Đe dọa của những đối thủ tiềm ẩn mới gia nhập ngành

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hệ thống siêu thị Big C giai đoạn 2012-2020 (Trang 26)

5. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu

1.2.2.1 Đe dọa của những đối thủ tiềm ẩn mới gia nhập ngành

Đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất, nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ quyết định gia nhập ngành. Những đối thủ này khi gia nhập ngành sẽ đem theo những nguồn lực mới: tiềm lực tài chính mạnh, công nghệ mới… Chính điều này làm cho cạnh tranh diễn ra rất gay gắt và làm cho thị phần cũng như lợi nhuận giảm. Mối đe dọa xâm nhập ngành phụ thuộc vào:

Tính kinh tế nhờ quy mô: coi sự giảm xuống về chi phí cho một đơn vị sản phẩm là do sự tăng lên tuyệt đối trong một thời kỳ về khối lượng sản phẩm. Ở

trường hợp này một công ty muốn xâm nhập vào ngành gặp nhiều khó khăn và trở ngại buộc phải đầu tư một quy mô lớn, phải đối phó với những phản ứng mạnh mẽ của doanh nghiệp trong ngành. Rào cản kinh tế nhờ quy mô có ở nơi các hoạt động kinh tế diễn ra theo kiểu liên kết dọc nghĩa là hoạt động thành công ở các công đoạn sản xuất đến phân phối. Tại đây các đối thủ mới nhập cuộc phải vào cuộc dưới dạng liên kết hoặc buộc sự bất lợi về chi phí cũng như khả năng khó khăn nguyên liệu đầu vào, hay thị trường cho sản phẩm khi đa số các nhà cạnh tranh đã có liên kết.

Tính dị biệt hóa sản phẩm: Có nghĩa là một công ty đã ổn định đã có một nhãn hiệu và một lượng khách hàng trung thành. Những yếu tố này gây ra rào cản vì buộc những công ty nào nếu muốn xâm nhập ngành phải đầu tư rất lớn cho việc quảng cáo, chăm sóc khách hàng để có được lòng trung thành từ họ.

Các yêu cầu về vốn: Sự cần thiết phải đầu tư một lượng tài chính lớn, đặc biệt là cho công tác quảng cáo và nghiên cứu… nếu muốn có được các năng lực cạnh tranh với các đối thủ trong ngành.

Phí tổn chuyển đổi: là phí tổn một lần mà người mua gặp phải khi chuyển đổi từ sản phẩm của doanh nghiệp này sang sản phẩm của doanh nghiệp khác. Các chi phí này có thể bao gồm: chi phí đào tạo lại nhân viên, máy móc thiết bị mới, trợ giúp kỹ thuật, đăng lý lại sản phẩm, thậm chí những chi phí do cắt đứt mối quan hệ.

Khả năng tiếp cận các kênh phân phối: khi những kênh phân phối đối với sản phẩm đã ổn định, thì công ty mới vào phải thuyết phục các kênh phân phối ấy chấp nhận sản phẩm của mình bằng việc phá giá, chi tiêu quảng cáo nhiều hơn và những động thái tương tự. Điều này làm lợi nhuận giảm, thậm chí thua lỗ.

Những bất lợi về chi phí không liên quan đến quy mô như: công nghệ, sản phẩm độc quyền, có nguồn nguyên liệu thuận lợi, vị trí thuận lợi, những khoản hỗ trợ từ chính phủ. Tóm lại việc gia nhập ngành của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào lợi nhuận của ngành và mức rủi ro, cụ thể là:

Bảng 1.1 Rào cản mức xâm nhập ngành Rào cản xâm

nhập

Thấp Lợi nhuận thấp, ổn định Lợi nhuận thấp, rủi ro cao Cao Lợi nhuận cao, ổn định Lợi nhuận cao, rủi ro cao

( Nguồn: Tác giả phát triển cho nghiên cứu) Từ việc phân tích các rào cản này giúp doanh nghiệp không ngừng nâng cao chúng, chính tự nâng cao chính các nguồn lực của mình nhằm đối phó với các đối thủ chuẩn bị hay muốn xâm nhập ngành.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hệ thống siêu thị Big C giai đoạn 2012-2020 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)