5. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ
Kết hợp các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và đặc thù doanh nghiệp bán lẻ, tác giả đúc kết được các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ như bên dưới.
Lợi thế từ nguồn nhân lực: Đội ngũ nhân viên được đào tạo tốt, nhiệt tình,…
Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là yếu tố then chốt cấu thành nên năng lực cạnh tranh. Một công ty mà có dây chuyền máy móc kỹ thuật hiện đại đến đâu, mà không có người sử dụng được nó thì cũng vô dụng. Hoạt động quản trị nguồn nhân lực là yếu tố ngầm, tạo năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong dài hạn, và các đối thủ cạnh tranh rât khó bắt chước và khó học hỏi.
Quản trị nguồn nhân lực thể hiện qua các chính sách khích lệ nhân viên, văn hoá tổ chức, chính sách đãi ngộ, đào tạo,...
Năng lực quản lý, điều hành
Bộ phận lãnh đạo, quản lý phải có tầm nhìn chiến lược, năng lực chuyên môn cần thiết cũng như óc quan sát, khả năng học hỏi, sáng tạo và khả năng kinh doanh, điều hành nhằm đương đầu với những đòi hỏi cấp bách trong quá trình điều hành và các khó khăn trên thị trường. Với tầm nhìn bao quát, toàn diện thì người quản lý sẽ thấy được cái chính, cái chủ yếu đồng thời thấy được cái chi tiết, cục bộ. Họ cần có óc quan sát để nhận ra cái to lớn, quan trọng ở một hiện tượng nhỏ cũng như nhanh
chóng tìm ra nguyên nhân những khó khăn và trì trệ trong công việc. Năng lực tài chính
Năng lực tài chính của công ty thường thể hiện qua các chỉ số sau: doanh thu, lợi nhuận, thời gian quay vòng vốn, thời gian quay vòng vốn lưu động, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận, doanh thu...
Tình hình tài chính là yếu tố đánh giá khả năng của doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất, đạt tăng trưởng, thực hiện các chiến lược cạnh tranh như chi phí thấp nhờ lợi thế dựa vào quy mô. Xây dựng cơ sở hạ tầng, tiến hành nghiên cứu và phát triển nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh. Công ty có hoạt động tài chính tốt có thể làm giảm lượng hàng tồn kho, thời gian quay vòng vốn, ưu đãi về tín dụng, thu nhiều lợi nhuận, cải tiến được tốt hơn chi phí sản xuất. Tình hình tài chính giống như mạch sống của doanh nghiệp.
Năng lực cạnh tranh về giá
Trong nền kinh tế thị trường , giá cả là một nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến sức mạnh cạnh của doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp cung cấp ra thị trường những sản phẩm có cùng tính năng, công dụng và chất lượng thì sản phẩm của doanh nghiệp nào có giá rẻ hơn sẽ được người tiêu dùng chấp nhận và tiêu dùng nhiều hơn.
Năng lực cạnh tranh về sản phẩm
Thể hiện ở các khía cạnh liên quan đến sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh, thường thể hiện ở độ đa dạng của chủng loại sản phẩm, bao bì, mẫu mã, khả năng tiện dụng của sản phẩm và sức cung ứng sản phẩm.
Hoạt động maketing
Hoạt động Marketing giúp doanh nghiệp nắm rõ hơn tình hình khách hàng của mình. Cải tiến sản phẩm, giới thiệu sản phẩm đến tay người tiêu dùng tốt hơn. Giúp công ty lập kế hoạch sản xuất tốt hơn. Hoạt động Marketing chịu sự chi phối của khả năng tài chính, hệ thống thông tin của doanh nghiệp. Marketing không chỉ giúp
doanh nghiệp dành thị phần mà còn giúp doanh nghiệp biết rõ hơn về đối thủ cạnh tranh.Hoạt động Marketing thường được đánh giá thông qua mức độ khách hàng biết về công ty, mức độ mẫu mã sản phẩm phù hợp với môi trường bên ngoài, mức độ hiểu biết về đối thủ cạnh tranh, về chiến lược của họ,sản phẩm của họ...
Chất lượng sản phẩm, dịch vụ
Nếu như trước kia giá cả được coi là yếu tố quan trọng nhất trong cạnh tranh thì ngày nay nó đã phải nhường chỗ cho chỉ tiêu chất lượng sản phẩm và dịch vụ nhất là khi đời sống ngày càng được nâng cao. Chất lượng sản phẩm dịch vụ là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp khi họ phải đương đầu với các đối thủ cạnh tranh khác. Khách hàng sẵn lòng trả giá cao hơn một chút cho cùng một loại sản phẩm có chất lượng và dịch vụ tốt hơn.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng: hậu mãi và giải quyết khiếu nại
Thuật ngữ "chăm sóc khách hàng" thường được hiểu một cách không đầy đủ là sự chào đón nhiệt tình đối với khách hàng của các nhân viên bán hàng.
Tuy nhiên tiếp xúc với khách hàng chỉ là một phần trong chiến lược chăm sóc
khách hàng của doanh nghiệp. Theo nghĩa tổng quát nhất, chăm sóc khách hàng (hay dịch vụ khách hàng - Customer Care/ Customer Service) là tất cả những gì cần thiết mà doanh nghiệp phải làm để thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng, tức là phục vụ khách hàng theo cách mà họ mong muốn được phục vụ và làm những việc cần thiết để giữ các khách hàng mình đang có.
Cạnh tranh hiện nay không chỉ là cạnh tranh về sản phẩm mà công ty làm ra tại nhà máy của mình mà về cả các dịch vụ góp phần làm cho sản phẩm hoàn chỉnh. Một trong những dịch vụ đó tức là làm tốt công tác chăm sóc khách hàng.
Năng lực nghiên cứu và phát triển
Hoạt động nghiên cứu và phát triển là một trong những hoạt động chủ yếu của công ty. Nó giúp cho công ty không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm, cũng như mẫu mã của sản phẩm. Giúp cho sản phẩm của công ty có sự khác biệt so với sản
phẩm của các doanh nghiệp khác, tạo ra năng lực cạnh tranh. Đánh giá hoạt động nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông qua mức độ đầu tư vào hoạt động nghiên cứu đào tạo nhân viên, trình độ của công nhân,...
Văn hoá doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.
Cũng như văn hoá nói chung, văn hoá doanh nghiệp có những đặc trưng cụ thể riêng biệt. Trước hết, văn hoá doanh nghiệp là sản phẩm của những người cùng làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó. Văn hoá doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp.
Vị thế của doanh nghiệp, thương hiệu
Thương hiệu là tất cả những danh tánh, hình dạng và biểu tượng dùng để xác nhận nguồn gốc của sản phẩm/ dịch vụ cung ứng bởi một doanh nghiệp và phân biệt với sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp khác.
Hai chức năng chủ yếu của thương hiệu:
+ Xác nhận nguồn gốc của các sản phẩm, dịch vụ. + Phân biệt nguồn gốc của các sản phẩm, dịch vụ.
1.4Tóm tắt chƣơng 1
Chương 1 đã đưa ra một cách nhìn khái quát về thế nào là cạnh tranh và năng lực cạnh tranh, các quan niệm về năng lực cạnh tranh cũng như các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và các chỉ tiêu đề đánh giá khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh là một hệ thống các giá trị và năng lực cốt lõi của doanh nghiệp như: Nguồn nhân lực, năng lực quản trị, năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh về giá, năng lực cạnh tranh về sản phẩm, chất lượng dịch vụ, năng lực marketing, năng lực phát triển quan hệ kinh doanh, năng lực nghiên cứu và phát triển, văn hoá doanh nghiệp, vị thế của doanh nghiệp, thương hiệu.
Các kiến thức ở chương 1 là nền tảng cho phần đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh và đề ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Hệ thống siêu thị Big C ở chương 2 và chương 3.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ BIG C
2.1 Giới thiệu về hệ thống siêu thị Big C Việt Nam
2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển 2.1.1.1 Quá trình hình thành 2.1.1.1 Quá trình hình thành
Năm 1998, đại siêu thị Cora được thành lập tại Đồng Nai bởi Tập đoàn Bourbon (Pháp). Hai siêu thị Cora khác lần lượt ra đời tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2001. Từ năm 2002, chuỗi các đại siêu thị Cora được chuyển nhượng cho Tập đoàn phân phối quốc tế Casino (Pháp) và đổi tên thành Big C.
Hệ thống siêu thị Big C hoạt động kinh doanh theo mô hình “Trung tâm thương mại” hay “Đại siêu thị”, là hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại đang được Tập đoàn Casino (Tập đoàn mẹ của siêu thị Big C) triển khai. Tập đoàn Casino được thành lập từ năm 1898, là một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới, với hơn 200.000 nhân viên làm việc tại hơn 11.000 chi nhánh, tại Việt Nam, Thái Lan, Argentina, Uruguay, Brazil, Columbia, Pháp, Madagascar và Mauritius.
2.1.1.2 Hệ thống siêu thị Big C tại Việt Nam
Thương hiệu « Big C » thể hiện hai tiêu chí quan trọng nhất trong định hướng kinh doanh và chiến lược để thành công.
« Big » có nghĩa tiếng Việt là “To lớn”, điều đó thể hiện quy mô lớn của các cửa hàng và sự lựa chọn rông lớn về hàng hóa mà Big C cung cấp. Hiện tại, mỗi Big C có khoảng hơn 40.000 mặt hàng để đáp ứng cho nhu cầu của Khách hàng.
« C » là cách viết tắt của chữ “Customer” (Tiếng Anh), có nghĩa tiếng Việt là “Khách hàng”, Chữ “C” đề cập đến những Khách hàng thân thiết, họ là chìa khóa dẫn đến thành công trong chiến lược kinh doanh của Big C.
Với sự nỗ lực không ngừng của tập thể trên 8.000 thành viên, Big C tự hào giới thiệu đến người tiêu dùng trên toàn quốc những không gian mua sắm hiện đại, thoáng mát, thoải mái với chủng loại hàng hóa đa dạng, phong phú, chất lượng kiểm soát và giá cả hợp lý, đi cùng với những dịch vụ khách hàng thật hiệu quả. Bên cạnh đó, tất cả các cửa hàng Big C trên toàn quốc đều cung cấp những kinh nghiệm mua sắm với nhiều dịch vụ tiện ích cho Khách hàng.
Hiện nay, các cửa hàng Big C hiện diện ở hầu hết các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Vinh, Nam Định,Vĩnh Phúc, Cần Thơ, Bình Dương. Big C đang cố gắng mỗi năm mở tiếp 1 số các siêu thị khác ở các thành phố lớn
Hình 2.2: Hệ thống siêu thị Big C trên lãnh thổ Việt Nam 2.1.2 Cơ cấu tổ chức hệ thống siêu thị Big C
Big C Việt Nam có cơ cấu tổ chức phân quyền theo khu vực. Đứng đầu là tổng giám đốc, chịu trách nhiệm chính trước tập đoàn Casino về tình hình hoạt động kinh doanh của cả hệ thống.
Chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho tổng giám đốc là các giám đốc đặc trách. Hình 2.3 minh họa sơ đồ tổ chức của Big C.
Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức hệ thống siêu thị Big C
(Nguồn: Tác giả tổng hợp cho nghiên cứu) GĐ Điều hành miền Bắc GĐ Điều hành miền Trung GĐ Điều hành miền Nam GĐ Trung tâm thu mua
GĐ Tài chính- Hành chính GĐ Marketing GĐ Nhân sự toàn quốc GĐ Chuỗi cung ứng và Hệ thống Tin học GĐ Truyền thông và đối ngoại GĐ Mở rộng và phát triển GĐ Các Big
C Miền Bắc GĐ Các Big C Miền Trung
GĐ Các Big
C Miền Nam Bộ phận thu mua hàng tiêu dùng mạnh Bộ phận Kiểm soát và quản lý tài chính Bộ phận phụ trách quảng cáo truyền thông và tờ rơi Bộ phận nhân sự các Big C Bộ phận IT Bộ phận Truyền Thông và đối ngoại Bộ phận Dự án Bộ phận phụ trách hàng tiêu dùng mạnh Bộ phận phụ trách hàng tiêu dùng mạnh Bộ phận phụ trách hàng tiêu dùng mạnh Bộ phận thu mua phi thực phẩm Bộ phận quản lý rủi ro thu mua và chi phí chung Bộ phận phát triển ý tưởng Bộ phận huấn luyện đào tạo
Bộ phận cung ứng-điều vận Bộ phận Thuê mướn mặt bằng Bộ phận phụ trách hàng phi thực phẩm Bộ phận phụ trách hàng phi thực phẩm Bộ phận phụ trách hàng phi thực phẩm Bộ phận thu mua hàng thực phẩm tươi sống và chế biến Bộ phận hỗ trợ kế toán Bộ phận phụ trách hàng thực phẩm tươi sống và chế biến Bộ phận phụ trách hàng thực phẩm tươi sống và chế biến Bộ phận phụ trách hàng thực phẩm tươi sống và chế biến Bộ phận Quản lý vệ sinh chất lượng Phòng luật Qũy Trung tâm Qũy Trung tâm Qũy Trung tâm Bộ phận An Ninh Bộ phận An Ninh Bộ phận An Ninh
Các bộ phận chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho tổng giám đốc chia thành 3 nhóm gồm:
Bộ phận phụ trách kênh siêu thị: Gồm có các giám đốc điều hành chịu trách nhiệm về tình hình kinh doanh của khu vực Bắc-Trung-Nam. Báo cáo trực tiêp cho giám đốc điều hành là giám đốc mỗi cửa hàng Big C.
Trung tâm thu mua: Đứng đầu là Giám Đốc Trung tâm thu mua chịu trách nhiệm về toàn bộ hiệu quả và tiến độ của hoạt động thu mua tất cả các ngành hàng gồm:
+ Ngành hàng Phi thực phẩm chịu trách nhiệm thu mua,tìm nguồn hàng và lập giá thành của các mặt hàng quần áo, giày dép, vải sợi, văn phòng phẩm, điện- điện tử, sản phẩm gia dụng.
+ Ngành hàng tiêu dùng mạnh gồm thực phẩm mặn, thực phẩm ngọt, nước- thức uống, bơ sữa, sản phẩm đông lạnh, hoá mỹ phẩm.
+ Ngành hàng thực phẩm tươi sống gồm thịt, cá, rau củ quả, thức ăn sẵn, bánh mì-bánh ngọt, coffee shop
+ Bộ phận Vệ sinh chất lượng là nơi kiểm duyệt nguồn gốc, xuất xứ, chứng nhận kiểm dịch,…qui cách bao bì, đóng gói, in ấn, tem nhãn của hàng hoá và chất lượng hàng hoá trước khi hàng hoá được phép bày bán ở hệ thống BigC. Đồng thời chịu trách nhiệm về kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm tại khu vực ẩm thực, nơi chế biến thức ăn sẵn bày bán cho khách hàng, kho lạnh bảo quản thực phẩm của mỗi Big C.
Các bộ phận chức năng:
+ Bộ phận hành chính - tài chính: thực hiện việc kiểm soát nội bộ; chịu trách nhiệm về tính hợp pháp và loại trừ rủi ro của hợp đồng thương mại trước khi kí kết; thu thập thống kê theo cấu trúc ngành hàng mặt hàng về giá cả, doanh thu và doanh số nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những bất hợp lí, rủi ro, kiểm soát qui trình thanh lí nhà cung cấp đảm bảo đúng tiến độ,…; giám sát và hỗ trợ kế toán các siêu thị.
+ Bộ phận Marketing: Chịu trách nhiệm xúc tiến các chương trình khuyến mãi, lên kế hoạch thiết kế, in ấn catalogue, liên hệ với các bộ phận liên quan để giải đáp các thắc mắc của khách hàng về chất lượng hàng hoá và dịch vụ ( dịch vụ chăm sóc khách hàng), chương trình e-marketing và phát triển dự án thẻ khách hàng thân thiết. Xây dựng các ý tưởng định vị thương hiệu và hình ảnh Big C trong tâm trí khách hàng.
+ Bộ phận nhân sự: Hệ thống BigC có Giám Đốc nhân sự toàn quốc do tập đoàn Casino bổ nhiệm cùng trụ sở của bộ phận nhân sự toàn quốc đặt tại Hà Nội. Từng Big C lại có Bộ phận nhân sự riêng của mình và hoạt động theo sự điều động và chi phối của Nhân sự toàn quốc. Bộ phận đào tạo và giám đốc đào tạo cũng báo cáo trực tiếp cho giám đốc nhân sự.
+ Bộ phận cung ứng –điều vận chịu trách nhiệm tìm kiếm liên hệ nhà vận chuyển, lập kế hoạch điều động hàng hoá, tồn trữ hàng hóa, thực hiện tốt chuỗi