ “Giảng viên phụ trách học phần trực tiếp ra đề thi, đề kiểm tra và cho điểm đánh giá bộ phận, trừ bài thi kết thúc học phần”. Chính vì thế, không có một quy trình nào cho quá trình đánh giá trong tiến trình, cũng không có một “ngân hàng câu hỏi” hay “ngân hàng tình huống sư phạm” nào để giảng viên sử dụng khi giảng dạy các học phần.

 Theo phương hướng sử dụng kết quả đánh giá, có thể phân chia ra: Đánh giá theo chuẩn và đánh giá theo tiêu chí.

Đánh giá theo chuẩn là đánh giá được sử dụng để xác định mức độ thực hiện của một cá nhân nào đó so với các cá nhân khác trong một nhóm mà trên đó việc đánh giá được thực hiện.

Đánh giá theo tiêu chí: Là đánh giá được sử dụng để xác định mức độ thực hiện của một cá nhân nào đó so với các tiêu chí xác định cho trước.

Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên đã xây dựng được bộ chuẩn đầu ra cho tất cả các ngành đào tạo, mục tiêu đào tạo cho tất cả các học phần có trong các CTĐT. Tuy nhiên, tất cả chỉ để phục vụ cho công tác đánh giá tổng kết bởi vì đánh giá theo chuẩn phù hợp với đánh giá tổng kết còn đánh giá theo tiêu chí mới phù hợp cho đánh giá trong tiến trình.

Chính vì thế, báo cáo tự đánh giá của nhà trường cũng ghi rõ “Trong thời gian tới, nhà trường sẽ bổ sung thêm nhân lực cho bộ phận khảo thí, tìm các giải pháp để động viên, khuyến khích giảng viên tham gia nhiều hơn nữa trong việc xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho các học phần đào tạo”.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w