C. Fe2O3hoặc Fe3O4 D Fe2O3.
A. 0,5 lít B 0,7 lít C 0,12 lít D.1 lít.
Câu 5: Cho một luồng khí CO đi qua ống đựng 0,01 mol FeO và 0,03 mol Fe2O3 (hỗn hợp A) đốt nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 4,784 gam chất rắn B gồm 4 chất trong đó có oxit sắt từ. Hoà tan chất rắn B bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,6272 lít H2 (ở đktc). Xác định số mol oxit sắt từ trong hỗn hợp B. Biết rằng trong B số mol oxit sắt từ bằng 1/3 tổng số mol sắt (II) oxit và sắt (III) oxit.
A. 0,006. B. 0,008. C. 0,01. D. 0,012.
Câu 6: Dẫn một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng 0,04 mol hỗn hợp A gồm FeO và Fe2O3 đốt nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được chất rắn B gồm bốn chất cân nặng 4,784 gam. Khí đi ra khỏi ống sứ hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 4,6 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng FeO trong hỗn hợp A là
A. 31,03 %. B. 86,97 %. C. 68,97 %. D. 13,03 %.
Câu 7: Cho ba kim loại Al, Fe, Cu vào 2 lít dung dịch HNO3 phản ứng vừa đủ, thu được 1,792 lít khí (đktc) gồm N2 và NO2 có tỉ khối so với H2 bằng 18,5. Nồng độ mol HNO3 trong dung dịch đầu là
A. 0,22M. B. 0,56M. C. 0,28M. D. 0,25M.
Câu 8: Đốt cháy 9,8 gam bột Fe trong không khí thu được hỗn hợp chất rắn Z gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3. Để hoà tan Z cần dùng vừa hết 500 ml dung dịch HNO3 1,6M, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Giá trị của V là
A. 10,08. B. 6,16. C. 5,60. D. 6,048.
Câu 9: Hỗn hợp A gồm KClO3, Ca(ClO2)2, Ca(ClO3)2, CaCl2 và KCl nặng 83,68 gam. Nhiệt phân hoàn toàn A, thu được chất rắn B gồm CaCl2, KCl và 17,472 lít khí (ở đktc). Cho chất rắn B tác dụng với 360 ml dung dịch K2CO3 0,5M (vừa đủ) thu được kết tủa C và dung dịch D. Khối lượng KCl trong dung dịch D nhiều gấp 22
3 lần lượng KCl có trong A. % khối lượng KClO3 có trong A là
A. 47,83%. B. 56,72%. C. 54,67%. D. 58,55%.
Câu 10: Hoà tan hết 4,431 gam hỗn hợp Al và Mg trong HNO3 loãng, thu được dung dịch A và 1,568 lít (ở đktc) hỗn hợp hai khí (đều không màu) có khối lượng 2,59 gam, trong đó có một khí bị hoá thành màu nâu trong không khí. Số mol HNO3 đã phản ứng là