5. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu
2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển
2.1.1.1 Quá trình hình thành
Năm 1998, đại siêu thị Cora được thành lập tại Đồng Nai bởi Tập đoàn Bourbon (Pháp). Hai siêu thị Cora khác lần lượt ra đời tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2001. Từ năm 2002, chuỗi các đại siêu thị Cora được chuyển nhượng cho Tập đoàn phân phối quốc tế Casino (Pháp) và đổi tên thành Big C.
Hệ thống siêu thị Big C hoạt động kinh doanh theo mô hình “Trung tâm thương mại” hay “Đại siêu thị”, là hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại đang được Tập đoàn Casino (Tập đoàn mẹ của siêu thị Big C) triển khai. Tập đoàn Casino được thành lập từ năm 1898, là một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới, với hơn 200.000 nhân viên làm việc tại hơn 11.000 chi nhánh, tại Việt Nam, Thái Lan, Argentina, Uruguay, Brazil, Columbia, Pháp, Madagascar và Mauritius.
2.1.1.2 Hệ thống siêu thị Big C tại Việt Nam
Thương hiệu « Big C » thể hiện hai tiêu chí quan trọng nhất trong định hướng kinh doanh và chiến lược để thành công.
« Big » có nghĩa tiếng Việt là “To lớn”, điều đó thể hiện quy mô lớn của các cửa hàng và sự lựa chọn rông lớn về hàng hóa mà Big C cung cấp. Hiện tại, mỗi Big C có khoảng hơn 40.000 mặt hàng để đáp ứng cho nhu cầu của Khách hàng.
« C » là cách viết tắt của chữ “Customer” (Tiếng Anh), có nghĩa tiếng Việt là “Khách hàng”, Chữ “C” đề cập đến những Khách hàng thân thiết, họ là chìa khóa dẫn đến thành công trong chiến lược kinh doanh của Big C.
Với sự nỗ lực không ngừng của tập thể trên 8.000 thành viên, Big C tự hào giới thiệu đến người tiêu dùng trên toàn quốc những không gian mua sắm hiện đại, thoáng mát, thoải mái với chủng loại hàng hóa đa dạng, phong phú, chất lượng kiểm soát và giá cả hợp lý, đi cùng với những dịch vụ khách hàng thật hiệu quả. Bên cạnh đó, tất cả các cửa hàng Big C trên toàn quốc đều cung cấp những kinh nghiệm mua sắm với nhiều dịch vụ tiện ích cho Khách hàng.
Hiện nay, các cửa hàng Big C hiện diện ở hầu hết các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Vinh, Nam Định,Vĩnh Phúc, Cần Thơ, Bình Dương. Big C đang cố gắng mỗi năm mở tiếp 1 số các siêu thị khác ở các thành phố lớn
Hình 2.2: Hệ thống siêu thị Big C trên lãnh thổ Việt Nam 2.1.2 Cơ cấu tổ chức hệ thống siêu thị Big C
Big C Việt Nam có cơ cấu tổ chức phân quyền theo khu vực. Đứng đầu là tổng giám đốc, chịu trách nhiệm chính trước tập đoàn Casino về tình hình hoạt động kinh doanh của cả hệ thống.
Chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho tổng giám đốc là các giám đốc đặc trách. Hình 2.3 minh họa sơ đồ tổ chức của Big C.
Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức hệ thống siêu thị Big C
(Nguồn: Tác giả tổng hợp cho nghiên cứu) GĐ Điều hành miền Bắc GĐ Điều hành miền Trung GĐ Điều hành miền Nam GĐ Trung tâm thu mua
GĐ Tài chính- Hành chính GĐ Marketing GĐ Nhân sự toàn quốc GĐ Chuỗi cung ứng và Hệ thống Tin học GĐ Truyền thông và đối ngoại GĐ Mở rộng và phát triển GĐ Các Big
C Miền Bắc GĐ Các Big C Miền Trung
GĐ Các Big
C Miền Nam Bộ phận thu mua hàng tiêu dùng mạnh Bộ phận Kiểm soát và quản lý tài chính Bộ phận phụ trách quảng cáo truyền thông và tờ rơi Bộ phận nhân sự các Big C Bộ phận IT Bộ phận Truyền Thông và đối ngoại Bộ phận Dự án Bộ phận phụ trách hàng tiêu dùng mạnh Bộ phận phụ trách hàng tiêu dùng mạnh Bộ phận phụ trách hàng tiêu dùng mạnh Bộ phận thu mua phi thực phẩm Bộ phận quản lý rủi ro thu mua và chi phí chung Bộ phận phát triển ý tưởng Bộ phận huấn luyện đào tạo
Bộ phận cung ứng-điều vận Bộ phận Thuê mướn mặt bằng Bộ phận phụ trách hàng phi thực phẩm Bộ phận phụ trách hàng phi thực phẩm Bộ phận phụ trách hàng phi thực phẩm Bộ phận thu mua hàng thực phẩm tươi sống và chế biến Bộ phận hỗ trợ kế toán Bộ phận phụ trách hàng thực phẩm tươi sống và chế biến Bộ phận phụ trách hàng thực phẩm tươi sống và chế biến Bộ phận phụ trách hàng thực phẩm tươi sống và chế biến Bộ phận Quản lý vệ sinh chất lượng Phòng luật Qũy Trung tâm Qũy Trung tâm Qũy Trung tâm Bộ phận An Ninh Bộ phận An Ninh Bộ phận An Ninh
Các bộ phận chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho tổng giám đốc chia thành 3 nhóm gồm:
Bộ phận phụ trách kênh siêu thị: Gồm có các giám đốc điều hành chịu trách nhiệm về tình hình kinh doanh của khu vực Bắc-Trung-Nam. Báo cáo trực tiêp cho giám đốc điều hành là giám đốc mỗi cửa hàng Big C.
Trung tâm thu mua: Đứng đầu là Giám Đốc Trung tâm thu mua chịu trách nhiệm về toàn bộ hiệu quả và tiến độ của hoạt động thu mua tất cả các ngành hàng gồm:
+ Ngành hàng Phi thực phẩm chịu trách nhiệm thu mua,tìm nguồn hàng và lập giá thành của các mặt hàng quần áo, giày dép, vải sợi, văn phòng phẩm, điện- điện tử, sản phẩm gia dụng.
+ Ngành hàng tiêu dùng mạnh gồm thực phẩm mặn, thực phẩm ngọt, nước- thức uống, bơ sữa, sản phẩm đông lạnh, hoá mỹ phẩm.
+ Ngành hàng thực phẩm tươi sống gồm thịt, cá, rau củ quả, thức ăn sẵn, bánh mì-bánh ngọt, coffee shop
+ Bộ phận Vệ sinh chất lượng là nơi kiểm duyệt nguồn gốc, xuất xứ, chứng nhận kiểm dịch,…qui cách bao bì, đóng gói, in ấn, tem nhãn của hàng hoá và chất lượng hàng hoá trước khi hàng hoá được phép bày bán ở hệ thống BigC. Đồng thời chịu trách nhiệm về kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm tại khu vực ẩm thực, nơi chế biến thức ăn sẵn bày bán cho khách hàng, kho lạnh bảo quản thực phẩm của mỗi Big C.
Các bộ phận chức năng:
+ Bộ phận hành chính - tài chính: thực hiện việc kiểm soát nội bộ; chịu trách nhiệm về tính hợp pháp và loại trừ rủi ro của hợp đồng thương mại trước khi kí kết; thu thập thống kê theo cấu trúc ngành hàng mặt hàng về giá cả, doanh thu và doanh số nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những bất hợp lí, rủi ro, kiểm soát qui trình thanh lí nhà cung cấp đảm bảo đúng tiến độ,…; giám sát và hỗ trợ kế toán các siêu thị.
+ Bộ phận Marketing: Chịu trách nhiệm xúc tiến các chương trình khuyến mãi, lên kế hoạch thiết kế, in ấn catalogue, liên hệ với các bộ phận liên quan để giải đáp các thắc mắc của khách hàng về chất lượng hàng hoá và dịch vụ ( dịch vụ chăm sóc khách hàng), chương trình e-marketing và phát triển dự án thẻ khách hàng thân thiết. Xây dựng các ý tưởng định vị thương hiệu và hình ảnh Big C trong tâm trí khách hàng.
+ Bộ phận nhân sự: Hệ thống BigC có Giám Đốc nhân sự toàn quốc do tập đoàn Casino bổ nhiệm cùng trụ sở của bộ phận nhân sự toàn quốc đặt tại Hà Nội. Từng Big C lại có Bộ phận nhân sự riêng của mình và hoạt động theo sự điều động và chi phối của Nhân sự toàn quốc. Bộ phận đào tạo và giám đốc đào tạo cũng báo cáo trực tiếp cho giám đốc nhân sự.
+ Bộ phận cung ứng –điều vận chịu trách nhiệm tìm kiếm liên hệ nhà vận chuyển, lập kế hoạch điều động hàng hoá, tồn trữ hàng hóa, thực hiện tốt chuỗi cung ứng hàng hoá đến các siêu thị trên toàn quốc. Bộ phận IT cũng dưới quyền giám đốc cung ứng điều vận nhằm giảm thiểu qui trình ra quyết định.
+ Bộ phận truyền thông và đối ngoại là cơ quan phát ngôn của Big C chịu trách nhiệm truyền thông nội bộ; biên tập nội dung và phát hành các ấn phẩm nội bộ; tổ chức các sự kiện quan trọng như họp báo, khai trương các siêu thị Big C mới, tổ chức công tác liên hệ với giới truyền thông,…
+ Bộ phận mở rộng và phát triển phục vụ cho việc mở rộng hệ thống. Khu vực thuê mướn mặt bằng còn gọi là khu vực hành lang thương mại (shopping mall) là khu vực lối đi sau cửa ra vào , trước khi khách hàng vào khu vực tự chọn., Big C kinh doanh bằng cách cho các cá thể thuê mặt bằng mở gian hàng bán lẻ.
2.1.3 Những danh hiệu và thành tựu gần đây
Big C nhận giải thưởng “Thương hiệu Việt được yêu thích nhất 2012” và giải thưởng “Thương hiệu Vàng"
Ngày 23/12, tại Tp.HCM, hệ thống siêu thị Big C đã vinh dự nhận giải thưởng “Thương hiệu Việt được yêu thích nhất 2012” và giải thưởng “Thương hiệu Vàng được bình chọn 5 năm liên tiếp” do báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức và trao tặng.
Là một trong những giải thưởng kinh tế thường niên, có uy tín trong nước, giải thưởng “Thương hiệu Việt được yêu thích” nhằm tôn vinh những doanh nghiệp có nhiều nỗ lực xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế và xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam.
Các thương hiệu Việt được nhận giải thưởng lần này đã trải qua 2 vòng bình chọn từ độc giả báo Sài Gòn Giải Phóng qua kết quả phiếu bình chọn và điều tra nghiên cứu thị trường.
Big C nhận Bằng khen trong cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Ngày 14/12/2012, tại Hà Nội, Hệ thống Siêu thị Big C đã vinh dự nhận Bằng khen của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vì đã có thành tích xuất sắc trong 03 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2010 – 2012.
Đây là Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2010 – 2012 do Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động tổ chức nhằm đánh giá tình hình, kết quả triển khai thực hiện và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh thực hiện trong thời gian tới, biểu dương, khen thưởng và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong thực hiện Cuộc vận động.
EBT, EBA và EBD nhận giải 1.000 DN nộp thuế thu nhập lớn nhất nước 2012
Ngày 30/11, theo công bố xếp hạng Top 1000 Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam năm 2012 - V1000 do công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Tạp chí Thuế, Tổng Cục Thuế và Báo VietNamNet tổ chức, 3 công ty thuộc Hệ thống siêu thị Big C là EBT, EBA và EBD đã vinh dự được nhận giải thưởng nhờ có đóng góp về thuế thu nhập lớn nhất vŕo ngân sách quốc gia. Đây là lần thứ 3 Big C đạt được danh hiệu này.
Big C Huế nhận bằng chứng nhận nhà tài trợ Festival Huế 2012
Ngày 1/6/2012, tại buổi gặp mặt thân mật giữa Ban tổ chức Festival Huế 2012 và các nhà tài trợ, Big C Huế đã nhận Bằng chứng nhận Nhà tài trợ Festival Huế 2012 do Ủy ban nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế và Ban tổ chức Festival trao tặng nhằm ghi nhận và biểu dương sự đóng góp của Big C trong công tác tổ chức và trong sự thành công của Festival năm nay.
Big C nhận giải nhất cuộc thi Quản lý năng lượng trong công nghiệp và tòa nhà 2011
Ngày 3/3/2012, Hệ thống siêu thị Big C Việt Nam đã đoạtgiải Nhất về Quản lý năng lượng sáng tạo, độc đáovàgiải Khuyến khích Tòa nhà mới và hiện có cho siêu thị Big C Vĩnh Phúctrongcuộc thi Quản lý năng lượng trong
công nghiệp và tòa nhà 2011 do Ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia và sử dụng năng lượng hiệu quả - Bộ Công thương tổ chức. Đây là lần thứ 2 Big C nhận được giải thưởng ý nghĩa này.
Hình 2.4: Những thành tựu và danh hiệu mà Big C đạt được
Giải thưởng Dịch Vụ Tốt Nhất 2010 do độc giả báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn.
Đây là giải thưởng uy tín của báo Sài Gòn Tiếp Thị, được tổ chức thường niên để tôn vinh, giới thiệu những doanh nghiệp tiêu biểu đã chinh phục người tiêu dung, góp phần phát triển nền kinh tế và khẳng định sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam...
Giải thưởng Saigon Times Top 40 Green Value của báo Saigon Times. Giải thưởng Rồng vàng 2010 cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là giải thưởng thường niên do Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch - Đầu tư) và Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức nhằm tôn vinh những đóng góp của các doanh nghiệp FDI đối với nền kinh tế Việt Nam.
Giải thưởng“TPHCM - 100 điều thú vị" là chương trình nhằm phát hiện các giá trị văn hóa tiêu biểu, sản phẩm du lịch đặc sắc để giới thiệu, bình chọn và quảng bá rộng rãi đến du khách trong và ngoài nước hình ảnh một điểm đến : Thành phố Hồ Chí Minh hấp dẫn, thân thiện và an toàn do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Hiệp hội Du lịch TP.HCM phối hợp tổ chức.
Giải “Thương hiệu Việt yêu thích 2010” do bạn đọc Báo Sài Gòn Giải Phóng bình chọn.
Bằng khen của Chủ Tịch UBND Thừa Thiên Huế.
Giải thưởng “Thương mại Dịch vụ Việt Nam – Vietnam Top Trade Services Awards 2010” diễn ra mỗi năm một lần do Bộ Công Thương tổ chức. 2.1.4 Tình hình kinh doanh 2008-2012
2.1.4.1 Mức đóng góp doanh số hàng năm theo ngành hàng
Hình 2.5: Tỉ lệ doanh thu theo ngành hệ thống Big C giai đoạn 2008-2012 (Nguồn: Báo cáo tài chính Big C)
Chú thích:
Theo báo cáo tài chính của Big C được minh họa ở hình 2.5, trong giai đoạn 5 năm 2008-2012 doanh số do hàng tiêu dùng mạnh mang lại cao nhất, chiếm 49,4% đến 54,5% tổng doanh số; kế đến là ngành hàng gia dụng, vải sợi may mặc và thực phẩm tươi sống-chế biến đóng góp từ 11% đến 15%; thấp nhất là ngành điện máy với tỉ lệ 6,3% đến 8,6%.
Nhìn chung mặt hàng điện máy không phải là lợi thế của Big C. Điểm mạnh của Big C là hàng tiêu dùng nhanh (nước các loại, mì gói,dầu ăn, bánh kẹo, bơ sữa, hóa mỹ phẩm,...)
2.1.4.2 Mức đóng góp lợi nhuận hàng năm
Lợi nhuận-Margin (%): Là phần trăm lợi nhuận sau khi trừ thuế. Công thức tính tỉ lệ lợi nhuận cho một loại hàng hóa như sau: Tỉ lệ lợi nhuận = giá bán/(1+VAT)-giá mua
giá bán/(1+VAT)
Tỉ lệ lợi nhuận do các ngành mang lại minh họa ở hình 2.6, ngành FMCG có doanh thu đứng đầu nên cũng đứng đầu ở vị trí đóng góp lợi nhuận. Có sự đổi chiều khi điện máy đóng góp doanh thu thấp nhất nhưng vẫn làm gia tăng lợi nhuận.
Hình 2.6: Tỉ lệ lợi nhuận theo ngành hệ thống Big C giai đoạn 2008-2012 (Nguồn: Báo cáo tài chính Big C) Chú thích:
2.1.4.3 Mức đóng góp chiết khấu hàng năm giai đoạn 2009-2012
Chiết khấu (rebate) là khoản Big C được hưởng trên doanh số mua hàng chưa thuế từ nhà cung cấp. Chiết khấu do hàng FMCG đem lại cao nhất và tăng đều qua 4 năm 2009-2012.
Hình 2.7: Tỉ lệ chiết khấu theo ngành hệ thống Big C giai đoạn 2009-2012 (Nguồn: Báo cáo tài chính Big C) Chú thích:
2.2 Phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của hệ thống siêu thị Big C Big C
Dấu ấn thương hiệu.
Nhìn chung Big C là một thương hiệu tên tuổi và uy tín trên thị trường bán lẻ Việt Nam, là ưu tiên lựa chọn hàng đầu cho quyết định chọn nơi mua sắm và tiêu dùng của khách hàng. Chúng ta không thể phủ nhận được Dấu ấn thương hiệu do Big C mang lại từ logo nền xanh cùng sắc chữ đỏ vàng quen thuộc nổi bật không
thể nhầm lẫn được cho đến slogan „„Giá rẻ cho mọi nhà„„‚„„Tiết kiệm chi phí-Tôi chọn Big C„„ cùng với hàng hóa và dịch vụ chất lượng
Bộ phận phát triển ý tưởng phòng marketing đã xây dựng những thương hiệu sản phẩm riêng gắn liền với Big C với kí tự „„B„„ như Bbread- dòng bánh cao cấp