5. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu
3.1.3 Nhận dạng các cơ hội và nguy cơ
Cơ hội
1. Dân số lớn và tăng cao hứa hẹn là một thị trường tiêu thụ lớn và cung ứng nhân lực dồi dào. Trong báo cáo nghiên cứu về “Dự báo thị trường bán lẻ của Việt Nam đến năm 2014" tổ chức tư vấn AT Kearney (Mỹ) đã nhận định: Thị trường bán lẻ của Việt Nam vẫn đầy sức hút nhờ quy mô thị trường và số lượng người tiêu dùng. Với khoảng 90 triệu dân nhưng toàn quốc mới chỉ có 638 siêu thị, 120 trung tâm thương mại và trên 1.000 cửa hàng tiện ích, con số này chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.Dự báo, từ nay đến năm 2014, doanh số bán lẻ tại Việt Nam có thể tăng 23%/năm. Điều này cho thấy thị trường bán lẻ Việt Nam có rất nhiều cơ hội, nhất là khi người tiêu dùng đang có khuynh hướng chuyển sang mua sắm tại các siêu thị lớn và cửa hàng hiện đại.
2. Việt Nam được các chuyên gia nước ngoài đánh giá cao vì nền kinh tế tăng trưởng mạnh, nguồn vốn FDI dồi dào, lượng dân số trẻ ưa thích chi tiêu đứng hàng đầu châu Á.
3. Có sự hỗ trợ của nhà nước. Giai đoạn 2012-2020 nhà nước và chính phủ tập trung phát triển mô hình bán lẻ với nhiều chính sách ưu đãi. QĐ 64 của UBND TPHCM qui định các loại thực phẩm tươi sồng hoặc đã sơ chế chỉ được bán trong các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng tiện ích nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và mỹ quan thành phố. Quyết định này giúp tăng doanh thu các mặt hàng trên tại hệ thống siêu thị, vốn trước nay vẫn là thế mạnh của các chợ tự phát.
4. Ứng dụng tốt sự phát triển của công nghệ thông tin: Sự phát triển của thương mại điện tử giúp quảng bá trên website Big C và các website xã hội như Facebook, Youtube,...
Nguy cơ
1. Năm 2012, thị trường bán lẻ của Việt Nam hiện đang hết sức khó khăn do chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế trong nước. Theo nguồn của Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, bốn tháng đầu năm 2012, trong tổng số 17.735 doanh nghiệp giải thể và dừng hoạt động đã có đến 5.297 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bán buôn, bán lẻ.
2. Cạnh tranh ngày càng ngay gắt: Sự hấp dẫn của thị trường này luôn là miếng mồi ngon hấp dẫn nhiều nhà đầu tư, tồn tại nguy cơ phải đối mặt với đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và hiện tại. Các thương hiệu bán lẻ khắp thế giới đã và đang tìm cách mở rộng sự hiện diện của mình ở Việt Nam.
3. Các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô bộc lộ nhiều bất ổn, khiến sức mua bị tác động mạnh; các nhà đầu tư gặp khó khăn trong khâu xin giấy phép, mở rộng hoạt động tham gia vào thị trường.
4. Chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao, chi phí vật liệu, nhiên liệu, phí vận chuyện hàng hóa từ trung tâm phân phối đến cửa hàng, giá thuê mặt bằng đắt đỏ trong khi thị trường thu hẹp.
5. Niềm tin của người tiêu dùng bị sụt giảm. Theo khảo sát, trong 3 quý đầu năm 2012, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng đã liên tục giảm, chạm mức thấp nhất trong vòng 3 năm nay. Đa số người dân đang thắt chặt chi tiêu, cân nhắc kỹ khi mua sắm và chỉ chi tiền để sở hữu những sản phẩm có tích hợp giá trị cộng thêm cao.
6. Sức mua sụt giảm nghiêm trọng. Trong năm 2011, chỉ số tiết kiệm tại Việt Nam đã lên đến 70%, cao hơn rất nhiều so mức trung bình của người châu Á là 59%. Giá cả tăng mạnh khiến người mua sắm nâng cao mức tiết kiệm hơn, họ ưu tiên mua hàng và sử dụng các dịch vụ có khuyến mãi để tiết kiệm chi tiêu.
7. Còn tiềm ẩn nhiều rủi ro: nhiều mối đe dọa từ các loại thực phẩm, thịt nhiễm chất tạo nạc, thực phẩm bẩn từ Trung Quốc, rau quả dùng chất formaldehyde,... làm giảm uy tín gây hoang mang lòng tin người tiêu dùng. Hiểm họa dịch bệnh, thiên tai,... nạn buôn lậu, hàng giả, hàng nhái tràn lan cũng ảnh hưởng không nhỏ đến độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ