9. Cấu trúc của luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất
Để phát huy tối đa tác dụng của các biện pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên, Ban giám hiệu nhà trường cần thấy được mối quan hệ giữa các
biện pháp, thấy được sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các biện pháp. Đồng thời nhà trường còn phải biết phối kết hợp các biện pháp để các biện pháp có thể hỗ trợ cho nhau làm cho quá trình thực thi các biện pháp ở trong các nhà trường trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.
Mối quan hệ giữa các biện pháp được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 3.4: Mối quan hệ giữa các biện pháp
Trước hết CBQL nhà trường cần nhận định, biện pháp 1 là cơ sở quan trọng nhất để thực hiện tốt những biện pháp còn lại, biện pháp 1 tác động trực tiếp đến các biện pháp còn lại bởi biện pháp 1 đề cập đến vấn đề nhận thức. Trong cuộc sống, con người có nhận thức ra sao thì sẽ hành động như vậy. Nhận thức là cơ sở của hành động, muốn có hành động đúng thì đương nhiên
Biện pháp 1 Biện pháp 3 Biện pháp 2 Biện pháp 4 Tác động trực tiếp Tác động gián tiếp
phải có nhận thức đúng. Tuy nhiên để nhận thức ra được một vấn đề, đối với mỗi người đôi khi là cả một quá trình. Vì vậy CBQL cần phải cho tiến hành thực thi biện pháp 1 thường xuyên đồng thời cũng phải kiên trì thực hiện.
Biện pháp 2 là biện pháp giúp ích rất nhiều cho đội ngũ CBQL cả về thực nghiệm quy trình quản lý lẫn giảm thiểu sự tiêu tốn sức lực đồng thời đem lại sự chính xác, tiện dụng và hiệu quả công việc. Biện pháp 2 tác động gián tiếp đến biện pháp 1 và tác động trực tiếp đến biện pháp 3 tuy chỉ ở một vài khâu nhất định nhưng lại là then chốt bởi tính khách quan, bảo mật của nó. Quan trọng hơn, biện pháp 2 tác động trực tiếp đến không chỉ đội ngũ CBQL mà còn cả đông đảo giảng viên và sinh viên.
Biện pháp 3 chính là kênh thông tin phản hồi giúp lãnh đạo nhà trường đánh giá và điều chỉnh lại các biện pháp khác nhằm thực hiện tốt công tác quản lý của mình. Biện pháp 3 tác động gián tiếp đến các biện pháp còn lại, có thể làm ảnh hưởng tốt hoặc không tới các biện pháp còn lại. Điều này phụ thuộc vào việc thực hiện các biện pháp thành công hay thất bại.
Biện pháp 4 là cơ sở để thực hiện tốt biện pháp 2 và 3, nó tác động trực tiếp đến hai biện pháp này và tác động gián tiếp đến biện pháp 1. Thực hiện tốt biện pháp 4 là tiền đề quan trọng cho sự thực hiện thành công biện pháp 2 và biện pháp 3. Đặc biệt trong giai đoạn thực hiện đổi mới công tác QLGD
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thì càng phải lưu tâm thực hiện tốt và triệt
để biện pháp này.
Có thể nói, mỗi biện pháp trong số 4 biện pháp có trong đề tài đều có những ảnh hưởng nhất định đối với các biện pháp còn lại. Do đó để nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên thì cần thực hiện đầy đủ, hài hòa, đồng bộ các biện pháp nói trên.