Biện pháp 4: Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ CBQL đào tạo theo học chế tín

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên (Trang 93)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ CBQL đào tạo theo học chế tín

CBQL đào tạo theo học chế tín chỉ

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

- Chọn lọc được đội ngũ CBQL tiên phong thực hiện cuộc cách mạng đổi mới công tác quản lý trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Đội ngũ CBQL đó có nhân tố ở tất cả các mảng công việc quản lý đào tạo: Quản lý CTĐT, KHĐT, quản lý quá trình dạy và học, quản lý quá trình kiểm tra, đánh giá sinh viên đào tạo theo học chế tín chỉ. Đội ngũ đó cũng phải đồng bộ từ cấp nhà trường, các phòng chức năng như phòng Đào tạo, phòng Công tác sinh viên, phòng Quản trị, Trung tâm cho đến các Khoa và Tổ bộ môn.

- Đào tạo được đội ngũ CBQL tiên phong đã chọn lọc được cả về kiến thức lẫn kỹ năng, nghiệp vụ quản lý.

- Đưa được đội ngũ CBQL tiên phong đảm nhận những đầu việc quan trọng, mấu chốt, cơ bản trong các mảng công việc: Quản lý đào tạo, quản lý quá trình kiểm tra, đánh giá sinh viên, quản lý các mô hình dạy và học đặc thù của đào tạo theo học chế tín chỉ.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp và cách thức thực hiện

Việc bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL những kiến thức, kỹ năng cần thiết nhằm làm tốt các công tác quản lý đào tạo, quản lý quá trình kiểm tra, đánh giá sinh viên, quản lý các mô hình dạy và học đặc thù của đào tạo theo học chế tín chỉ phải đảm bảo những yêu cầu sau:

- Lập kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng, phát triển và quy hoạch, bổ nhiệm đội ngũ CBQL đáp ứng nhu cầu về số lượng, chất lượng, phù hợp điều kiện thực tế của nhà trường. Trong đó, kế hoạch, quy trình và tiêu chí tuyển dụng phải rõ ràng, minh bạch. Khi bổ nhiệm CBQL phải có chiến lược, quy trình, tiêu chí rõ ràng, phù hợp với vị trí công việc.

- Đảm bảo các quyền dân chủ cho đội ngũ CBQL trong trường. Nhà trường tạo môi trường để CBQL tham gia góp ý kiến rộng rãi đối với các chủ trương, kế hoạch của trường đồng thời giải quyết các thắc mắc, khiếu nại, tố cáo kịp thời để tạo tâm thế ổn định để phát triển.

- Có chính sách, biện pháp tạo điều kiện để đội ngũ CBQL tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ như: Tạo điều kiện về mặt thời gian, khuyến khích, hỗ trợ tài chính cho đội ngũ CBQL tham gia học tập nâng cao hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong và ngoài nước.

- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ, công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu và tự chủ học thuật. Có chính sách ưu tiên CBQL có kinh nghiệm song song với trẻ hóa đội ngũ này.

- Xây dựng kế hoạch và phương pháp đánh giá hợp lý các hoạt động quản lý của đội ngũ CBQL, chú trọng việc triển khai đổi mới phương pháp quản lý trong đào tạo theo học chế tín chỉ.

Để làm tốt công tác này, lãnh đạo nhà trường lần lượt cử CBQL chủ chốt của các đơn vị trong trường tham gia các khoá đào tạo kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ quản lý và phân công cán bộ phụ trách bồi dưỡng giúp đỡ, trợ giúp, hướng dẫn cụ thể từng nghiệp vụ cho các đơn vị. Từ đó, các phòng chức năng có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ quản lý cho CBQL của đơn vị mình phụ trách một cách đồng bộ và thường xuyên.

Đặc biệt công tác triển khai đổi mới phương pháp quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu trong đào tạo theo học chế tín chỉ cần được quan tâm tập huấn và có những chương trình hội thảo hướng dẫn một cách cụ thể, tránh việc hiểu không rõ, thực hiện không đem lại hiệu quả mà nhiều khi còn phản tác dụng.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

- Lãnh đạo nhà trường phải thực sự quan tâm đến vấn đề trình độ quản lý của đội ngũ CBQL, coi việc thiếu hụt kiến thức và kỹ năng quản lý là một phần trách nhiệm của nhà quản lý, có kế hoạch bồi dưỡng dài hơi, linh hoạt trong việc đưa ra các biện pháp phù hợp với từng CBQL cụ thể.

- Đầu tư đầy đủ về cơ sở vật chất: Máy móc, trang thiết bị, phần mềm quản lý, hệ thống quy trình, tài liệu, mạng Internet, LAN…

- Có đủ nguồn tài chính để tổ chức lớp đào tạo, lớp học bồi dưỡng: Trả tiền bồi dưỡng cho giảng viên, báo cáo viên, hỗ trợ kinh phí cho CBQL tham gia học tập, thanh toán tiền công tác phí, bảo hành, bảo trì máy… phù hợp với thực tiễn.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w